TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J.S MILL
3.1. Những giá trị, hạn chế của tƣ tƣởng chính trị của J.S Mill
3.1.2. Hạn chế của tư tưởng chính trị của J.S Mill
Mỗi học thuyết chính trị là sản phẩm của một thời đại nhất định, đồng thời là sản phẩm của cá nhân nhà tư tưởng nên đều mang dấu ấn của thời đại và chịu ảnh hưởng từ hệ tư tưởng của giai cấp của tác giả. Vì thế, tư tưởng chính trị của J. S. Mill không thể tránh khỏi những hạn chế mang tính lịch sử của đời sống chính trị thế kỷ XIX, đồng thời J. S. Mill là nhà tư tưởng tư sản nên lý luận của ông vẫn còn mang định kiến giai cấp.
Thế kỷ XIX là giai đoạn nở rộ của triết học thực chứng, tiếp thu và phát triển tư tưởng triết học thực chứng của August Comte, J. S. Mill đã sáng tạo một phong cách thực chứng mới - thực chứng chính trị học. Tuy nhiên, khi sử dụng chủ nghĩa Thực chứng làm phương pháp luận để nghiên cứu chính trị học, J. S. Mill cũng chịu ảnh hưởng từ hạn chế chung của chủ nghĩa Thực chứng đó là lập trường duy tâm trong quan niệm về chính trị, xã hội. A. Comte chia tiến trình lịch sử xã hội thành 3 giai đoạn nhận thức, tương ứng với 3 thời đại lịch sử là giai đoạn thần học, giai đoạn siêu hình và giai đoạn thực chứng. J. S. Mill cũng
không vạch ra được cơ sở và nguồn gốc sâu xa của nhiều biến cố lớn trong đời sống chính trị, xã hội. Về bản chất, chủ nghĩa Thực chứng dù biểu hiện dưới hình thức là thực chứng Xã hội học như A. Comte hay thực chứng Chính trị học như J. S. Mill thì cũng chỉ là sự phản ánh các giai đoạn trong lịch sử tư tưởng của giai cấp tư sản, đáp ứng nhu cầu xây dựng chính thể sau thắng lợi của cách mạng tư sản. Khi cuộc cách mạng tư sản hoàn thành và giai cấp tư sản đã xác lập được sự thống trị đối với xã hội, họ cần cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật với mục tiêu phát triển sản xuất và cần các tư tưởng về xây dựng chính thể để củng cố địa vị của mình. Như vậy, xét trên bình diện chính trị - xã hội, chủ nghĩa Thực chứng thực ra là sự biện hộ cho trật tự xã hội tư sản, phủ nhận đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. Theo quan điểm thực chứng của A. Comte, cả cách mạng và phản cách mạng đều đáng phê phán như nhau vì cách mạng hướng đến tiến bộ nhưng phá vỡ trật tự, còn phản cách mạng hướng đến trật tự nhưng không bao gồm sự tiến bộ. A. Comte chủ trương xây dựng một xã hội "Tình yêu - Trật tự - Tiến bộ" để phản bác cách mạng xã hội. J. S. Mill mặc dù không đồng ý với A. Comte ở luận điểm này nhưng lại nhân danh chính thể đại diện để phủ định vai trò của quần chúng nhân dân lao động. Ông coi các quyền tự do, dân chủ là do chính thể tạo dựng và ban phát cho quần chúng chứ không phải là sản phẩm giành được từ cuộc đấu tranh giai cấp của quần chúng.
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khắc phục được những hạn chế này bằng lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, trong đó chỉ ra rằng các hình thái kinh tế - xã hội vận động phát triển từ thấp đến cao, lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi phương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội, thay đổi một chế độ xã hội.
J. S. Mill là người ủng hộ nhiệt thành cho tự do cá nhân, tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao các giá trị về tinh thần tự do chủ nghĩa của ông, chúng ta cũng nhận thấy rằng, các nguyên tắc tự do mà ông nêu lên vẫn mang đậm dấu
ấn chủ quan. Mặc dù ông có nêu ra một số mối quan hệ giữa tự do cá nhân và xã hội nhưng nhìn chung sự ràng buộc đó còn mang tính lỏng lẻo, thiên về phía tuyệt đối hóa tự do cá nhân. Trong khi đưa ra luận điểm cần hạn chế quyền lực nhà nước và gia tăng quyền tự do cho cá nhân vì có những việc bản thân cá nhân thực hiện sẽ tốt hơn là chính phủ thực hiện, ông lại không căn cứ vào thực trạng xã hội với những quan hệ phức tạp giữa các cá nhân và những con người cá nhân cũng hoàn toàn khác nhau. Từ đó, vô hình trung dẫn đến việc lý tưởng hóa phẩm chất cá nhân một cách thái quá. Thực tế cho thấy, không phải mọi cá nhân đều thuần nhất về bản tính và nhân cách. Sẽ có những cá nhân sẽ lợi dụng quyền tự do vì lợi ích riêng của bản thân, bất chấp lợi ích của cộng đồng. Họ sẵn sàng làm những việc tổn hại hoặc đe dọa lợi ích chung của cộng đồng và người khác. Vì thế, tinh thần đề cao tự do cá nhân của J. S. Mill mang tính lý tưởng, ít có khả năng trở thành hiện thực.
Dựa trên nguyên tắc công lợi, ông nêu quan điểm về tự do cá nhân là cá nhân phải được tự do làm tất cả những điều không tổn hại đến lợi ích của người khác. Quan điểm này cũng bộc lộ những thiếu sót không tránh khỏi bởi lẽ rất khó tạo ra một cơ sở chung để đo lường sự tổn hại mà cá nhân có thể gây ra cho xã hội. Ông cũng không nêu ra một chế định nào đảm bảo cho mối quan hệ cá nhân - xã hội. Do đó, lập luận của ông trên khía cạnh này khá mơ hồ, thiếu căn cứ thực tế. Điều này tạo nên kẽ hở cho lối tự do vô chính phủ. Ngoài ra, ông cũng quá coi trọng nguyên tắc công lợi, trong khi đó chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ cho việc xây dựng một xã hội tự do bền vững.
Tư tưởng chính trị của J. S. Mill còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Duy lý (Rationalism) phương Tây, nhấn mạnh vai trò của lý trí con người, coi chân lý là giá trị cao nhất mà trí tuệ con người cần hướng tới. Khi lý giải về sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội, ông không chỉ rõ nguồn gốc sâu xa của nó mà chỉ nhìn nhận như một hiện tượng. Vì vậy, ông cho rằng quá trình này diễn ra theo
một đường thẳng, hướng từ tiến bộ đến văn minh. Khi con người cá nhân có được tự do, tất yếu xã hội sẽ tiến vào kỷ nguyên văn minh. Tuy nhiên, thực tế lại diễn ra không đúng như nhận định của ông. Lịch sử thế kỷ XX đã cho thấy sự phát triển xã hội là một quá trình quanh co, phức tạp. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) được khơi nguồn ở những nước mà các giá trị về dân chủ, tự do vốn được đề cao. Mill đặt niềm tin vào phẩm chất biết sửa sai của con người thông qua thảo luận và trải nghiệm, tuy nhiên, những trải nghiệm từ khói lửa của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất không ngăn được thế giới văn minh lao tiếp vào đại chiến lần hai với mức độ tàn khốc hơn. Chiến tranh thế giới lần thứ hai là một minh chứng cho những khiếm khuyết về kinh tế, chính trị trong lòng xã hội tư sản. Vì thế, mặc dù đề cao tự do cá nhân, tôn vinh các phẩm chất của con người nhưng tư tưởng chính trị của J. S. Mill cũng không phải là lời giải cho bài toán về xung đột xã hội trong lịch sử nhân loại.
Chủ nghĩa Mác-Lênin với thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng khoa học coi lợi ích là cái để thỏa mãn nhu cầu, là động lực kích thích sự phát triển của sản xuất và toàn bộ hoạt động chung của con người. Mác cũng đã nhấn mạnh rằng ―tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ" [12, tr. 109] và ―chính lợi ích là cái liên kết các thành viên của xã hội thị dân với nhau‖ [13, tr. 181]. Vấn đề lợi ích trong chính trị theo chủ nghĩa Mác-Lênin, đó chính là lợi ích giai cấp. Mọi cuộc đấu tranh giai cấp, xét đến cùng, cũng đều là vì lợi ích của các giai cấp khác nhau. Đấu tranh giai cấp, do vậy, cũng là một trong những động lực thúc đẩy lịch sử, thúc đẩy sự phát triển của các xã hội có giai cấp.
Giải thích về vấn đề tự do cá nhân, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng tự do không phải là một chiếc áo mà chính thể cần khoác lên cho quần chúng để tiến vào xã hội văn minh mà tự do chính là sản phẩm của lịch sử phát triển loài người và hơn nữa, tự do cá nhân không không tách rời khỏi tự do của
cộng đồng, "chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có được những phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó chỉ có trong cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân" [13, tr. 109]. Chủ nghĩa Mác-Lênin nhìn nhận con người trong hoàn cảnh hiện thực, tìm kiếm những phương tiện hiện thực để giải phóng con người. Điều đó thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả trong quan niệm về tự do cá nhân.
Nước Anh thế kỷ XIX tuy đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế nhưng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội hết sức sâu sắc. Bên cạnh tầng lớp tư sản giàu có, phần lớn giai cấp lao động sống trong cảnh đói rách, bần cùng. J. S. Mill sinh ra trong một gia đình trí thức trung lưu ở London, do chưa nhận thức hết vai trò, sức mạnh của quần chúng lao động nên trong tư tưởng của ông bên cạnh việc đề cao giáo dục cũng bộc lộ sự hoài nghi sức mạnh của quần chúng lao động, một số luận điểm còn thể hiện tính xem thường giai cấp lao động. Ông viết "họ [công luận] luôn luôn là đám đông quần chúng tức là một thứ tập thể đồng nhất tầm thường" [17, tr. 153]. Đánh giá về chính thể đại diện, J. S. Mill luôn khẳng định chủ thể quyền lực trong chính thể đại diện là dân chúng nhưng ông lại mâu thuẫn với chính lập luận của mình khi coi thường tập thể dân chúng, ông viết: "xu hướng tự nhiên của chính thể đại diện cũng như của nền văn minh hiện đại, là hướng về tập thể tầm thường" [16, tr.
225]. Cùng với sự e ngại số đông quần chúng thất học, J. S. Mill cũng lo sợ sự thao túng số đông ấy bằng một nhóm thiểu số cơ hội khác. Khi đó, dân chủ bị đánh tráo bản chất: "Trong nền dân chủ giả hiệu, thay vì đem lại sự đại diện cho tất cả, lại đưa đến sự đại diện riêng cho những nhóm đa số địa phương, tiếng nói của nhóm thiểu số có kiến thức có thể không có được cơ quan ngôn luận nào hết trong hội đồng đại biểu" [16, tr. 225-226]. Do những hạn chế trong đánh giá vai trò của quần chúng nhân dân trong đời sống chính trị, J. S. Mill chưa thấy được vai trò của lực lượng chính trị quần chúng đông đảo,
chưa chỉ ra những hành động và phong trào cụ thể để lôi cuốn quần chúng tham gia vào hoạt động chính trị thực tiễn. Ông nêu lên tinh thần "thuận nguyện" ở quần chúng nhưng lại không chỉ ra hành động cụ thể mà họ cần thực hiện. Do đó, tư tưởng chính trị của J. S. Mill không bao gồm được tính cách mạng triệt để. Lý giải về cách mạng, J. S. Mill mang quan niệm cải lương, rằng các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội có thể được giải quyết bằng con đường hòa bình, thực ra đó chính là "con đường thứ ba" trong chính trị.
Giữa thế kỷ XIX, giai cấp công nhân ở Anh trưởng thành nhanh chóng qua phong trào Hiến chương. Giai cấp vô sản các nước Tây Âu đấu tranh một mặt nhằm chống lại giai cấp phong kiến, một mặt chống lại chính giai cấp tư sản. Lúc này, họ cần một học thuyết cách mạng và khoa học dẫn đường. Tư tưởng chính trị của J. S. Mill đã không đáp ứng được đòi hỏi này, bởi vì ông không chỉ không nhận thấy được vai trò và sứ mệnh lịch sử của quần chúng mà còn lo ngại họ như một đám đông thất học, bạo loạn sẽ dẫn đến phá hoại. Xuất hiện cùng thời điểm với học thuyết chính trị của J. S. Mill nhưng chủ nghĩa Mác lại nhìn thấy quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Vai trò quyết định của quần chúng nhận dân được khẳng định bằng luận điểm quần chúng là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử đã chứng minh trong các cuộc cách mạng xã hội, quần chúng nhân dân bao giờ cũng là lực lượng cơ bản, đóng vai trò quyết định mọi thắng lợi. Cách mạng là ngày hội của quần chúng, là sự nghiệp của quần chúng, không có một sự chuyển biến chế độ hay một cuộc cách mạng xã hội nào mà không là hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân. Vì thế, chủ nghĩa Mác không chỉ là phương pháp luận nhận thức khoa học mà còn là vũ khí lý luận mang bản chất cách mạng thực sự.
Với tinh thần đề cao tri thức, J. S. Mill ưu ái và khuyến khích một cách đặc biệt với những cá nhân xuất sắc, những thiên tài. Ông tin rằng, tầng lớp trí
thức ưu tú sẽ là tầng lớp lãnh đạo xã hội để thực hiện yêu cầu cải cách và phát triển. Ý tưởng của J. S. Mill mang bóng dáng của mô hình nhà nước lý tưởng của Plato. Plato phê phán gay gắt nền dân chủ Athens, ông cho rằng, chế độ dân chủ ở Athens là chế độ vô cùng nguy hiểm vì dựa vào đám đông dân chúng không được giáo dục để có thể lựa chọn người tài giỏi ra cầm quyền và ấn định đường lối thích hợp. Ông xây dựng mô hình nhà nước lý tưởng với ba giai cấp tương ứng với từng bản tính và chức năng của mỗi giai cấp: giai cấp lãnh đạo tức là những triết gia trí thức, hai là giai cấp chiến binh tức là những người tham gia vào quan đội cảnh sát và ba là giai cấp thương nhân tức là những người buôn bán và sản xuất lương thực. Plato cũng chủ trương giáo dục cho quần chúng ngay từ lúc còn là đứa trẻ, thông qua các kỳ thi tuyển để phân định ngành nghề và lựa chọn những người đủ trí tuệ để lãnh đạo xã hội. Với những điểm tương đồng như vậy, tư tưởng chính trị của J. S. Mill vẫn chưa thoát khỏi cái bóng quá lớn của chủ nghĩa Dân chủ Plato (democratic Platonism).
Tư tưởng chính trị của J. S. Mill được hình thành trong điều kiện nước Anh ở thế kỷ XIX đã trở thành một nhà nước tư sản phương Tây điển hình nên không thể tránh khỏi hạn chế về lập trường giai cấp. Các vấn đề về dân chủ, tự do, chính thể đại diện mà ông đề cập chủ yếu là những khảo cứu về lịch sử chính trị tại Anh và Mỹ. Vì thế, mô hình chính thể đại diện mà ông xây dựng khá cứng nhắc vì không chú trọng đến yếu tố lịch sử, văn hóa của các quốc gia khác nhau. Với việc giới hạn ở sự tái hiện kinh nghiệm đời sống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây, tư tưởng chính trị của J. S. Mill không thể có tầm ảnh hưởng rộng lớn. Thực tế cũng đã cho thấy, nhà nước pháp quyền tư sản không phải là công cụ để giải quyết tận gốc mọi mâu thuẫn trong lòng xã hội tư sản, cũng chưa bao giờ là nhà nước phúc lợi toàn xã hội nhưu kỳ vọng của J. S. Mill. Trong khi đánh giá hình thức chính thể
đại diện là hình thức lý tưởng nhất được xác lập thay cho hình thức chính thể độc tài, đòi xác lập dân chủ đại diện thay cho dân chủ giả hiệu, ông lại không chỉ rõ các phương tiện để đạt đến hình thức chính thể ấy. Nói cách khác, J. S. Mill thiếu quan điểm thực tiễn khi tiếp cận các vấn đề chính trị, xã hội. Tư tưởng chính trị của J. S. Mill còn chứa đựng yếu tố dân tộc hẹp hòi, ông bảo vệ các quyền dân chủ, tự do cho người dân Anh nhưng lại bỏ quên việc bảo