Đối với các nước láng giềng có chung biên giới đất liền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Vận dụng nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh để bảo vệ chủ quyền

2.2.1. Đối với các nước láng giềng có chung biên giới đất liền

Các nước láng giềng có chung bên giới với Việt Nam bao gồm: Trung Quốc, Lào, Cam -pu -Chia. Đối với các nước này, Việt Nam cần quan tâm đặc biệt xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác bền lâu với các nước láng giềng có chung biên giới đất liền, xây dựng, củng cố đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển.

Quan hệ với các nước láng giềng có vai trò hết sức quan trọng. Giải quyết tốt được mối quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng có chung biên giới là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị, tạo ra được đường biên giới “pháp lý” và “hòa bình”, môi trường hợp tác và giao lưu cùng nhau phát triển. Đồng thời chống lại được âm

mưu chia rẽ, lợi dụng các nước láng giềng làm bàn đạp bao vây, cấm vận về kinh tế, quân sự… của các thế lực từ bên ngoài gây mất ổn định tình hình biên giới và chính trị trong nước. Các nước láng giềng hợp tác với nhau sẽ giải quyết tốt được các vấn đề về an ninh, buôn lậu qua biên giới, các nguồn lợi chung như nguồn lợi về vùng biển chồng lấn, nguồn lợi thủy điện, du lịch.

Đối với nước láng giềng Trung Quốc:

Trung Quốc là nước láng giềng với Việt Nam, có nhiều điểm tương đồng về văn hoá - chính trị. Hiện nay, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Trung Quốc ngày càng có vị thế trong quan hệ quốc tế. Trung Quốc ngày càng lớn mạnh cùng với vai trò ủy viên thường trực Liên hợp quốc đã có tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế thế giới và các mối quan hệ quốc tế. Trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như đối ngoại của các nước lớn hiện nay nhiều nước đã luôn luôn phải tính tới yếu tố “Trung Quốc”, đối với Việt Nam giải quyết tốt mối quan hệ Việt – Trung trong quan hệ quốc tế, hợp tác và ngoại giao bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay quả là một vấn đề không đơn giản.

Nhìn lại lịch sử quan hệ ngoại giao Việt- Trung ta thấy luôn luôn biến động và phức tạp, sự phức tạp này các nhà nghiên cứu nhận định chính là do yếu tố “chủ nghĩa nước lớn Trung Quốc” tri phối. Trong những năm kháng chiến Trung Quốc trợ giúp Việt Nam rất nhiều về vũ khí, quân trang, chuyên gia… Việt Nam coi Trung Quốc là anh em xã hội chủ nghĩa, láng giềng thân thiện, nhưng ngay trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc cũng có những chính sách ngoại giao không ủng hộ cách mạng Việt Nam như vấn đề giữ hàng hóa, vũ khí viện trợ của Liên Xô cho cách mạng Việt Nam, hay thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn, bắt tay với Mỹ để thỏa thuận vấn đề lợi ích của Trung Quốc mà không tính đến lợi ích của Viêt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, Trung Quốc lại gây ra cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung, làm cho quan hệ hai bên thêm căng thẳng, nhiều bất đồng. Cho tới những năm gần đây quan hệ Việt – Trung mới đi vào ổn định và có

nhiều tiến triển tốt đẹp. Như vây, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có quan hệ lâu đời trong lịch sử, sau hơn một thập niên quan hệ Việt – Trung bị băng giá đến nay quan hệ hai nước đã từng bước đi vào thế phát triển ổn định.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn luôn trú trọng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc cũng là để giữ vững hòa bình và chủ quyền lãnh thổ đất nước. Người tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

+ Lợi dụng vị thế và tiềm lực của Trung Quốc để Trung Quốc ủng hộ cách mạng Việt Nam. Trong cách mạng Việt Nam những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, với chính sách ngoại giao tinh tế và mềm dẻo, thân thiện của Hồ Chí Minh đối với Trung Quốc, ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của Trung Quốc về vật chất lẫn tinh thần, Trung Quốc lên tiếng ủng hộ cách mạng Việt Nam trên trường quốc tế, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam và chính quyền cách mạng Việt Nam.

+ Luôn luôn tránh đối đầu, căng thẳng với Trung Quốc; tăng cường quan hệ hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Những xung đột, bất đồng, hiểu lầm giữa Việt – Trung luôn luôn được Bác Hồ giải quyết rất hợp lý và hiệu quả. Năm 1945 – 1946 khi mà Trung Quốc còn dưới sự cầm quyền, thống trị của Tưởng Giới Thạch, Bác đã khéo léo giải quyết được âm mưu can thiệp và gây chiến tranh của Tưởng ở Việt Nam, tránh phải đụng đầu chiến tranh với nước láng giềng lớn Trung Hoa. Bước sang thời kì cách mạng Trung Quốc nắm chính quyền, Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc phát triển mối quan hệ láng giềng thân thiện, anh em xã hội chủ nghĩa “vừa là đồng chí, vừa là anh em”

+ Một số chính sách quan hệ với các nước lớn khác phải luôn chú ý đến phản ứng của Trung Quốc. Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu khẳng định, khi mà Trung – Xô bất hòa (Trung Quốc tấn công biên giới Liên Xô), vậy vấn đề đặt ra là Việt Nam phải theo Trung Quốc hay Liên Xô? Với tài ngoại giao khéo léo và phương pháp ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, Hồ Chí

Minh đã giữ vững được mối quan hệ tốt đẹp với cả hai nước Liên Xô và Trung Quốc, tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất và sự ủng hộ trên trường quốc tế của cả hai nước này

Trong quan hệ và chính sách ngoại giao với Trung Quốc, Việt Nam cần xác định ứng xử với “Trung Quốc” mang tính chất “vừa là láng giềng, vừa là nước lớn”. Việt Nam và Trung Quốc sẽ nằm trong mối quan hệ “anh em, thủ túc”, “môi hở răng lạnh”. Đối với Trung Quốc, Đảng ta nhấn mạnh chủ trương tăng cường đoàn kết, ra sức phát huy điểm tương đồng, thu hẹp bất đồng, tạo nên quan hệ tin cậy và ổn định hơn, mở rộng sự hợp tác ở mọi cấp, mọi lĩnh vực, kể cả quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Kể từ khi bình thường hóa đến nay Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp. Hai nước đã kí 49 hiệp định, 25 thỏa thuận cấp nhà nước. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 8tỷ USD (2005). Cùng với nó là sự đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam không ngừng tăng lên, sự hợp tác về văn hóa, giáo dục, khoa học cũng đạt được bước tiến dài. Đặc biệt là việc xúc tiến ngoại giao để giải quyết những vấn đề nhạy cảm như cắm mốc biên giới trên bộ và trên biển.

Hiện nay lợi dụng tình hình quốc tế và xu hướng hợp tác ổn định lâu dài, Đảng và chính Phủ ta đã hướng tới vấn đề ngoại giao với Trung Quốc để giải quyết những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa hai bên, tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước trong tương lai. Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện giải quyết các vấn đề có liên quan đến chủ quyền cơ bản của quốc gia như: hiệp định phân định và cắm mốc biên giới Việt – Trung trên bộ; hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và hiệp định hợp tác khai thác ở Vịnh Bắc Bộ.

Tuy nhiên, trong quan hệ Việt – Trung vẫn còn những vấn đề bất đồng không dễ giải quyết ngay như vấn đề tranh chấp biển Đông và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Về vấn đề này chúng ta phải có sách lược và phương pháp ngoại giao thật mềm dẻo tinh tế và phải sử

dụng sức mạnh của pháp lý quốc tế, lợi dụng sự tương quan lực lượng giữa các nước lớn đang muốn xâm nhập và khai thác vùng biển Đông của Việt Nam, lợi dụng sự cùng chung lợi ích kinh tế biển Đông giữa các nước trong khu vực. Với tư tưởng chỉ đạo trong quan hệ với Trung Quốc, hết sức tránh đối đầu căng thẳng, vì mục tiêu ổn định, hòa bình, trước mắt có thể phải nhượng bộ, nhưng nhượng bộ có nguyên tắc và giới hạn. Chúng ta cũng phải bắt tay với nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật, Liên Xô, Anh, Pháp… để tạo ra thế và lực trong quan hệ quốc tế, tạo ra thế trận chế ngự và kìm chế lẫn nhau giữa các nước lớn, hạn chế được “chính sách nước lớn bành chướng” của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Đối với Lào và Campuchia

Trong lịch sử cách mạng nước ta, quan hệ Việt Nam với các nước Đông Dương có truyền thống đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau, chính quyền cách mạng ba nước Đông Dương luôn luôn cam kết sát cánh bên nhau, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Trong thời kỳ dưới ách thống trị và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, đã nhiều lần bọn đế quốc và bọn phản động tìm cách chia rẽ, kích động thù hằn dân tộc giữa các nước Đông Dương, nhưng cuối cùng ba nước Đông Dương vẫn đoàn kết bên nhau thành một khối, giúp đỡ lẫn nhau chống lại kẻ thù xâm lược và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây đất nước sau này

Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho quan hệ anh em láng giềng đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. Ngay từ khi tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, Người đã chủ trương đoàn kết và tập hợp mọi lực lượng yêu nước chống chủ nghĩa đế quốc ở Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Người luôn xác định “Đông Dương là một chiến trường”. Người còn khẳng định “ đặc biệt là đối với nhân dân bạn KhơMe và Lào, nước Việt Nam đặt mối quan hệ trên nguyên tắc dân tộc tự quyết. Đã từng chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ba nước lẽ dĩ nhiên phải cùng nhau đấu tranh để cởi

ách đô hộ đó, giúp đỡ lẫn nhau giành lại và duy trì nền độc lập của mình…ba nước sẽ giúp đỡ nhau trong công cuộc kiến thiết và cùng nhau tiến lên trên con đường tiến bộ”. Tại Hội nghị cán bộ về công tác giúp đỡ Lào và Campuchia ngày 15/2/1949 Đảng ta và Bác Hồ đã đề ra bốn phương châm của công tác quốc tế với bạn 1- Không đứng trên lợi ích Việt Nam mà làm công tác với Lào và Miên; 2- Nắm chắc nguyên tắc dân tộc tự quyết, do Lào, Miên tự quyết định lấy; 3- Không đem chủ trương chính sách của Việt Nam ứng dụng vào Lào, Miên như lắp máy; 4- Cần giúp đỡ Lào, Miên để bạn tự làm lấy” [42, 389]

Như vậy, về quan hệ với các nước Đông Dương trong tư tưởng Hồ Chí Minh nổi lên một số nội dung cơ bản sau: Tăng cường đoàn kết cùng nhau chống kẻ thù chung, cùng nhau xây dựng chế độ mới; Chống lại âm mưu chia rẽ, kích động thù hằn dân tộc giữa ba nước Đông Dương; thực hiện chính sách dân tộc tự quyết.

Kế thừa, vận dụng cách ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh, hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam trong chính sách đối ngoại với các nước Đông Dương luôn luôn thể hiện lập trường tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh. Đảng ta luôn coi các nước này là bạn bè anh em láng giềng tin cậy của nhau, nằm trong một khối đoàn kết hữu nghị và thống nhất Đông Dương truyền thống. Đảng và nhà nước ta có chủ trương hợp tác một cách toàn diện, lâu dài, bình đẳng trên tinh thần thân ái giúp đỡ lẫn nhau, phát triển mối quan hệ với các nước Đông Dương theo phương châm “ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài

Hiện nay, trong quan hệ với các nước láng giềng này Đảng ta cũng trú trọng giải quyết ngay các vấn đề nhạy cảm dễ bị các thế lực thù địch kích động chia rẽ đoàn kết giữa hai nước, để ngăn chặn và tránh nguy cơ mất ổn định chính trị gây xung đột ở biên giới giữa Việt Nam với các nước bạn (như việc kí Hiệp định biên giới Với Lào (3/2004), với Campuchia (2007)

Đảng ta đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Bởi vì nền văn hóa Lào và Việt Nam có những điểm tương đồng, trong quá trình phát triển có thể hội nhập sâu rộng vào nhau, tương trợ ủng hộ lẫn nhau mà không sợ mất đi những bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc, không sợ du nhập vào những tư tưởng, những nét văn hóa tiêu cực trái ngược hẳn với truyền thống đạo lý của dân tộc và trái ngược với văn hóa phương Đông. Mặt khác do có cùng biên giới với nhau nên chúng ta cũng rất cần thiết hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề về an ninh, quốc phòng ở biên giới

Chính nhờ những chính sách đối ngoại đó của Đảng mà trong quan hệ với các nước Đông Dương chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa kinh tế chính trị quan trọng. Đó là tạo ra được môi trường hòa bình, tránh được các xung đột bất hòa về biên giới lãnh thổ, ngăn chặn được những luận điệu chia rẽ, chống phá khối đoàn kết Đông Dương. Đặc biệt trong thời gian gần đây các nước Đông Dương đã thiết lập được dự án “hành lang Đông – Tây” và dự án “cùng nhau khai thác nguồn lợi sông Mê Kông”, với những dự án này quan hệ buôn bán và vận tải giữa nội địa (Đông Dương) và thế giới ngày càng phát triển, cùng với nó là sự phát triển và khai thác kinh tế du lịch của các nước Đông Dương trên trục “hành lang Đông - Tây” và sông Mê Kông… Tương lai quan hệ với các nước Đông Dương ngày càng phát huy được truyền thống “đoàn kết, tương trợ” và hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp

Như vậy, trong quan hệ với các nước láng giềng Đông Dương, Đảng ta đã biết kết hợp giữa chính trị và ngoại giao, giữa ngoại giao và kinh tế, giữa ngoại giao với an ninh quốc phòng. Mặt khác cũng phân biệt rõ đối tượng quan hệ ngoại giao, xác định các nước Đông Dương luôn luôn là bạn bè láng giềng, tin cậy và với quan điểm hợp tác toàn diện và lâu dài trên tinh thần đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau. Đây chính là sự vận dụng phát triển nguyên tắc ứng xử ngoại giao Hồ Chí Minh.

Như vậy, trong quan hệ với các nước láng giềng có chung biên giới Việt Nam hướng tới sự hợp tác hữu nghị toàn diện, lâu dài, ổn định và bình đẳng đồng thời hướng tới mục đích tạo môi trường hòa bình tránh xung đột trong khu vực, xây dựng và củng cố đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng cùng nhau khai thác và sử dụng các nguồn lợi chung. “Xây dựng, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước láng giềng; Việt Nam có câu bán anh em xa, mua láng giềng gần. Láng giềng gần liên quan chặt chẽ đến an ninh và phát triển của Việt Nam nên quan hệ với láng giềng luôn là hướng ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chính sách của chúng ta là láng giềng thân thiện, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, những bất đồng được giải quyết bằng thương lượng”.

Quan hệ tốt với các nước láng giềng luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi quốc gia. Quốc gia nào cũng cần phải xây dựng quan hệ láng giềng thật thân thiện với nhau có như thế mới giữ được “nội yên, ngoại tĩnh”, từ đó mở rộng được mối quan hệ với các nước khác trên thế giới, tránh được việc nước ngoài lợi dụng nước láng giếng làm bàn đạp tấn công quân sự, hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)