Hình thức đưa thơng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 38 - 45)

tuoitre.vn, vnexpress.net và vietnamnet .vn

2.2.3 Hình thức đưa thơng tin

2.2.3.1. Thể loại

khảo sát đều tiến hành tường thuật trực tiếp, cũng chủ yếu là dịch từ các nguồn nước ngoài. Những bài dạng chùm ảnh là rất ít cịn những bài phân tích sâu, bình luận, mang tính định hướng thì vơ cùng hạn chế. Cả ba báo khảo sát đều có các bài phân tích nhưng chủ yếu là tổng hợp các nguồn nước ngoài.

Biên dịch viên Sầm Hoa, báo điện tử Vietnamnet cho biết: “Phân tích, bình luận về mảng quốc tế hiện nay cũng chủ yếu là tổng hợp giữa các nguồn tin nước ngồi. Thực tế thì ít khi đội ngũ làm tin thế giới tự nêu ý kiến của mình về một vấn đề quốc tế nào đó, nhất là khủng bố, trừ khi là lấy ý kiến từ các chuyên gia trong nước, các nhà bình luận”.

Riêng báo Tuổi trẻ là báo điện tử có bài phân tích, bình luận thể hiện quan điểm, ý kiến riêng của người làm báo. Ví dụ như bài Nên xử lý khủng bố IS

như thế nào?, xuất bản ngày 23/3/2016, của tác giả Nguyễn Ngọc Hùng đã

bày tỏ quan điểm riêng của mình trong việc lồi người cần cùng nhau quyết tâm loại bỏ IS ra khỏi cộng đồng văn minh thế giới.

Trong bài viết có đoạn: “Đã đến lúc cả lồi người, khơng phân biệt tơn

giáo, dân tộc, chính kiến phải cùng nhau quyết loại bỏ cái quái thai IS ra khỏi cộng đồng thế giới văn minh. Loại trừ IS phải được nâng lên ưu tiên cấp bách nhất của “các vấn đề tồn cầu”, như chống biến đổi khí hậu, chống vũ khí hủy diệt, chống ma túy và bệnh AIDS!”.

Việc các báo điện tử được khảo sát đều hạn chế các bài phân tích, bình luận có quan điểm riêng của người làm báo hoặc các chuyên gia là điều dễ hiểu. Trước hết là các báo điện tử bị hạn chế bởi nguồn tin, chúng ta phải phụ thuộc vào nguồn tin nước ngồi. Để đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực, các báo điện tử đều rất thận trọng trong việc đăng tải thơng tin lên mặt trang của báo mình.

Tiếp theo, các báo điện tử hiện nay đều chưa có đội ngũ nhân lực chuyên sâu nghiên cứu về các mối quan hệ quốc tế nói chung và khủng bố quốc tế nói

riêng. Chính vì vậy, thiếu vắng đi những cây bút có trọng lượng, có khả năng làm những bài phân tích, bình luận hay, sắc sảo.

2.2.3.2. Hình ảnh

Ảnh chính là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người đọc. Chính vì thế, các hình ảnh trên mỗi tin, bài của các báo điện tử đều có một vị trí quan trọng trong trang báo. Hình ảnh giúp bổ sung thông tin cho bài viết, giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn và thuyết phục hơn. Đối với một tác phẩm báo điện tử, cần thiết phải có yếu tố ảnh. Tạo quãng nghỉ cho mắt khi đọc báo và phù hợp với tâm lý của người đọc báo điện tử hiện nay (đọc lướt).

Đối với các tin, bài về khủng bố quốc tế thì ảnh cũng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Những hình ảnh xác thực sẽ giúp độc giả hiểu một phần nào đó thực tế tàn khốc do khủng bố gây ra, những tội ác không thể dung thứ, những số phận đau thương của người dân nơi khủng bố đi qua, những câu chuyện cảm động giữa con người với con người với nhau trong lúc nguy nan…

Qua khảo sát 3 tờ báo điện tử có thể thấy các báo đều hạn chế sử dụng hình minh họa. Các ảnh được lựa chọn đều là những ảnh sắc nét, có thơng tin, khơng có yếu tố rùng rợn, bạo lực hay chứa đầy máu me... Các bức ảnh được sử dụng đều có chú thích, ghi nguồn ảnh rõ ràng để đảm bảo tính bản quyền.

Biên dịch viên Sầm Hoa, báo điện tử Vietnamnet chia sẻ: “Về hình ảnh sử

dụng thì Vietnamnet sẽ khơng sử dụng những hình ảnh quá bạo lực, dã man, đầy máu me. Trong trường hợp khơng có hình nào khác tốt hơn bên mình sẽ làm mờ những chi tiết nhạy cảm, gây sốc”.

Bên cạnh việc bổ sung thơng tin, tăng tính xác thực mà hình ảnh đơi khi lại chính là nhân tố truyền cảm hứng, chứa đựng câu chuyện xúc động lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng xã hội. Chính vì điều này mà các báo điện tử cũng khai thác triệt để những hình ảnh đem lại cảm xúc cho người đọc với câu

chuyện, ý nghĩa đằng sau đó thay vì chỉ đưa những hình ảnh q khơ cứng về khủng bố.

Ví dụ, tin Bức ảnh lột tả nỗi kinh hoàng của vụ đánh bom Brussels, xuất bản ngày 24/3/2016 trên VnE đã đăng tải hình ảnh một người phụ nữ mặt mũi lấm lem máu và bụi, quần áo rách nát vì sức ép vụ nổ, một chân đặt trên ghế, một chân mất giày với ánh nhìn sợ hãi. Bức ảnh này đã lột tả chân thực nỗi kinh hoàng của vụ tấn công vào thủ đô Brussels, Bỉ đem đến cảm xúc cho người đọc.

Tấm ảnh bộc lộ nỗi kinh hoàng sau vụ tấn công vào sân bay thủ đô Bỉ. Ảnh: Ketevan Kardava

2.2.3.3. Video, đồ họa

Hầu hết các tác phẩm báo chí trên 3 báo điện tử được khảo sát sử dụng text và hình ảnh tĩnh để truyền tải thông tin tới độc giả. Đây là cách đưa tin truyền thống được sử dụng phổ biến từ khi báo điện tử mới ra đời cho tới nay.

Chính vì thế, việc tiếp nhận thông tin thông qua việc đọc đã trở nên nhàm chán, và không mang lại hiệu quả cao.

Việc sử dụng video trong tác phẩm báo chí mang lại cho cơng chúng của loại hình báo điện tử một phương thức tiếp nhận thơng tin hồn tồn mới đó là “xem”. Thông tin được thể hiện bằng các video, clip đó là những chuỗi hình ảnh động nối tiếp nhau, có âm thanh được ghi âm trực tiếp từ hiện trường, từ mỗi câu chuyện trong cuộc sống. Chính cách truyền tải thông tin này, giúp các tác phẩm trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn, mang lại cho người xem cảm xúc thật, như họ đang được tận mắt chứng kiến diễn biến của sự việc, vấn đề đang xảy ra ngoài cuộc sống. Nhờ sự hấp dẫn và sinh động, video kích thích trực quan tới độc giả và thu hút độc giả hơn.

Đồ họa được sử dụng trên các báo điện tử hiện nay như một phương tiện truyền tải thơng tin có hiệu quả và cần thiết. Đặc biệt, trong các lĩnh vực cần thể hiện nhiều số liệu. Từ vài năm nay, đồ họa thông tin tổng hợp được sử dụng nhiều hơn, thể hiện các dạng tin tức đa dạng hơn. Thông tin đồ họa được hiểu là một dạng ngơn ngữ phi văn tự. Đó là những hình ảnh được vẽ và sử dụng trên báo chí, phục vụ cho mục đích truyền tải tin tức, sự kiện hoặc hỗ trợ cho việc thông tin bằng văn tự, lời nói, âm thanh hiệu quả hơn.

Đối với những tin, bài liên quan đến khủng bố quốc tế việc sử dụng các video cùng thông tin đồ họa sẽ giúp độc giả dễ hình dung, dễ hiểu và dễ nhớ thông tin hơn. Bởi lẽ, khủng bố quốc tế xảy ra ở những nước cách xa chúng ta hàng nghìn km, chúng ta khơng thể chứng kiến tận mắt những gì đang diễn ra, chưa kể đến việc khủng bố quốc tế là một phạm trù phức tạp, câu chữ chưa hẳn đã diễn đạt hết được ý nghĩa của sự việc, sự kiện. Do đó, những hình thức trình bày khác sẽ hỗ trợ text để tạo ra chiều sâu, tính thực tiễn cho mỗi một tin, bài.

Chính vì vậy, cả ba báo điện tử khảo sát đều sử dụng video và thông tin đồ họa vào trong các tin, bài nói chung và tin, bài về khủng bố quốc tế nói

riêng để làm tăng tính sinh động, hấp dẫn và thuyết phục hơn. Thông thường, những tin tức liên quan đến vũ khí chiến tranh, hiện trường vụ khủng bố, chân dung nghi phạm... đều có sử dụng video để khắc họa một cách rõ nét và chân thực hơn. Những sự kiện khủng bố quốc tế lớn, có tính chất phức tạp thường sẽ được tóm tắt dễ hiểu, ngắn gọn dưới dạng thơng tin đồ họa.

Tuy nhiên, mức độ sử dụng video và đồ họa ở các báo điện tử được khảo sát là khác nhau. VnE là tờ báo điện tử tích cực sử dụng video và thơng tin đồ họa để đăng tải thông tin khủng bố quốc tế. Theo chia sẻ của phóng viên Như Tâm, mục Thế giới thì thơng tin đồ họa chủ yếu khai thác từ nguồn nước ngồi, giúp trình bày sự việc một cách dễ hiểu hơn, sinh động và hấp dẫn hơn. Trong các bài viết, khi cần thiết, mục sẽ chèn các video vào trong bài kèm theo đó là diễn giải clip ngắn gọn để độc giả các cái nhìn đầy đủ và thực tế hơn về khủng bố quốc tế.

Vietnamnet là tờ báo ít sử dụng video và cả thơng tin đồ họa. Theo chia sẻ của BTV Sầm Hoa, việc sử dụng thông tin đồ họa trong các tin, bài quốc tế nhất là khủng bố quốc tế cịn hạn chế vì thực tế là do áp lực về bài vở, thời gian và nhất là để có một bài thông tin đồ họa cần rất nhiều thời gian và công sức nên để đáp ứng được hiệu suất làm việc, với những tin, bài thực sự cần thiết, Vietnamnet mới sử dụng thông tin đồ họa ở trong bài của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)