Bài học về đổi mới và hoàn thiện thể chế chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 99 - 102)

TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J.S MILL

3.2. Bài học tham khảo đối với Việt Nam

3.2.1. Bài học về đổi mới và hoàn thiện thể chế chính trị

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhà nước ta kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, để từng bước hoàn thiện mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chúng ta nghiên cứu và học tập tư tưởng chính trị của J. S. Mill như một phần của lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây cận - hiện đại.

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể tham khảo những đề xuất về việc tổ chức, vận hành các cơ quan quyền lực trong chính thể đại diện sao cho đảm bảo nguyên tắc quyền lực tối thượng thuộc về dân chúng của John Stuart Mill. Hiến pháp năm 2013 khẳng định quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là

liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Hiến pháp cũng xác định ba bộ phận hợp thành quyền lực nhà nước bao gồm: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho quyền lực của nhân dân, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Sự phân định 3 loại quyền lực nhà nước của Hiến pháp năm 2013 đòi hỏi chúng ta cần có những sửa đổi, bổ sung trước hết là trong quan niệm về quyền lực nhà nước và về các đặc trưng của nhà nước pháp quyền.

Để Chính phủ làm tốt vai trò là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, thực hiện tốt trách nhiệm của Chính phủ là hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, vấn đề tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trở thành yêu cầu quan trọng. Chúng ta có thể vận dụng quan điểm về sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận cấu thành chính thể đại diện của John Stuart Mill trong việc đổi mới vai trò giám sát của Quốc hội đối với các lĩnh vực do Chính phủ quản lý. Công tác giám sát của Quốc hội cần đươc cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Quốc hộị.

Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa. Để công cuộc cải cách hành chính đạt được hiệu quả tốt nhất, thiết nghĩ cần bắt đầu cải cách từ nhân tố con người. Trong quá trình vận hành của Chính phủ, trách nhiệm của các thành viên Chính phủ (Thủ tướng, các Phó thủ tướng và các Bộ trưởng) cần được nâng cao, từ đó tăng khả năng xử lí các vấn đề thuộc lĩnh vực mình

phụ trách. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, việc quy trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ đang là một vấn đề hết sức khó khăn. Trách nhiệm thuộc về cá nhân và tập thể không được tách bạch. Do đó, phương hướng giải quyết công việc không đạt hiệu quả cao. Liên hệ với tư tưởng chính trị của J. S. Mill, chúng ta có thể rút ra bài học trong việc xây dựng các thiết chế để quy trách nhiệm cá nhân, từ đó hình thành văn hóa dám chịu trách nhiệm ở mỗi cá nhân trong cộng đồng, chỉ có như thế mới nâng cao hiệu quả của hoạt động chính trị vì đó là hoạt động chịu sự tác động lớn của ý chí cá nhân. Điều này cũng phù hợp với tinh thần phê bình và tự phê bình - một nguyên tắc nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh việc phân định trách nhiệm cá nhân trong hoạt động công quyền thì một nhiệm vụ không kém phần quan trọng của công cuộc cải cách hành chính đó là xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp. Bởi lẽ, yếu tố con người giữ vai trò quan trọng quyết định đến các yếu tố khác, tác động đến sự thành bại của bộ máy. Nếu cán bộ, công chức, viên chức không được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và đạo đưc công vụ thì sẽ dẫn đến công việc kém hiệu quả, thái độ làm việc quan liêu, tắc trách. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống hành chính công. Vì vậy, để bộ máy hành chính vận hành tốt, nhất thiết phải xây dựng được đội ngũ công chức thực sự chuyên nghiệp, được đào tạo nghiệp vụ bài bản và được tuyển chọn thông qua các kỳ thi sát hạch công khai, minh bạch. Nói cách khác, việc "tri thức hóa" đội ngũ công chức giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ cấu và sự vận hành bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay. Từ những ý nghĩa đó, tư tưởng chính trị của J. S. Mill về tầng lớp công chức chuyên nghiệp thể hiện giá trị không thể phủ nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)