Tăng cường nội dung và làm phong phú hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 69)

tuoitre.vn, vnexpress.net và vietnamnet .vn

3.2. Giải pháp

3.2.2. Tăng cường nội dung và làm phong phú hình thức thể hiện

Để tránh tình trạng thiên lệch trong việc lựa chọn và đưa tin, đồng thời nhằm tăng sức cạnh tranh với các cơ quan báo chí khác, nội dung khủng bố quốc tế trên các báo điện tử cần đa dạng hơn và hình thức thể hiện cần linh hoạt về phong phú hơn.

Đa phần, các chuyên mục Quốc tế hay Thế giới của 3 tờ báo được khảo sát đều có những hạn chế nhất định về mặt nội dung lẫn hình thức thể hiện. Việc đăng tải quá nhiều thông tin khủng bố quốc tế sẽ khiến độc giả cảm thấy nặng nề và nhàm chán. Do đó, thay vì chỉ đưa tin đơn thuần, các tờ báo điện tử hiện nay cần chú trọng nâng cao, đa dạng hóa nội dung thơng tin quốc tế khủng bố.

Khơng chỉ đưa tin một cách khơ khan, mang tính chất thơng báo, liệt kê mà các tờ báo cần chú trọng phát triển những bài viết có chiều sâu, thể hiện được quan điểm, nét độc đáo riêng của từng ngòi bút. Chúng ta cần khai thác những tin, bài đem lại cảm xúc cho người đọc nhiều hơn, đem đến cho người đọc cái nhìn nhiều chiều và tích cực hơn thay vì nói đến khủng bố chúng ta chỉ nói đến chết chóc, những âm mưu toan tính.

Những bài có tính phân tích, bình luận, đề ra giải pháp và có tính định hướng rõ ràng cũng là tuyến bài cần được các tòa soạn báo điện tử quan tâm, chú trọng và đào sâu hơn. Điều nay sẽ tạo ra nét riêng, thế mạnh riêng cho từng tờ báo, đem đến những màu sắc khác biệt trong thị trường thông tin vốn đang bão hịa hiện nay.

Về hình thức thể hiện, nếu chúng ta vận dụng linh hoạt các yếu tố như video, hình ảnh, box thơng tin, Inforaphic (hình đồ họa), timeline (dịng sự kiện ), Slideshow (trình chiếu chùm ảnh), Videographic (đồ họa bằng video có hình, có lời)… sẽ thu hút được độc giả và nâng cao chất lượng thơng tin hơn, đem đến cái nhìn nhiều chiều cho độc giả, giúp người xem dễ xem, dễ đọc và dễ nhớ hơn.

Muốn làm được điều này, đội ngũ quản lý của mỗi tờ báo cần có sự phân công cụ thể, phù hợp với yêu cầu của cơng việc, khả năng trình độ của phóng viên, nhân sự trong tịa soạn mình. Cần tận dụng và phát huy những lợi thế và khắc phục, bồi dưỡng hạn chế của từng phóng viên, biên tập viên giúp họ nâng cao trình độ chun mơn và khả năng sáng tạo trong công việc của mỗi người.

3.2.3. Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo, phóng viên

Trong bất kỳ công việc nào, nhân tố con người ln đóng vai trị quan trọng, quyết định sự thành cơng của cơng việc. Chính vì vậy, việc chú trọng nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, nhà báo là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thơng tin của tờ báo. Công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên để họ trang bị đầy đủ kiến thức xã hội cũng như chuyên môn nghiệp vụ cần được ưu tiên, chú trọng.

Đội ngũ phóng viên, nhà báo cần được trang bị tư tưởng, chính trị vững vàng để nhận thức đầy đủ và chính xác đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có như vậy, họ mới có thể lựa chọn và làm tin quốc tế phù hợp, tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc, gây nên những hậu quả nặng nề.

Nói về yêu cầu đặt ra của tòa soạn TTO đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên mảng quốc tế, ông Bùi Tiến Dũng, Trưởng ban Quốc tế cho biết: “Thứ nhất là am hiểu và yêu thích các vấn đề quốc tế. Thứ 2 là phải có ngoại

ngữ, tiếng Anh là điều đương nhiên rồi. Ngồi ra cịn cần có tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nga... những thứ tiếng hiện nay vẫn cịn đang rất thiếu. Thứ 3 là có khả năng học hỏi, khả năng tác chiến độc lập, có thể đi cơng tác xa ở những nơi khó khăn. Có thể tác nghiệp ở những mơi trường khắc nghiệt. Có khả năng học hỏi những cái mới, thay đổi bản thân. Đó là một số tiêu chí, điểm chung cơ bản”.

Có thể thấy, bản thân những người phóng viên, biên tập viên làm mảng quốc tế phải không ngừng trau dồi vốn ngoại ngữ, sự hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ riêng khủng bố quốc tế để có thể vận dụng linh hoạt vào trong quá trình sản xuất tin bài, mài dũa ngịi bút của mình thay vì chỉ dịch lại tin từ nguồn nước ngoài.

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo cho có quan điểm rằng: “Phóng viên cũng phải hiểu vấn đề nền tảng về quan hệ

quốc tế, am hiểu sâu về vấn đề văn hóa và dân tộc. Phóng viên phải tìm hiểu xem chủ nghĩa khủng bố, nguyên nhân xuất phát từ đâu? Có thể do xung đột về sắc tộc, mâu thuẫn về giai cấp, xung đột về mặt lợi ích ....các nhà báo cần nghiên cứu sâu và cần có đội phóng viên chủ lực”.

Ngồi trình độ về ngoại ngữ, vốn hiểu biết, thì khả năng về nhạy cảm chính trị, nhạy bén với thơng tin và trình độ, năng lực thẩm định thông tin là điều vô cùng quan trọng đối với những người làm báo mảng quốc tế. Điều này phản ánh được năng lực cũng như đạo đức của một người làm báo. Trên thực tế, dưới sự cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt của báo chí truyền thơng, thời gian đưa tin được tính đến từng giây, để thỏa mãn sự hiếu kỳ của công chúng và chạy đua thơng tin giữa các tờ báo mà một số phóng viên, người làm báo đã đưa tin không qua kiểm chứng hoặc thổi phồng tin tức nhằm “giật gân”, “câu khách”, mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất có thể. Điều này là vơ cùng nguy hiểm, nó có thể hình thành dư luận xã hội theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến độc giả và thậm chí là đe dọa an ninh quốc gia, trật tự xã hội.

Nhất là đối với những người làm mảng quốc tế nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng thì càng đặc biệt nguy hiểm. Nếu người làm báo khơng đủ trình độ nhạy cảm chính trị, thiếu tính khách quan, trung thực, mải chạy đua theo thị hiếu, thích làm những tin tức giật gân, xuyên tạc vấn đề thì hậu quả để lại sẽ vơ cùng nặng nề. Chính vì vậy, việc trau dồi trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là vô cùng cần thiết và cần được ưu tiên hàng đầu.

Để nâng cao trình độ đạo đức nghề nghiệp, những người làm báo cần kiên trì giữ vững “tính trung thực, khách quan, tơn trọng sự thật”. Khơng đưa tin sai sự thật, phóng đại, khơng nhìn nhận và giải thích sai tin tức; dẫn dắt cơng chúng với việc bình luận phân tích sự kiện tin tức theo hướng đúng. Những

người làm công tác báo chí cần phải kiên định và lấy “chính nghĩa”, “lý trí”, “lương tri” làm nguyên tắc trong công tác dẫn dắt dư luận. Bên cạnh việc truyền tải sự kiện tin tức, báo chí cịn có trách nhiệm tác động, góp phần định hướng các giá trị văn hoá, tinh thần cho người dân.

Một nhà báo thực thụ sẽ bảo vệ các giá trị nhân văn, nhất là hồ bình, dân chủ, quyền con người, tiến bộ xã hội, giải phóng quốc gia, trong khi vẫn tơn trọng những đặc điểm, giá trị, tính chất riêng biệt của từng nền văn hố, cũng như quyền tự do lựa chọn và theo đuổi hệ thống văn hoá, kinh tế, xã hội, chính trị của từng con người. Do đó, nhà báo cần chủ động tham gia vào quá trình xã hội chuyển hố để trở nên dân chủ hơn, và thơng qua đối thoại, họ đóng góp cho xu hướng đặt niềm tin vào các mối quan hệ quốc tế giúp dẫn đến hồ bình và cơng lý ở khắp nơi, dẫn đến giảm bớt quan hệ căng thẳng giữa các quốc gia, giúp giải trừ vũ khí và phát triển đất nước.

Khơng chỉ phóng viên, nhà báo cần trau dồi bản thân mà mỗi một cơ quan báo chí cũng cần tạo ra môi trường thuận lợi để các nhân viên có thể phát huy hết khả năng và sức sáng tạo của mình. Việc mở ra các lớp đào tạo ngắn hạn, mời các chuyên gia trong lĩnh báo chí quốc tế để đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giúp các phóng viên, biên tập viên có cơ hội mở rộng kiến thức về ngôn ngữ và về chun mơn. Những buổi nói chuyện này sẽ giúp họ có thêm hiểu biết về lĩnh vực mà mình đang làm.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên kiểm tra mức độ hiểu biết và trình độ chuyên mơn của phóng viên, biên tập viên cũng như đảm đảm bảo tính an tồn trong xuất bản tin bài, tịa soạn báo có thể đề ra các dạng bài test để cho nhân viên làm, đề ra bộ kiến thức chung cho ban quốc tế sẽ giúp đội ngũ nhân viên được rèn luyện và củng cố thêm kiến thức, chun mơn của mình.

Bên cạnh việc những người làm báo cần phải chấp hành những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, thì các tịa soạn báo cũng cần phải chú trọng tiến hành

bồi dưỡng và tập huấn về đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo để giúp họ ngày càng trau dồi, hồn thiện mình tốt hơn từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng tin, bài hơn.

3.2.4. Cần điều tra, nghiên cứu độc giả

Điều này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cho đến nay rất ít các cơ quan báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng chú trọng quan tâm đến vấn đề nghiên cứu nhu cầu của công chúng.

Đa phần, các báo sẽ dựa theo số lượng người xem của từng tin, bài để rút ra nhận xét dựa theo kinh nghiệm của mình để chọn lựa tin, bài phù hợp với nhu cầu của từng độc giả. Tuy nhiên điều này chỉ mang tính thời vụ, khơng đảm bảo tính chân thực, khách quan và tồn diện.

Mỗi cơ quan báo chí cần xác định rõ cơng chúng của mình là ai, họ mong muốn gì, hy vọng gì và chờ đợi điều gì từ phía cơ quan báo chí ấy để từ đó có phương án, kế hoạch, phục vụ cơng chúng của mình một cách hữu hiệu nhất.

Việc điều tra và nghiên cứu nhu cầu của công chúng là điều mà các cơ quan báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng cần đặc biệt chú trọng. Điều này sẽ góp phần giúp ích cho các cơ quan báo chí hiểu được độc giả cần gì, muốn gì và đo lường được hiệu quả thơng tin của báo mình. Từ đó, giúp các cơ quan báo chí đưa ra kịp thời, nhanh chóng và đúng đắn định hướng thơng tin, tránh đưa những thông tin khiến độc giả hiểu sai, tạo ra luồng dư luận tiêu cực.

Cơng chúng quyết định vai trị, vị thế và sức mạnh xã hội của báo chí và nhà báo. Đây là mối quan hệ biện chứng có tác động mạnh mẽ với nhau, bổ trợ cho nhau trong q trình đưa thơng tin, kiểm chứng, sàng lọc thơng tin; là sự trao đổi hàng hóa, là nguồn lực vơ tận, nguồn lực sáng tạo để báo chí tồn tại và phát triển. Nếu khơng có cơng chúng thì sản phẩm báo chí coi như khơng có tác dụng, bởi vì sản xuất ra khơng có người đọc, chương trình phát sóng khơng có người nghe, người xem. Nhà báo mà khơng có cơng chúng thì có thể coi như khơng hành nghề.

Tiểu kết chương 3

Có thể thấy rằng, bên cạnh những thành cơng đã đạt được, báo điện tử nói chung và 3 tờ báo thuộc diện khảo sát nói riêng vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Từ tình hình thực tế, các vấn đề đặt ra đối với các tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay đó là vấn đề chọn lọc thông tin đăng tải, vấn đề kiểm chứng thông tin, vấn đề đa dạng nội dung và hình thức thể hiện và vấn đề chất lượng nguồn nhân lực.

Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, để nâng cao chất lượng thông tin khủng bố quốc tế, góp phần đáp ứng như cầu ngày càng cao của độc giả thì cơng tác chỉ đạo, định hướng cần được tăng cường đối với báo điện tử. Đa dạng hóa nội dung và hình thức thể hiện, tăng sự cạnh tranh thơng tin, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên và điều tra nhu cầu của công chúng là điều hết sức cần thiết mà các tờ báo điện tử hiện nay cần làm.

KẾT LUẬN

Báo mạng điện tử đã và đang có một vị trí quan trọng, khơng thể thiếu trong đời sống xã hội của người dân bởi sức mạnh thực sự của nó. Trong khi đó, khủng bố quốc tế hiện nay là một trong những vấn đề được toàn nhân loại đặc biệt quan tâm và báo điện tử là một kênh thơng tin hàng đầu, góp phần quan trọng trong việc đăng tải thông tin về khủng bố quốc tế đến với độc giả. Với những thế mạnh của mình, thơng tin về khủng bố quốc tế trên báo điện tử đã được cập nhật một cách nhanh chóng, kịp thời, đến gần hơn với cơng chúng báo chí Việt Nam.

Tuy nhiên, với những hạn chế của mình, báo điện tử cũng bộc lộ một số nhược điểm khi đưa tin về khủng bố quốc tế. Hạn chế bộc lộ ở nội dung khi chúng ta hiện nay đa phần phụ thuộc vào nguồn tin của nước ngồi, thiếu đội ngũ phóng viên thường trú ở nước ngồi. Điều này là một thiệt thịi vơ cùng lớn đối với độc giả cũng như là các cơ quan báo chí hiện nay. Việc kiểm chứng thơng tin cũng chính vì thế mà bị hạn chế, nhiều thơng tin đưa lên rất nhanh nhưng thiếu tính xác thực. Hình thức đưa tin vẫn còn hạn chế, đơn thuần, mới chỉ đáp ứng yêu cầu là nhanh chóng, kịp thời nhưng chưa thực sự hấp dẫn. Thiếu những bài mang tính chiều sâu, phân tích, đính hướng mang quan điểm rõ ràng của người viết cũng như của cơ quan báo chí đó. Tất cả thơng tin đưa ra đều ở mức trung lập, chưa có điểm nhấn, ấn tượng nào riêng biệt.

Trong bối cảnh hiện nay, tình hình khủng bố quốc tế diễn ra vơ cùng phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau và lan tỏa ở nhiều nơi trên thế giới. Chính vì vậy, các phương tiện truyền thơng đại chúng nói chung và báo điện tử nói riêng cần phải làm tốt hơn nữa trong việc thông tin về khủng bố quốc tế, khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm của mình để đáp ứng được nhu cầu của độc giả và đi theo tơn chỉ mục đích mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Với những luận cứ, luận điểm đã nêu trong các phần trên, luận văn đã góp một phần nhỏ để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như phân tích thực trạng chất lượng thơng tin khủng bố quốc tế trên ba tờ báo Vietnamnet, VnExpress và Tuoitre Online. Luận văn đã khái quát được những đóng góp mà những tờ báo này đã làm được trong việc thông tin khủng bố quốc tế, đồng thời chỉ ra những hạn chế mà các tờ báo này chưa làm được. Từ đó, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số đề xuất và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thơng tin khủng bố quốc tế trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.

Tác giả hy vọng rằng với những kết quả đã đạt được, luận văn sẽ là một nguồn tài liệu đáng quý cho các phóng viên, biên tập viên, những người làm báo nhất là mảng quốc tế có thể tìm hiểu và rút ra được những kinh nghiệm trong nghề, ngày càng phát huy được năng lực của bản thân để góp phần nâng cao chất lượng tin, bài. Ngồi ra, từ những thơng tin mà luận văn cung cấp, các nhà lãnh đạo, quản lý sẽ đề ra và thực hiện các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực cũng như là định hướng tin, bài một cách phù hợp, khắc phục hạn chế của mình, đưa tờ báo ngày càng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)