Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của thông tin khủng bố quốc tế trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 52)

tuoitre.vn, vnexpress.net và vietnamnet .vn

2.3. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của thông tin khủng bố quốc tế trên

báo điện tử.

2.3.1. Ưu điểm

2.3.1.1. Về nội dung

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy nội dung khủng bố quốc tế trên báo điện tử hiện nay rất phong phú, đa dạng, tin tức nhanh chóng, kịp thời và có những khi là gần như cùng lúc với các trang báo, hãng tin ở nước ngoài.

Nhận xét về ưu điểm của việc đưa tin về khủng bố quốc tế trên báo điện tử hiện nay, nhà báo Bùi Tiến Dũng, trưởng ban Quốc tế báo TTO nói: “Việc

đưa tin hiện nay cũng khá nhanh, gần như bắt kịp với báo chí thế giới, cùng lúc, cùng thời. Thông tin khủng bố quốc tế giờ đây cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tồn diện dưới dạng nhiều kênh như clip, hình ảnh, thơng tin đồ họa, ý kiến hiện trường... Tuổi trẻ có thuận lợi là có hệ thống cơng tác viên, bạn đọc trên khắp thế giới”.

Có thể thấy, các báo điện tử Việt Nam hiện nay đã và đang ngày càng bắt kịp với tình hình phát triển chung của thế giói. Nội dung thơng tin quốc tế nói chung và khủng bố nói riêng ngày càng đa dạng, phong phú hơn nhờ vào việc khai thác triệt để các nguồn tin nước ngồi có được cũng như dựa trên những thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội ở nước ngồi.

2.3.1.2. Về nguồn tin

Có thể thấy, khơng chỉ dừng lại ở những hãng tin lớn, uy tín, các báo điện tử hiện nay cịn tiếp cận nguồn tin dưới nhiều hình thức khác nhau từ các báo địa phương, mạng xã hội cho đến CTV có mặt ở nước ngồi.

Điều này thuận lợi hơn trong việc giúp các báo điện tử kiểm chứng được thông tin, so sánh các nguồn tin khác nhau để đảm bảo tính chân thực, khách quan nhất, khơng phụ thuộc vào 1,2 nguồn dịch cố định nào cả. Tất nhiên đối

với những nguồn tin độc quyền, chúng ta sẽ chấp nhận mua lại hoặc chỉ sử dụng nguồn tin đó mà thơi.

Đội ngũ phóng viên, biên tập viên giờ đây khơng chỉ biết một ngoại ngữ tiếng Anh đang là ngơn ngữ phổ biến trên tồn cầu mà nhiều tòa soạn hiện nay còn chú trọng tuyển thêm nhân sự biết các thứ tiếng khác như tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật…. để đáp ứng nhu cầu thông tin cho độc giả và khai thác được nhiều nguồn tin hơn.

2.3.1.3. Về hình thức

Dựa vào kết quả khảo sát được, có thể thấy, các báo điện tử hiện nay đều vận dụng ưu điểm vốn có của báo mạng để làm đa dạng hình thức trình bày thơng tin, nhất là đối với các vấn đề khủng bố quốc tế vốn được xem là một lĩnh vực khá khó hiểu và nếu như khơng trình bày khéo có thể khiến độc giả hiểu lầm, gây nên sự nhầm lẫn khơng đáng có.

Việc sử dụng video, chùm ảnh, bản đồ, thơng tin đồ họa… hiện nay trong các tin tức nói chung và tin khủng bố nói riêng đã trở nên phổ biến hơn. Điều này đem đến nhiều lợi ích thiết thực: khơng chỉ thu hút độc giả mà cịn khiến tin, bài trở nên dễ hiểu, dễ xem hơn thay vì những con chữ khơ cứng.

Nói về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo đánh giá: “Sử dụng hình thức đa phương tiện, nhất là thơng

tin đồ họa để giảm tải số lượng chữ cũng như tạo ra hình thức đăng tải thơng tinh bắt mắt và hấp dẫn hơn, hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của độc giả hiện nay”.

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Về nội dung

Mặc dù các báo điện tử đều khai thác triệt để mọi nguồn tin nước ngoài để lựa chọn, đăng tải một cách nhanh chóng, khách quan các tin tức quốc tế nói

chung và khủng bố quốc tế nói riêng, nhưng nó lại thiếu những bài mang tính chiều sâu, phân tích và có tính định hướng.

“Về cơ bản là các báo đều dịch lại của nước ngồi, ít những bài có tính chất

định hướng, chuyên sâu và đưa ra những quan điểm mang tính chất dự báo. Cho nên chủ yếu là bị phụ thuộc vào nguồn tài liệu nước ngồi rất nhiều.

Nên có những thơng tin, nếu dịch hồn tồn từ nước ngồi thì có những trường hợp là nó khơng phù hợp với mục đích, tơn chỉ của tịa soạn”.

PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo đưa ra ý kiến của riêng mình.

Khơng chỉ vậy, một số tờ báo điện tử lại đăng tải những thông tin khủng bố không thực sự cần thiết, khơng đem đến nhiều lợi ích cũng như cảm xúc cho độc giả. Do vậy, các báo điện từ cần phải cân đối giữa việc đưa tin thông thường với việc đầu tư chất lượng cho các bài mang tính chuyên sâu hơn, những tin gây được cảm xúc cho độc giả.

Nhà báo Bùi Tiến Dũng, Trưởng ban Quốc tế báo TTO cho biết: “Thông

tin khủng bố quốc tế đôi khi xuất hiện với liều lượng quá là nhiều nó gây nên sự nhàm chán, đem đến sự sợ hãi, lo lắng cho độc giả. Với những bài phân tích, mang tính bình luận, định hướng thì thực sự thiếu vắng những cây bút dày dạn kinh nghiệm, gạo cội, am hiểu vấn đề, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng tin bài”.

2.3.2.2. Về nguồn tin

Hiện tại, các báo điện tử chủ yếu vẫn sử dụng nguồn tin nước ngoài là chủ yếu. Hầu như các báo điện tử hiện nay khơng có phóng viên thường trú tại nước ngoài. Theo kết quả khảo sát, TTO là một trong số ít những tờ báo điện tử cử phóng viên ra nước ngồi tác nghiệp và có CTV ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới.

Nhà báo Bùi Tiến Dũng, Trưởng ban Quốc tế báo TTO cho biết: “Tuổi trẻ

hiện nay khơng có phóng viên thường trú tại nước ngoài, nhưng với những sự kiện quốc tế quan trọng chúng tơi đều cử phóng viên ra nước ngoài, tác nghiệp tại hiện trường. Điều này Tuổi trẻ đã làm từ lâu, kể từ cuộc chiến tranh ở Afghanistan năm 2011.

CTV của báo Tuổi trẻ thì rất nhiều, có mặt ở hầu khắp các nơi trên thế giới. Khi có sự kiện xảy ra thì báo Tuổi trẻ sẽ chủ động liên lạc với các CTV, hoặc CTV sẽ chủ động liên lạc với tòa soạn để hợp tác đưa tin”.

Trong vụ khủng bố ở Bỉ, TTO là tờ báo duy nhất trong số 3 tờ báo điện tử khảo sát là có sử dụng nguồn tin từ CTV ở nơi xảy ra sự việc. Trong khi đó, 2 báo điện tử cịn lại là sử dụng, tổng hợp các nguồn tin từ các hãng thông tấn, các báo điện tử cũng như mạng xã hội. Những bài do CTV TTO gửi từ Bỉ có thể kể đến: Brussels khơng khóc nữa (xuất bản ngày 23/3/2016), một bài

tường thuật của Như Quỳnh, một CTV của báo sống tại Brussels; Tôi đã gặp

những người Bỉ tốt bụng (xuất bản ngày 24/3/2016), bài phản ánh của CTV

Nguyễn Phan Quế Mai; Một nước Bỉ kiên cường và mạnh mẽ (xuất bản ngày 25/3), bài viết và chùm ảnh của CTV Nguyễn Quốc Hoàng gửi từ Brussels…

Có thể thấy, việc sử dụng nguồn tin từ nước ngồi có những hạn chế nhất định. Bàn về vấn đề này, nhà báo Bùi Tiến Dũng. Trưởng ban Quốc tế báo TTO cho biết: “Xuất phát từ đặc thù phóng viên khơng có mặt trực tiếp chứng

kiến, nghe ngóng sự kiện, phụ thuộc vào nguồn tin nước ngồi, tính chính xác cũng bị hạn chế, cũng có khi khơng được đảm bảo lắm”.

Bản thân những phóng viên, biên tập viên khi sử dụng nguồn tin nước ngồi họ cũng gặp phải những khó khăn nhất định, khơng phải cứ có nguồn tin nước ngoài là biên dịch thành tin đăng tải trên các trang báo. Nhật Đăng, phóng viên báo TTO chia sẻ rằng: “Khó khăn lớn nhất dĩ nhiên nằm ở chỗ

Tuy vậy, khó khăn lớn nữa là yếu tố chính trị. Thơng thường, bên cạnh các vụ khủng bố cực đoan theo màu sắc tơn giáo, thì chính trị đóng vai trị lớn ở các vụ đâm chém, thanh trừng, giết người hàng loạt.

Người làm báo sẽ gặp khó và buộc phải cẩn thận khi đưa tin về Động Cơ của kẻ khủng bố. Chúng ta có thói quen dùng từ “khủng bố”, “IS”, nhưng thực tế tất cả đều chưa phải nhận định chuẩn xác – do chúng ta quên rằng cơ quan chức năng vẫn đang điều tra vụ việc. Kể cả khi IS nhận trách nhiệm, cũng chưa chắc đúng là tổ chức này làm”.

Do vậy, có thể thấy rằng, việc phụ thuộc vào nguồn tin nước ngồi đã gây ra một số khó khăn, hạn chế nhất định trong việc đưa tin về khủng bố quốc tế. Điều này đòi hỏi bản thân các biên tập viên, phóng viên cũng như là các cấp lãnh đạo cần phải tìm ra giải pháp phù hợp, cẩn trọng hơn trong việc sử dụng nguồn tin và đưa tin.

2.3.2.3. Về hình thức

Việc sử dụng video, chùm ảnh, thông tin đồ họa và các hình thức đa phương tiện khác ở các báo điện tử nói chung và các báo được khảo sát nói riêng là khác nhau. Tuy nhiên, hạn chế chung của các tờ báo này vẫn còn hạn chế về việc khai thác triệt để thế mạnh của video, chùm ảnh hay các thông tin đồ họa.

Rất hiếm các báo đầu tư những video có kèm luôn cả vietsub. Lý giải về điều này, anh Như Tâm, phóng viên ban Thế giới báo VnE cho biết trước áp lực về số lượng tin bày và cần phải đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời nên việc sử dụng video có vietsub bị hạn chế. Chỉ những tin bài nào dưới dạng “bài nằm” chưa cần thiết phải lên ngay thì phóng viên, biên tập viên mới có thời gian để thực hiện.

Bên cạnh đó, thơng tin đồ họa được sử dụng trong các tin, bài liên quan đến khủng bố quốc tế vẫn còn bị hạn chế. VnE là một trong số ít nhưng tờ báo

sử dụng yếu tố này, tiếp đến là TTO còn báo Vietnamnet việc sử dụng vẫn còn rất hạn chế. Điều này là rất thiệt thịi cho độc giả khi bản thân họ khơng được tiếp cận và trải nghiệm nhiều với các hình thức trình bày đa dạng, vốn là thế mạnh của báo điện tử.

2.4. Quy trình sản xuất thơng tin quốc tế của các báo điện tử trong diện khảo sát

2.4.1. Quá trình tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Do đặc thù về đưa tin quốc tế nói chung, khủng bố quốc tế nói riêng, nên đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm mảng này cũng có những đặc điểm riêng biệt. Bên cạnh việc cần có chun mơn nghiệp vụ báo chí thì những phóng viên, biên tập viên làm mảng quốc tế cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng, nhất là cần có vốn ngoại ngữ chắc chắn và có sự hiểu biết nhất định, sâu rộng về mảng quốc tế. Ngoại ngữ phổ biến nhất mà các phóng viên, biên tập viên ở báo điện tử VnExpress (VnE), Vietnamnet, Tuổi trẻ Online (TTO) sử dụng là tiếng Anh. Bên cạnh đó, các báo điện tử hiện nay cũng ưu tiên sử dụng nhân lực giỏi các ngoại ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Pháp...

Ngoài ra, đội ngũ làm tin quốc tế cũng cần nắm chắc những chủ trương, đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta để trang bị cho mình tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng.

Có thể chia quá trình tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên mảng quốc tế thành hai phần:

2.4.1.1. Tác nghiệp tại hiện trường

Trêm thực tế hiện nay, không nhiều tờ báo điện tử của Việt Nam có phóng viên mảng quốc tế thường trú ở nước ngoài, ngoại trừ một số cơ quan báo chí lớn có phóng viên thường trú. Việc tác nghiệp ở nước ngoài thường ở dạng “thỉnh thoảng”, có sự kiện nóng, đặc biệt mới cử phóng viên ra nước ngồi,

cịn lại chủ yếu dựa vào nguồn tin dịch và CTV ở nơi xảy ra sự kiện. Khi nói đến tác nghiệp, dù ở đâu, trong bất cứ hồn cảnh nào thì nhà báo, phóng viên cũng cần tuân theo những quy định nghề nghiệp. Đặc biệt, đối với phóng viên khi tác nghiệp ở nước ngồi để đưa tin về sự kiện khủng bố quốc tế thì cần trang bị cho mình thêm một số kỹ năng khác nữa.

Vốn ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết đồng thời cũng là kỹ năng quan trọng đối với phóng viên khi tác nghiệp ở nước ngồi. Dù tiếng Anh là ngơn ngữ phổ biến trên khắp thế giới nhưng sẽ thuận lợi hơn nếu tịa soạn báo có đội ngũ phóng viên đa dạng về thứ tiếng có thể giao tiếp với lãnh đạo và người dân quốc gia đó, đồng thời khai thác được thơng tin trên báo chí địa phương của họ.

Sự năng động, linh hoạt, nhạy bén, say nghề và có một chút “liều” với những quyết định mang tính táo bạo là rất cần thiết đối với đội ngũ phóng viên, nhà báo làm thông tin sự kiện quốc tế liên quan đến vấn đề khủng bố. Khi tác nghiệp ở nước ngoài, họ đều trở thành những nhà báo “đa-di-năng”, có thể làm được nhiều việc từ quay phim, chụp ảnh, viết bài đến cắt ghép clip…

2.4.1.2. Biên dịch, tổng hợp từ các nguồn nước ngoài

Trên thực tế hiện nay, đa phần thơng tin quốc tế nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng đều sử dụng nguồn tin từ các hãng tin, báo chí nước ngồi. Bởi lẽ, phạm vi phản ánh của mảng thông tin thời sự quốc tế là rất rộng lớn, có thể trải rộng tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi đó, khơng phải cơ quan báo chí nào cũng có điều kiện để cử phóng viên thường trú ở nước ngoài, nhất là những địa điểm nóng. Do vậy, việc sử dụng nguồn tin từ các hãng thơng tấn, tờ báo nước ngối chính là một giải pháp hữu hiệu vừa đảm bảo cập nhật tốc độ cập nhật thơng tin cũng như tính chất đa dạng của thông tin vừa đảm bảo về yếu tố kinh tế.

Thông thường, việc cập nhật các thông tin sự kiện quốc tế nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng do ban Quốc tế hay có nơi gọi là ban Thế giới phụ trách. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên tại ban này sẽ được phân công phụ trách các mảng cụ thể, theo khu vực, các tiểu mục nhỏ trong ban để tiện theo dõi sự kiện, chủ động triển khai tin bài để tránh sót tin.

Hàng ngày, đội ngũ phóng viên, biên tập viên sẽ “quét tin”, lướt các trang tin lớn, uy tín để lựa chọn tin bài. Thơng thường, mỗi một tờ báo điện tử sẽ có tiêu chí lựa chọn tin, bài khác nhau, tùy thuộc vào tôn chỉ, mục đích, định hướng của tòa soạn. Riêng đối với báo TTO, nhà báo Bùi Tiến Dũng, Trưởng ban Quốc tế cho biết: “Trước đây tiêu chí đầu tiên là tin tức phải mới và

nóng. Tuy nhiên hiện giờ, nó khơng cịn là tiêu chí hàng đầu nữa, mà hiện nay việc nó có mang lại cảm xúc gì cho người đọc, tác động đến nhận thức và hành vi của họ mới là tiêu chí được chúng tơi ưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh đó, cịn có các tiêu chí như: nó có ảnh hưởng đến nhiều người hay khơng? có yếu tố về hình ảnh, đồ họa; liên quan đến người nổi tiếng; .... ”

Ngoài ra, một số yếu tố nhạy cảm về mặt chính trị, ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao của nước ta với các nước, yếu tố liên quan đến tôn giáo, sắc tộc…. cũng đều được chú ý và tuyệt đối không được sử dụng. Sự khi chọn được sự kiện phù hợp, các phóng viên, biên tập viên sẽ bắt đầu công đoạn biên dịch. Biên dịch ở đây có nghĩa rằng sản phẩm sau khi hồn thiện đều là những thơng tin, chi tiết đã có sự chọn lọc kỹ càng chứ khơng phải dịch tồn bộ những gì có trong văn bản gốc. Họ chỉ lựa chọn những chi tiết, sự kiện thật sự có ích cho cơng chúng, thu hút được sự quan tâm của độc giả và có hiệu quả tuyên truyền cao.

Đối với cơng đoạn này, ngồi việc cần có nhãn quan chính trị, để biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)