Cần điều tra, nghiên cứu độc giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 74 - 99)

tuoitre.vn, vnexpress.net và vietnamnet .vn

3.2. Giải pháp

3.2.4. Cần điều tra, nghiên cứu độc giả

Điều này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cho đến nay rất ít các cơ quan báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng chú trọng quan tâm đến vấn đề nghiên cứu nhu cầu của công chúng.

Đa phần, các báo sẽ dựa theo số lượng người xem của từng tin, bài để rút ra nhận xét dựa theo kinh nghiệm của mình để chọn lựa tin, bài phù hợp với nhu cầu của từng độc giả. Tuy nhiên điều này chỉ mang tính thời vụ, khơng đảm bảo tính chân thực, khách quan và tồn diện.

Mỗi cơ quan báo chí cần xác định rõ cơng chúng của mình là ai, họ mong muốn gì, hy vọng gì và chờ đợi điều gì từ phía cơ quan báo chí ấy để từ đó có phương án, kế hoạch, phục vụ cơng chúng của mình một cách hữu hiệu nhất.

Việc điều tra và nghiên cứu nhu cầu của công chúng là điều mà các cơ quan báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng cần đặc biệt chú trọng. Điều này sẽ góp phần giúp ích cho các cơ quan báo chí hiểu được độc giả cần gì, muốn gì và đo lường được hiệu quả thơng tin của báo mình. Từ đó, giúp các cơ quan báo chí đưa ra kịp thời, nhanh chóng và đúng đắn định hướng thông tin, tránh đưa những thông tin khiến độc giả hiểu sai, tạo ra luồng dư luận tiêu cực.

Cơng chúng quyết định vai trị, vị thế và sức mạnh xã hội của báo chí và nhà báo. Đây là mối quan hệ biện chứng có tác động mạnh mẽ với nhau, bổ trợ cho nhau trong q trình đưa thơng tin, kiểm chứng, sàng lọc thơng tin; là sự trao đổi hàng hóa, là nguồn lực vơ tận, nguồn lực sáng tạo để báo chí tồn tại và phát triển. Nếu khơng có cơng chúng thì sản phẩm báo chí coi như khơng có tác dụng, bởi vì sản xuất ra khơng có người đọc, chương trình phát sóng khơng có người nghe, người xem. Nhà báo mà khơng có cơng chúng thì có thể coi như khơng hành nghề.

Tiểu kết chương 3

Có thể thấy rằng, bên cạnh những thành cơng đã đạt được, báo điện tử nói chung và 3 tờ báo thuộc diện khảo sát nói riêng vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Từ tình hình thực tế, các vấn đề đặt ra đối với các tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay đó là vấn đề chọn lọc thông tin đăng tải, vấn đề kiểm chứng thông tin, vấn đề đa dạng nội dung và hình thức thể hiện và vấn đề chất lượng nguồn nhân lực.

Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, để nâng cao chất lượng thông tin khủng bố quốc tế, góp phần đáp ứng như cầu ngày càng cao của độc giả thì cơng tác chỉ đạo, định hướng cần được tăng cường đối với báo điện tử. Đa dạng hóa nội dung và hình thức thể hiện, tăng sự cạnh tranh thơng tin, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên và điều tra nhu cầu của cơng chúng là điều hết sức cần thiết mà các tờ báo điện tử hiện nay cần làm.

KẾT LUẬN

Báo mạng điện tử đã và đang có một vị trí quan trọng, khơng thể thiếu trong đời sống xã hội của người dân bởi sức mạnh thực sự của nó. Trong khi đó, khủng bố quốc tế hiện nay là một trong những vấn đề được toàn nhân loại đặc biệt quan tâm và báo điện tử là một kênh thơng tin hàng đầu, góp phần quan trọng trong việc đăng tải thông tin về khủng bố quốc tế đến với độc giả. Với những thế mạnh của mình, thơng tin về khủng bố quốc tế trên báo điện tử đã được cập nhật một cách nhanh chóng, kịp thời, đến gần hơn với cơng chúng báo chí Việt Nam.

Tuy nhiên, với những hạn chế của mình, báo điện tử cũng bộc lộ một số nhược điểm khi đưa tin về khủng bố quốc tế. Hạn chế bộc lộ ở nội dung khi chúng ta hiện nay đa phần phụ thuộc vào nguồn tin của nước ngoài, thiếu đội ngũ phóng viên thường trú ở nước ngồi. Điều này là một thiệt thịi vơ cùng lớn đối với độc giả cũng như là các cơ quan báo chí hiện nay. Việc kiểm chứng thơng tin cũng chính vì thế mà bị hạn chế, nhiều thông tin đưa lên rất nhanh nhưng thiếu tính xác thực. Hình thức đưa tin vẫn còn hạn chế, đơn thuần, mới chỉ đáp ứng yêu cầu là nhanh chóng, kịp thời nhưng chưa thực sự hấp dẫn. Thiếu những bài mang tính chiều sâu, phân tích, đính hướng mang quan điểm rõ ràng của người viết cũng như của cơ quan báo chí đó. Tất cả thông tin đưa ra đều ở mức trung lập, chưa có điểm nhấn, ấn tượng nào riêng biệt.

Trong bối cảnh hiện nay, tình hình khủng bố quốc tế diễn ra vơ cùng phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau và lan tỏa ở nhiều nơi trên thế giới. Chính vì vậy, các phương tiện truyền thơng đại chúng nói chung và báo điện tử nói riêng cần phải làm tốt hơn nữa trong việc thông tin về khủng bố quốc tế, khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm của mình để đáp ứng được nhu cầu của độc giả và đi theo tơn chỉ mục đích mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Với những luận cứ, luận điểm đã nêu trong các phần trên, luận văn đã góp một phần nhỏ để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như phân tích thực trạng chất lượng thơng tin khủng bố quốc tế trên ba tờ báo Vietnamnet, VnExpress và Tuoitre Online. Luận văn đã khái quát được những đóng góp mà những tờ báo này đã làm được trong việc thông tin khủng bố quốc tế, đồng thời chỉ ra những hạn chế mà các tờ báo này chưa làm được. Từ đó, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số đề xuất và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thông tin khủng bố quốc tế trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.

Tác giả hy vọng rằng với những kết quả đã đạt được, luận văn sẽ là một nguồn tài liệu đáng quý cho các phóng viên, biên tập viên, những người làm báo nhất là mảng quốc tế có thể tìm hiểu và rút ra được những kinh nghiệm trong nghề, ngày càng phát huy được năng lực của bản thân để góp phần nâng cao chất lượng tin, bài. Ngồi ra, từ những thơng tin mà luận văn cung cấp, các nhà lãnh đạo, quản lý sẽ đề ra và thực hiện các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực cũng như là định hướng tin, bài một cách phù hợp, khắc phục hạn chế của mình, đưa tờ báo ngày càng phát triển hơn và quan trọng là có chỗ đứng vững chắc trong lịng độc giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Bính (2011), Khái niệm khủng bố dưới góc nhìn của các nhà

nghiên cứu, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27, tr.42-49

2. Nguyễn Văn Dân, Ngô Thế Phúc, Hà Vinh (2003), Khủng bố và chống

khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Linh Đức (2003), “Chống khủng bố - Cuộc chiến chưa ngã ngũ”, Báo Kinh tế và Đô thị, (số 21).

4. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

5. Hà Minh Đức (2004), Báo chí- Những vấn đề lí luận và thực tiễn, tập 4,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Đỗ Xuân Hà (1997), Báo chí với thơng tin quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Vũ Quang Hào (2010), Ngơn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

8. Đinh Văn Hường (Tái bản 2007), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thơng tấn, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội

10. Nam Hồng (2001), Khủng bố và chống khủng bố, NXB Lao động

11. Phạm Văn Lợi (Chủ biên), Pháp luật về chống khủng bố của một số nước

trên thế giới, NXB Tư pháp, Hà Nội.

12. Luật Phòng, chống khủng bố (2014), Nxb Chính trị Quốc gia.

13. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng, những kiến thức cơ bản,

Nxb Thông tấn, Hà Nội.

14. Đỗ Mười (1992), Đẩy mạnh sự nghiệp báo chí, xuất bản, nân cao dân trí

phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, Nxb Tư tưởng- văn hóa, Hà Nội.

16. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (tái bản 2007), Cơ sở lý

luận báo chí truyền thơng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Dương Xn Sơn (2012), Lý luận báo chí truyền thơng, Nxb Giáo dục Việt Nam.

18. Nguyễn Văn Thanh (chủ biên), Lady Borton, Trần Phong Hải (2002),

Sách tham khảo: Về chủ nghĩa khủng bố, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Hồ Thắm, Thành Hồng Phương, Trịnh Lê Nam (2006), Khủng bố và

chống khủng bố qua lăng kính báo chí, Nxb Thơng tấn, Hà Nội.

20. Lại Văn Tồn (2004), Sách tham khảo: Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu -

Vấn đề và cách tiếp cận, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

21. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trị lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong

thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Minh Thu - Nguyễn Hòa, Hướng dẫn đọc và dịch báo chí Anh - Việt, Nxb Đại học Quốc gia

23. Vũ Thanh Vân (2014), Truyền thông quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

24. Viện Ngôn ngữ (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

25. Phạm Thái Việt (Chủ biên), Lý Thị Hải Yến (2012), Ngoại giao văn hóa –

Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng, Nxb Chính trị - Hành

chính, Hà Nội.

Tiếng Anh

26. Fawaz A. Gerges (2016), “The Strategic Logic of the ISIS”, Project Syndicate

27. Omar Ashour (2016), “The Islamic State’s European Strategy”, Project Syndicate

28. Shlomo Ben-Ami, (2016)“The Making of Euro-Jihadism”, Project Syndicate

Website 29. http://www.un.org/en/index.html 30. https://www.unodc.org/tldb/en/model_laws_treaties.html 31. https://www.theodysseyonline.com/islam-terror-terrorists 32. https://www.mi5.gov.uk/international-terrorism 33. http://www.mofahcm.gov.vn 34. http://tapchiqptd.vn 35. http://btgcp.gov.vn 36. http://www.antv.gov.vn

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nam

Người được phỏng vấn: Biên dịch viên Sầm Hoa, Báo Vietnamnet

Câu 1: Chị có thể cho biết quy trình sản xuất tin bài quốc tế nói chung ở báo Vietnamnet diễn ra nhƣ thế nào?

Đầu tiên là các biên dịch viên sẽ vào các trang tin nước ngồi để tìm tin sau đó sẽ đưa cho Trưởng ban hoặc BTV để duyệt xem có lựa chọn tin đó để làm hay khơng. Sau khi tin được duyệt, phù hợp với tiêu chí của tịa soạn bọn chị sẽ tiến hành biên dịch. Sau khi hoàn thành, biên dịch viên sẽ nhập bài lên hệ thống rồi gửi lên cho BTV. BTV sẽ kiểm tra, biên tập lại rồi gửi cho trưởng ban. Khi mọi thứ đều ổn thì trưởng ban sẽ là người xuất bản tin, bài.

Câu 2: Nhƣ chị vừa chia sẻ thì tịa soạn có những tiêu chí nhất định để lựa chọn tin quốc tế. Vậy chị có thể chia sẻ cụ thể hơn về những tiêu chí này đƣợc khơng ạ?

Phải là những tin thật là nóng thì bọn chị sẽ làm. Còn những tin ở tận châu Phi, ở Nam Mỹ, khơng sát sườn với mình q thì mình sẽ khơng làm những tin như thế. Riêng đối với tin khủng bố thì cũng có những tiêu chí nhất định. Trước hết là vụ khủng bố đó phải ảnh hưởng lớn. Ví dụ xảy ra tại Mỹ, tại Nga mà số lượng thương vong ít thì mình sẽ vẫn đưa, còn nếu xảy ra tại Pháp, Anh hay Đức thì số lượng thương vong phải lớn, mức độ ảnh hưởng lớn thì mình sẽ làm.

Câu 3: Chị có thể cho biết nguồn tin mình hay lựa chọn để làm tin khủng bố quốc tế?

Có một số hãng tin bắt mình phải mua tin mà mình khơng mua thì mình sẽ khơng lấy như bên Vietnamnet là không sử dụng nguồn tin AFP. Chủ yếu bọn chị sử dụng nguồn từ AP, BBC, Reuter... Thông thường sự việc xảy ra ở đâu

bọn chị sẽ sử dụng nguồn từ hãng thơng tấn của nước đó thì thơng tin sẽ xác thực hơn. Ví dụ như khủng bố xảy ra ở Nga, bọn chị sẽ dùng hãng tin RT hay Sputnik; nếu xảy ra ở Trung Quốc thì chủ yếu sẽ dùng nguồn từ Tân Hoa xã, còn nếu ở Mỹ sẽ là Reuters, Fox News...

Câu 4: Bên Vietnamnet có phóng viên thƣờng trú ở nƣớc ngoài hay CTV ở bên ngồi hay khơng?

Bên Vietnamnet khơng có phóng viên thường trú ở nước ngồi. Cịn CTV, khi nếu mà xảy ra các vụ khủng bố lớn thì bên chị cũng liên hệ với CTV nếu có để bổ sung thơng tin hoặc ảnh cho mình. Ví dụ nếu vụ khủng bố xảy ra ở Anh thì ban quốc tế sẽ liên hệ với CTV bên đó để tìm hiểu xem tình hình cụ thể, xem có người Việt bên đó thương vong hay khơng hoặc mọi thứ đã ổn định chưa. Tuy vậy, nguồn tin từ CTV mà ban sử dụng cũng không được thường xuyên và phong phú cho lắm.

Câu 5: Khi một vụ khủng bố xảy ra, ban quốc tế thƣờng triển khai nội dung tin bài nhƣ thế nào?

Khi một vụ khủng bố xảy ra, nhất là những vụ lớn, có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ thì ban sẽ lập tức tiến hành cập nhật trực tiếp về con số thương vong, diễn biến, quy mơ ảnh hưởng.... Sau đó sẽ triển khai các bài liên quan xung quanh như thủ phạm, các nước lên án, câu chuyện cảm động... Ví dụ như một hình ảnh cảm động, ai giúp đỡ ai, hy sinh thầm lặng...

Câu 6: Khi làm tin về khủng bố quốc tế, chị nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?

Về thuận lợi thì điều dễ thấy nhất là khi có vụ khủng bố xảy ra là bọn chị đã có thể triển khai nhanh chóng theo một mơ típ như đã nói ở trên. Về khó khăn thì trước hết đối với những vụ khủng bố lớn chưa tìm ra được hung thủ thì ban quốc tế sẽ phải theo dõi liên tục, có thể kéo dài trong nhiều ngày như

thế sẽ rất mệt mỏi. Và chúng ta hiện nay chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nước ngoài nên cần phải quét tin liên tục tránh bỏ lỡ, bỏ sót tin.

Câu 7: Về nội dung ngoài việc đƣa tin về khủng bố quốc tế, mình có ƣu tiên các bài phân tích, bình luận hay khơng?

Phân tích, bình luận về mảng quốc tế hiện nay cũng chủ yếu là tổng hợp giữa các nguồn tin nước ngồi. Thực tế thì ít khi bọn chị tự nêu ý kiến của mình về một vấn đề quốc tế nào đó, nhất là khủng bố, trừ khi là lấy ý kiến từ các chun gia trong nước, các nhà bình luận. Thơng thường biên dịch viên sẽ chỉ dịch và tổng hợp tin.

Câu 8: Về hình thức trình bày trong tin khủng bố quốc tế, bên mình thƣờng sử dụng nhƣ thế nào?

Khi mình làm tin về khủng bố quốc tế, muốn cho độc giả dễ hiểu hơn về quy trình xảy ra vụ khủng bố thì bọn chị sẽ sử dụng inforgraphic. Còn về video thường thì bên chị sẽ đăng video gốc rồi diễn giả ở phía dưới nói về nội dung của video, ít khi bọn chị làm sub ln trong video vì áp lực thời gian lên tin bài.

Về hình ảnh sử dụng thì bọn chị sẽ khơng sử dụng những hình ảnh quá bạo lực, dã man, đầy máu me. Trong trường hợp khơng có hình nào khác tốt hơn bọn chị sẽ làm mờ những chi tiết nhạy cảm, gây sốc. Về vấn đề giật tít thì sẽ khơng được rùng rợn, phóng đại q.

Câu 9: Sắp tới, ban quốc tế có định hƣớng cụ thể nhƣ thế nào để nâng cao chất lƣợng tin bài hay không?

Bên chị thường sẽ theo thị hiếu của độc giả, tức là vấn đề gì độc giả họ quan tâm bọn chị sẽ chú trọng làm. Ngay cả khi đó là vụ khủng bố lớn nhưng độc giả họ không quan tâm bọn chị cũng sẽ không đưa tin dày đặc quá. Còn đối với những vụ độc giả quan tâm, bọn chị sẽ tìm kiếm, đăng tải mọi chi tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 74 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)