Quy trình sản xuất thông tin quốc tế của các báo điện tử trong diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 57)

tuoitre.vn, vnexpress.net và vietnamnet .vn

2.4. Quy trình sản xuất thông tin quốc tế của các báo điện tử trong diện

diện khảo sát

2.4.1. Quá trình tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Do đặc thù về đưa tin quốc tế nói chung, khủng bố quốc tế nói riêng, nên đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm mảng này cũng có những đặc điểm riêng biệt. Bên cạnh việc cần có chuyên môn nghiệp vụ báo chí thì những phóng viên, biên tập viên làm mảng quốc tế cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng, nhất là cần có vốn ngoại ngữ chắc chắn và có sự hiểu biết nhất định, sâu rộng về mảng quốc tế. Ngoại ngữ phổ biến nhất mà các phóng viên, biên tập viên ở báo điện tử VnExpress (VnE), Vietnamnet, Tuổi trẻ Online (TTO) sử dụng là tiếng Anh. Bên cạnh đó, các báo điện tử hiện nay cũng ưu tiên sử dụng nhân lực giỏi các ngoại ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Pháp...

Ngoài ra, đội ngũ làm tin quốc tế cũng cần nắm chắc những chủ trương, đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta để trang bị cho mình tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng.

Có thể chia quá trình tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên mảng quốc tế thành hai phần:

2.4.1.1. Tác nghiệp tại hiện trường

Trêm thực tế hiện nay, không nhiều tờ báo điện tử của Việt Nam có phóng viên mảng quốc tế thường trú ở nước ngoài, ngoại trừ một số cơ quan báo chí lớn có phóng viên thường trú. Việc tác nghiệp ở nước ngoài thường ở dạng “thỉnh thoảng”, có sự kiện nóng, đặc biệt mới cử phóng viên ra nước ngoài,

còn lại chủ yếu dựa vào nguồn tin dịch và CTV ở nơi xảy ra sự kiện. Khi nói đến tác nghiệp, dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì nhà báo, phóng viên cũng cần tuân theo những quy định nghề nghiệp. Đặc biệt, đối với phóng viên khi tác nghiệp ở nước ngoài để đưa tin về sự kiện khủng bố quốc tế thì cần trang bị cho mình thêm một số kỹ năng khác nữa.

Vốn ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết đồng thời cũng là kỹ năng quan trọng đối với phóng viên khi tác nghiệp ở nước ngoài. Dù tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên khắp thế giới nhưng sẽ thuận lợi hơn nếu tòa soạn báo có đội ngũ phóng viên đa dạng về thứ tiếng có thể giao tiếp với lãnh đạo và người dân quốc gia đó, đồng thời khai thác được thông tin trên báo chí địa phương của họ.

Sự năng động, linh hoạt, nhạy bén, say nghề và có một chút “liều” với những quyết định mang tính táo bạo là rất cần thiết đối với đội ngũ phóng viên, nhà báo làm thông tin sự kiện quốc tế liên quan đến vấn đề khủng bố. Khi tác nghiệp ở nước ngoài, họ đều trở thành những nhà báo “đa-di-năng”, có thể làm được nhiều việc từ quay phim, chụp ảnh, viết bài đến cắt ghép clip…

2.4.1.2. Biên dịch, tổng hợp từ các nguồn nước ngoài

Trên thực tế hiện nay, đa phần thông tin quốc tế nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng đều sử dụng nguồn tin từ các hãng tin, báo chí nước ngoài. Bởi lẽ, phạm vi phản ánh của mảng thông tin thời sự quốc tế là rất rộng lớn, có thể trải rộng tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi đó, không phải cơ quan báo chí nào cũng có điều kiện để cử phóng viên thường trú ở nước ngoài, nhất là những địa điểm nóng. Do vậy, việc sử dụng nguồn tin từ các hãng thông tấn, tờ báo nước ngoái chính là một giải pháp hữu hiệu vừa đảm bảo cập nhật tốc độ cập nhật thông tin cũng như tính chất đa dạng của thông tin vừa đảm bảo về yếu tố kinh tế.

Thông thường, việc cập nhật các thông tin sự kiện quốc tế nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng do ban Quốc tế hay có nơi gọi là ban Thế giới phụ trách. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên tại ban này sẽ được phân công phụ trách các mảng cụ thể, theo khu vực, các tiểu mục nhỏ trong ban để tiện theo dõi sự kiện, chủ động triển khai tin bài để tránh sót tin.

Hàng ngày, đội ngũ phóng viên, biên tập viên sẽ “quét tin”, lướt các trang tin lớn, uy tín để lựa chọn tin bài. Thông thường, mỗi một tờ báo điện tử sẽ có tiêu chí lựa chọn tin, bài khác nhau, tùy thuộc vào tôn chỉ, mục đích, định hướng của tòa soạn. Riêng đối với báo TTO, nhà báo Bùi Tiến Dũng, Trưởng ban Quốc tế cho biết: “Trước đây tiêu chí đầu tiên là tin tức phải mới và

nóng. Tuy nhiên hiện giờ, nókhông còn là tiêu chí hàng đầu nữa, mà hiện nay

việc nó có mang lại cảm xúc gì cho người đọc, tác động đến nhận thức và hành vi của họ mới là tiêu chí được chúng tôi ưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh đó, còn có các tiêu chí như: nó có ảnh hưởng đến nhiều người

hay không? có yếu tố về hình ảnh, đồ họa; liên quan đến người nổi tiếng; ....

Ngoài ra, một số yếu tố nhạy cảm về mặt chính trị, ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao của nước ta với các nước, yếu tố liên quan đến tôn giáo, sắc tộc…. cũng đều được chú ý và tuyệt đối không được sử dụng. Sự khi chọn được sự kiện phù hợp, các phóng viên, biên tập viên sẽ bắt đầu công đoạn biên dịch. Biên dịch ở đây có nghĩa rằng sản phẩm sau khi hoàn thiện đều là những thông tin, chi tiết đã có sự chọn lọc kỹ càng chứ không phải dịch toàn bộ những gì có trong văn bản gốc. Họ chỉ lựa chọn những chi tiết, sự kiện thật sự có ích cho công chúng, thu hút được sự quan tâm của độc giả và có hiệu quả tuyên truyền cao.

Đối với công đoạn này, ngoài việc cần có nhãn quan chính trị, để biên dịch tin tức quốc tế từ các thứ tiếng khác nhau thành tiếng Việt, đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần có khả năng tốt về ngoại ngữ và sự chín chắn,

linh hoạt về vốn từ Tiếng Việt. Trong quá trình lựa chọn biên dịch thông tin thời sự quốc tế, đội ngũ này cũng cần phải chuyển ngữ và có cách diễn đạt sao cho thuần Việt nhất để công chúng có thể hiểu được, nắm bắt được chính xác và đầy đủ vấn đề mà thông tin đó đem lại.

Nếu biên dịch theo kiểu “word by word” (dịch “từ sang từ”) thì sẽ gây cảm giác khó hiểu, thậm chí khó chịu cho người đọc, làm giảm chất lượng tin, bài của ban cũng như của toàn trang. Muốn tránh khỏi tình trạng này bản thân phóng viên, biên tập viên phải có vốn từ vựng phong phú, linh hoạt, nắm chắc ngữ nghĩa cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài.

2.4.2. Quy trình sản xuất thông tin tại tòa soạn

Để đảm bảo thông tin quốc tế nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng được đăng tải vừa nhanh chóng vừa có độ chính xác, đáng tin cậy thì không thể thiếu sự định hướng và chỉ đạo sát sao từ Ban Biên tập. Ngoài ra, người đứng đầu bộ phận chuyên trách (thường là các Trưởng ban) cần là người đi đầu nắm chắc những định hướng đó, để quản lý và chỉ đạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên của mình trong những đề tài, sự kiện cụ thể. Việc chỉ đạo và giám sát tin bài cần được thực hiện mỗi ngày nhằm đảm bảo tính thời sự của sự kiện, tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng của sự kiện đó.

Hiện nay, thông thường, đa số đội ngũ phóng viên, biên tập viên là những người giàu kinh nghiệm, “trăm hay”, “tay quen”, có trình độ chuyên môn nhất định và có bản lĩnh chính trị vững vàng nên họ thường chủ động quét tin và lựa chọn tin bài. Trong những trường hợp cần phải cân nhắc, có yếu tố nhạy cảm thì họ sẽ tham vấn ý kiến của lãnh đạo, thường là trưởng ban rồi mới triển khai tin bài.

Trong tòa soạn báo điện tử, mỗi một phóng viên, biên tập viên đều có tài khoản cá nhân để đăng nhập vào hệ thống phần mềm của tờ báo. Trong hệ thống phần mềm này, các phóng viên, biên tập viên sẽ đánh tin bài vào thẳng

cơ sở dữ liệu và chúng được lưu ở chế độ chưa được duyệt. Trong phần mềm nhập bài này, họ có thể thực hiện mọi thao tác như: chèn ảnh và chú thích, tạo box thông tin, chèn clip, lựa chọn vị trí cần đăng bài… rồi chọn chuyên mục cần đây như phân tích, tư liệu…. (mỗi một tờ báo mạng, mảng quốc tế sẽ được phân thành các chuyên mục khác nhau). Khi ấn nút lưu là tin, bài đã được ghi vào đĩa cứng trên một sever.

Hệ thống phần mềm này cũng phân quyền cụ thể. Ví dụ như, phóng viên chỉ được quyền nhập bài mà không được biên tập, chỉnh sửa những bài đã xuất bản; còn biên tập viên thì có quyền vào bài đã xuất bản để biên tập, sửa bài trong khi trưởng ban có quyền gỡ bài đó ra khỏi hệ thống toàn trang….

Sau khi tin, bài đã được phóng viên nhập vào hệ thống, việc duyệt nội dung sẽ được thực hiện bởi đội ngũ biên tập viên, phó ban và trưởng ban, các thư ký tòa soạn, ban biên tập. Đây là công đoạn bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quy trình sản xuất thông tin báo điện tử. Mục đích của công đoạn này là hoàn thiện các tác phẩm báo chí cả về mặt nội dung lẫn hình thức trước khi nó được đem đến cho độc giả.

Công việc duyệt nội dung bao gồm sửa lỗi đánh máy, lỗi chính tả, ngữ pháp, văn phong, bố cục bài viết, chú thích ảnh… và cả kiểm tra, xem xét tính chính xác và độ tin cậy của thông tin. Tất cả đều phải tuân theo tôn chỉ, mục đích, định hướng, chiến lược của tờ báo.

Trưởng ban sẽ là người phụ trách nội dung biên tập, duyệt tin, bài. Tin, bài nào không đạt yêu cầu, trưởng ban sẽ trả lại cho phóng viên, biên tập viên, còn nếu đạt thì sẽ gửi lên cho thư ký tòa soạn. Thông thường thư ký toàn soạn sẽ là người có quyền duyệt và cho xuất bản hầu hết các tin bài. Nếu thấy tin bài nào không đạt, thư ký tòa soạn sẽ trả lại cho phóng viên. Đối với những tin bài có tính chất nhạy cảm, phức tạo thì thư ký tòa soạn sẽ xin ý kiến của ban biên tập trước khi xuất bản.

Hiện nay, với những tờ báo điện tử độc lập, sau khi hoàn thành khâu biên tập thì trưởng ban hoặc thư ký tòa soạn đều có thể xuất bản thông tin lên mạng. Trên thực tế, quy trình sản xuất ở mỗi một tòa soạn lại có sự khác biệt phụ thuộc vào hệ thống hoạt động của tòa soạn đó.

Ở báo VnExpress, quy trình này được thực hiện như sau: phóng viên đẩy

tin, bài > Trưởng ban thế giới đọc, duyệt > Thư ký đọc, duyệt, xuất bản.

Ở báo TTO, quy trình diễn ra phức tạp hơn. Nhà báo Bùi Tiến Dũng,

Trưởng ban Quốc tế báo TTO cho cho biết: “Phóng viên sẽ là người phát hiện đề tài, sau đó sẽ báo lại cho người phụ trách là trưởng ban. Trưởng ban sẽ chọn lọc, thấy những thông tin nào phù hợp với bạn đọc, với tờ báo thì sẽ báo lên tòa soạn, tòa soạn sẽ là người quyết định tin tức nào sẽ xuất hiện trên trang báo rồi triển khai cho phóng viên làm.

Sau khi phóng viên làm xong sản phẩm, biêp tập lần 1 sẽ là trưởng ban, sau đó sẽ gửi cho toà soạn ở đây là biên tập viên, biên tập viên làm xong sẽ chuyển lên cho lãnh đạo tòa soạn, rồi lãnh đạo sẽ gửi cho ban biên tập thường là Tổng biên tập. Khâu tiếp theo sẽ là kiểm tra phần Morat (ngữ nghĩa, chính tả).

Với quy trình sản xuất bất thường, ví dụ có vụ khủng bố bất ngờ xảy ra với mức độ chấn động, khủng khiếp thì sẽ rút ngắn các bước, đảm bảo đưa

thông tin nhanh chóng nhất đến với bạn đọc”.

Ở Vietnamnet, theo biên dịch viên Sầm Hoa, quy trình sản xuất tin quốc

tế nói chung ở ban Thế giới diễn ra như sau: “Đầu tiên, các biên dịch viên sẽ vào các trang tin nước ngoài để tìm tin sau đó sẽ đưa cho Trưởng ban hoặc BTV để duyệt xem có lựa chọn tin đó để làm hay không. Sau khi tin được duyệt, phù hợp với tiêu chí của tòa soạn thì biên dịch sẽ tiến hành dịch tin. Sau khi hoàn thành, biên dịch viên sẽ nhập bài lên hệ thống rồi gửi lên cho BTV. BTV sẽ kiểm tra, biên tập lại rồi gửi cho trưởng ban. Khi mọi thứ đều

Trên thực tế, báo điện tử cũng gặp phải những thách thức khi xuất bản thông tin lên mạng. Báo điện tử chỉ phát hiện một bản duy nhất trên mạng Internet nên nguy cơ bị kẻ xấu thâm nhập và thay đổi thông tin ngay trên máy chủ là rất lớn. Chính vì vậy, bản thân các tòa soạn báo điện tử cần củng cố và phát triển hệ thông an ninh mạng để bảo vệ tờ báo của mình, tránh để kẻ xấu lợi dụng, thực hiện được ý đồ bất chính.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả đã tiến hành khảo sát nội dung và hình thức của ba tờ báo điện tử từ tháng 1 - tháng 6/2016, từ đó đánh giá những thành công, hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến thành công, hạn chế của ba tờ báo.

Về những thành công thì trước hết là các báo đã chủ động, kịp thời đưa tin về khủng bố quốc tế diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Nội dung đăng tải phong phú, đa dạng, đem đến cái nhìn nhiều chiều cho độc giả về vấn đề khủng bố quốc tế hiện nay. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, với ưu điểm vốn có của mình, các báo điện tử đều tận dụng các hình thức khác nhau để đăng tải thông tin một cách sinh động, hấp dẫn, thu hút độc giả hơn.

Bên cạnh những thành công thì trong thời gian qua, các báo cũng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Trước hết là thông tin chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tin từ nước ngoài do chúng ta không có đội ngũ phóng viên thường trú, kinh phí đầu tư cho điều này vẫn còn hạn hẹp. Thiếu những nội dung mang tính định hướng, chuyên sâu do trình độ năng lực của những người làm tin quốc tế còn hạn chế, thiếu những cây bút dày dặn kinh nghiệm. Những tin bài mang tính nhân văn, nhẹ nhàng vẫn còn hạn chế. Các báo vẫn chưa khai thác được hết những hình thức thể hiện tin, bài mới cho sinh động, hấp dẫn hơn. Điều này xuất phát từ áp lực thời gian sản xuất tin bày, chạy đua về mặt thông tin, trong khi việc áp dụng các hình thức tin bài mới thì mất nhiều thời gian và công sức hơn.

CHƢƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN KHỦNG BỐ QUỐC TẾ

TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Những vấn đề đặt ra

3.1.1. Chọn lọc thông tin đăng tải

Có thể nói việc chọn lọc thông tin khủng bố quốc tế để đăng tải là điều hết sức quan trọng và cần được ưu tiên. Không phải những tin tức khủng bố nào cũng đều được đăng tải mà nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cụ thể như tôn chỉ, mục đích của từng tờ báo; sự cân đối thông tin trên toàn trang; yếu tố nhạy cảm về mặt chính trị; tính ảnh hưởng sâu rộng đến công chúng…

Hiện nay, nhiều tờ báo điện tử đang chạy theo số lượng, chạy đua theo thời gian nên đã đưa tin một cách ồ ạt, việc kiểm duyệt chất lượng, kiểm chứng thông tin từ đó cũng bị hạn chế. Ngoài ra, tình trạng đưa tin khủng bố quá lẻ tẻ, không có tính thời sự, không được độc giả quan tâm dễ nảy sinh tâm lý khiến độc giả nhàm chán, mệt mỏi và không có cái nhìn nhiều chiều, sâu rộng hơn.

Trong nhiều trường hợp vì quá chú trọng đến sự kiện khủng bố quốc tế nổi bật như xả súng, đánh bom ở Bỉ…. mà quên đi bức tranh toàn cảnh về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)