Tương tác của độc giả đối với các tác phẩm báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 49 - 52)

tuoitre.vn, vnexpress.net và vietnamnet .vn

2.2.5. Tương tác của độc giả đối với các tác phẩm báo chí

Một trong những ưu thế nổi bật của báo điện tử so với các loại hình báo chí đó chính là tính tương tác. Tính tương tác thể hiện ở mọi góc độ giữa tờ báo với cơng chúng, giữa nhà báo với công chúng và giữa công chúng với công chúng.

Báo điện tử nhờ thế mạnh của cơng nghệ cao, tính tương tác của độc giả đối với tác phẩm báo chí nói riêng và tịa soạn báo nói chung ngày càng được nâng cao và dễ dàng hơn. Tính tương tác được thể hiện qua các nút like, share bài viết trên các mạng xã hội đang phát triển mạnh trong nước và trên thế giới đó là Facebook, Google+ và Twitter. Bên cạnh đó phần bình luận và gửi mail góp ý cũng góp phần làm tăng tính tương tác của độc giả hơn.

Không chỉ vậy, cũng nhờ vào khả năng tương tác mà mỗi tờ báo mạng có thể thiết lập được các diễn đàn hay thực hiện các cuộc bỏ phiếu, vote cho

công tác điều tra xã hội học một cách đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng hơn. Điều mà trước đây các loại hình báo chí khác khá chật vật và tốn kém cơng sức, tiền của.

Có thể thấy, tính tương tác trên các báo được thể hiện cụ thể như sau: Là một trong những tờ báo điện tử có nhiều người xem nhất, VnE ln chú ý tận dụng và phát huy mọi ưu điểm, lợi thế của internet để tiếp cận công chúng ngày một gần hơn, tăng khả năng tương tác một cách tốt hơn. Ở ngay phần đầu bài viết, các biểu tượng mạng xã hội, hòm thư quen thuộc đối với cư dân mạng được xuất hiện như facebook, twitter, google+, gmail… giúp độc giả có thể chia sẻ bài viết một cách rộng rãi. Đây cũng là một cách thức để tăng số lượng truy cập đối với mỗi bài báo. Qua đó, tác giả cũng như lãnh đạo tịa soạn có thể đánh giá được hiệu quả bài viết có đạt được hiệu quả hay khơng. Phía dưới mỗi bài báo khơng thể thiếu phần bình luận, giúp độc giả bày tỏ trực tiếp ý kiến của mình.

Tất nhiên, những ý kiến phản hồi, bình luận của độc giả phải qua hệ thống kiểm duyệt, xử lý, sàng lọc, lưu trữ của tòa soạn mới hiện lên trang báo. Thơng thường những ý kiến có yếu tố kích động, dùng lời lẽ phản cảm, dung tục, có ý đồ tiêu cực… thì sẽ khơng được hiển thị trang trang báo. Do vậy, không phải ý kiến nào của độc giả cũng được thông qua, mọi thứ đều được kiểm duyệt chặt chẽ. Nhất là đối với tin tức liên quan đến khủng bố quốc tế, có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế nên việc kiểm duyệt cần phải chú trọng hơn, tránh để những ý kiến bình luận có ý đồ xấu định hướng một bộ phận độc giả đi theo chiều hướng ngược lại với tơn chỉ, mục đích của tịa soạn.

Báo TTO cũng sắp xếp tương tự như bên VnE để tăng lượt like và share của độc giả. Còn đối với báo Vietnamnet, việc tương tác với độc giả chủ yếu thể hiện ở nút like và share trên mạng xã hội Facebook và tất nhiên là khơng thể thiếu yếu tố ý kiến bình luận của độc giả.

Phần tương tác với độc giả trên báo Vietnamnet.

Qua khảo sát, có thể thấy báo VnE phát huy tốt hơn tính tương tác của độc giả nhờ vào việc tích hợp các yếu tố mà độc giả có thể tương tác ở trên trang báo. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lời để tác phẩm báo chí cũng như tịa soạn đến gần với nhiều độc giả hơn và qua đó đánh giá được phần nào hiệu quả thông tin của bài viết đối với công chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)