Ứng xử đối với các cường quốc trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Vận dụng nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh để bảo vệ chủ quyền

2.2.3. Ứng xử đối với các cường quốc trên thế giới

Nhận thức sâu sắc hơn những người Việt Nam cùng thời, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của các nước lớn đối với nền

kinh tế và chính trị thế giới, nhận thức được ý nghĩa chiến lược của việc quan hệ với các nước lớn có liên quan đến tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, liên quan đến an ninh quốc gia và phát triển đất nước. Trong quan hệ với các nước lớn Người lưu ý đến vấn đề xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn.

Sau khi giành được độc lập Hồ Chí Minh tìm kiếm sự ủng hộ của các nước Đồng minh, mặt khác cũng lập luận với thế giới và các nước lớn rằng:“một dân tộc đã gan góc...đứng về phe đồng minh...dân tộc ấy phải được tự do, dân tộc ấy phải được độc lập”

Năm 1945 – 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã thể hiện sự vững vàng về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, lợi dụng được mâu thuẫn giữa các nước lớn với nhau cũng như mâu thuẫn nội bộ của mỗi bên, đã tránh được việc xung đột với Tưởng Giới Thạch, không phải đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

Từ những năm 1950 khi quan hệ Xô - Trung có những bất đồng, trong bối cảnh đó Hồ Chí Minh đã khéo léo ứng xử linh hoạt để có thể tranh thủ được sự giúp đỡ của cả Trung Quốc và Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam. Tại Hội Nghị Trung ương 9 khóa III (1963) Bác nói: “ mục đích của ta là vì đoàn kết. Vì đoàn kết mà ta phải đấu tranh. Tranh đấu để đi đến đoàn kết chứ không nói xấu ai... phải làm sao trong Đảng và trong nhân dân giữ được lòng yêu mến và biết ơn các nước bạn anh em... đó là “thiên kinh địa nghĩa”, đồng thời không nên coi sự bất đống là chuyện lạ”

Trong xử lý mối quan hệ với các nước lớn Hồ Chí Minh luôn hết sức tránh đối đầu chừng nào còn có thể tránh được, tìm ra những điểm đồng giữa ta với họ, cũng như những mâu thuẫn giữa họ với nhau không để Việt Nam bị kẹp hoặc cuốn theo trong xung đột giữa các nước lớn, Người luôn trú trọng phương châm quan hệ với các nước lớn “dàn xếp sao cho đại sự thành tiểu sự, tiểu sự thành vô sự”, tranh thủ các nước lớn khác để tập trung chống kẻ thù chính; hết sức tránh gây căng thẳng đối đầu và “không gây thù oán với ai”.

Trong thông cáo tuyên truyền và ngoại giao của trung ương Đảng gửi các xứ ủy nêu rõ “Tuy ta nhận rõ tham vọng của Mỹ và nguy cơ Mỹ nhưng những cái đó chưa trực tiếp đối với ta nên ta vẫn phải lợi dụng triệt để những mâu thuẫn dù nhỏ đến mấy giữa Pháp và Mỹ. Về ngoại giao vẫn tuyên bố thân thiện với Mỹ và vẫn dùng hội Việt – Mỹ làm lợi thế tuyên truyền quốc tế một phần nào” [44,339]. Giữ mối quan hệ với Mỹ lúc đó nhằm ổn định quan hệ với chính quyền thân Mỹ Tưởng Giới Thạch vì trong lúc đó Tưởng vẫn kiểm soát vùng Nam Hoa Trung Quốc

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với các nước lớn trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, vừa hợp tác vừa đấu tranh bảo đảm lợi ích chính đáng của dân tộc. Trong khi tiến hành quan hệ với họ luôn luôn trú trọng phát triển thực lực và nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, tranh thủ mọi điều kiện để tạo lợi thế cho mình, mở rộng nền tảng quan hệ quốc tế của Việt Nam với tất cả các nước khác theo hướng đa phương, đa dạng, không ngừng mở rộng, tập hợp, thu hút mọi lực lượng quốc tế ủng hộ cách mạng Việt Nam.

Nói đến các nước lớn ở đây chúng ta muốn nói tới các nước như: Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp và các nước công nghiệp phát triển như các nước trong liên minh châu Âu EU

Đối với Mỹ:

Hiện nay, Mỹ có vị trí và vai trò rất lớn, là một quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học rất lớn và vị thế trong quan hệ quốc tế của Mỹ rất cao. Lợi dụng thế lực kinh tế và quốc phòng của mình, Mỹ vẫn theo đuổi chính sách bá quyền, âm mưu diễn biến hòa bình, chính sách ngoại giao nước lớn. Những chính sách đối ngoại và chính sách kinh tế của Mỹ ảnh hưởng không nhỏ tới cục diện các mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế chính trị của thế giới

Quan hệ Việt - Mỹ trong những năm chiến tranh là “đối đầu và căng thẳng”. Mỹ coi Việt Nam là một trong những mục tiêu trọng điểm để áp dụng

và thực thi “chiến lược toàn cầu”. Sau giải phóng Miền Nam, quan hệ Việt – Mỹ vẫn tiếp tục căng thẳng do dư âm của chiến tranh để lại cùng với chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam. Nhưng từ sau năm 1995 trở đi, Mỹ đã bỏ chính sách “cấm vận” bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, hai bên đã có những hợp tác về kinh tế – thương mại và cùng nhau giải quyết một số vấn đề do chiến tranh để lại.

Đối với Mỹ, ngay từ những năm 1940, Hồ Chí Minh đã nhận thức được rất rõ vị trí của Mỹ trong mối quan hệ quốc tế. Do vậy, Người đã chủ trương hợp tác với Mỹ, kêu goi Mỹ ủng hộ Việt Minh. Hồ Chí Minh đã đến Côn Minh để gặp Người Mỹ và Người giới thiệu về tổ chức kháng chiến của Việt Nam, yêu cầu Mỹ công nhận Việt Minh. Mỹ chỉ nhận giúp thiết bị điện đài, thuốc men, vũ khí nhẹ, sau đó cử một đoàn công tác nhảy dù xuống Kim Long – Tân Trào giúp huấn luyện kỹ thuật cho quân giải phóng. Tháng 12/ 1947 Bác tuyên bố: “ tuy ta chưa nhận rõ tham vọng của Mỹ và nguy cơ Mỹ nhưng những cái đó chưa trực tiếp đối với ta…. Về ngoại giao vẫn tuyên bố thân thiện với Mỹ và dùng hội Việt – Mỹ làm lợi khí tuyên truyền quốc tế”. Qua đó ta thấy Hồ Chí Minh cũng luôn có chủ trương phát triển quan hệ ngoại giao với Mỹ, lợi dụng vị thế và tiềm lực của Mỹ ủng hộ cách mạng, tránh đối đầu với Mỹ và tránh nguy cơ Mỹ đối với cách mạng Việt Nam

Khi Mỹ trực tiếp xâm lược Miền Nam Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có chính sách đối ngoại rất linh hoạt và sách lược ngoại giao thật tinh tế nhằm khai thác triệt để những nhân tố Mỹ có lợi cho cách mạng, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế và sự phát triển lớn mạnh của cách mạng Việt Nam trên chiến trường quân sự. Đối với Mỹ trong chiến lược ngoại giao của Hồ Chí Minh tập trung vào một nội dung:

+ Vẫn xem Mỹ là một cường quốc, nhưng cũng đánh giá đúng lực lượng Mỹ để tiến hành ngoại giao “Mỹ giàu nhưng không mạnh”; “Đô la, Nguyên tử không ngăn nổi sức mạnh hòa bình của thế gian” [29,263]

+ Sử dụng dư luận Mỹ và dư luận quốc tế để lên án cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam cùng với những lý lẽ quốc tế và đạo lý nhân loại để tiên hành đàm phán với Mỹ

+ Tận dụng thời cơ để đàm phán và ngoại giao với Mỹ và mở mặt trận ngoại giao với Mỹ, lợi dụng mâu thuẫn của Mỹ với Ngụy quyền

Trong quan hệ với Mỹ hiện nay, Đảng ta luôn xác định Mỹ là một nước lớn, một cường quốc tư bản, ta luôn chủ trương “bình thường hóa quan hệ với Mỹ” để khai thác và phát huy những yếu tố Mỹ có lợi, hạn chế những ảnh hưởng và yếu tố Mỹ có hại cho cách mạng Việt Nam

Mỹ luôn âm mưu thực hiện chiến lược toàn cầu, âm mưu thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình. Mỹ hay sử dụng chính sách đối ngoại “dân chủ và nhân quyền” để tấn công vào nền chính trị của Việt Nam. Do vậy, trong quan hệ với Mỹ hai mặt vừa hợp tác và vừa đấu tranh rất rõ rệt, hai mặt đó chủ yếu biểu hiện chủ yếu qua “sự hợp tác về kinh tế và đấu tranh về chính trị”, ngay trong quan hệ về kinh tế với Mỹ chúng ta cũng phải thường xuyên đấu tranh (như vấn đề kiện bán phá giá của Mỹ đối với Việt Nam). Quan hệ ngoại giao với Mỹ chúng ta luôn luôn cảnh giác và hướng tới mục đích bình thường hóa quan hệ với Mỹ là chủ yếu, để Mỹ ít can thiệp vào vấn đề của Việt Nam đặc biệt là về thể chế chính trị, ngoài ra cũng tranh thủ môi trường quốc tế và sự bình thường hóa quan hệ hai nước đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và hàng dệt may sang thị trường Mỹ.

Đảng ta cũng khai thác triệt để sức mạnh của dư luận quốc tế để sử dụng vào mục đích ngoại giao với Mỹ (như vấn đề chất độc Điôxin). Đồng thời cũng tăng cường bắt tay với các nước lớn, các trung tâm kinh tế lớn để hạn chế sự ảnh hưởng và sức ép của Mỹ trong quan hệ Việt - Mỹ

Như vậy, có thể nhận thấy trong chính sách đối ngoại của Đảng ta là không xem Mỹ là đối tác chiến lược như một số nước lớn khác. Đối với Mỹ cần chủ động đối thoại, khuyến khích xu hướng mong muốn duy trì, phát triển quan hệ với Việt Nam, tranh thủ rộng rãi chính giới, doanh nghiệp, các tầng

lớp xã hội, hạn chế sự chống phá của giới cực đoan; xác định khuôn khổ quan hệ ổn định với Mỹ

Đối với Nhật Bản:

Nhật Bản hiện nay là một “siêu cường quốc về kinh tế và khoa học kỹ thuật”, là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới, đang ngày càng trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh của Mỹ và EU. Vị thế của Nhật Bản cũng như tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật của nước này có tác động ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế của thế giới

Trong lịch sử, có thời kỳ nhà yêu nước Phan Bội Châu đã từng sang đặt quan hệ ngoai với Nhật, nhờ Nhật giúp đỡ cách mạng Việt Nam nhưng đã không thành công. Bước sang cuối nhưng năm 1930 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít ở Nhật Bản ra đời và phát triển Nhật đã đẩy mạnh chiến tranh xâm luợc Châu Á-Thái Bình Dương. Từ 1940 – 1945 Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng Việt Nam, sau khi cách mạng Tháng Tám thành công chúng ta đã đánh đuổi được phát xít Nhật dựng nên chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chủ nghĩa Phát xít Nhật bị tiêu diệt, sau giai đoạn chiếm đóng của các nước phương Tây, Nhật tập trung phát triển kinh tế và từng bước vươn lên. Cùng với quá trình đó là việc đẩy mạnh hợp tác ngoại giao với các nước, quan hệ Việt – Nhật ngày càng được xác lập, củng cố và phát triển

Hồ Chí Minh, trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến và xây dựng chế độ mới Người đã nhận thức được rất rõ tiềm lực của nước Nhật. Người mong muốn hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để tranh thủ sự ủng hộ của nước này. Tháng 10/1959 trả lời nhà báo Nhật Bản về quan hệ Việt – Nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định chính sách mở của Việt Nam và sẵn sàng phát triển

quan hệ kinh tế với Nhật Bản cũng như các nước khác trên tinh thần “bình

đẳng hai bên cùng có lợi”. Người nói rõ mục đích của sự hợp tác Việt – Nhật : “ chúng tôi cần nhiều dụng cụ, máy móc và hàng hóa của các nước trong đó tất nhiên kể cả nước Nhật Bản… Quan hệ buôn bán giữa nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa và Nhật Bản nếu được cải thiện, có nhiều triển vọng tốt đẹp có lợi cho nhân dân cả hai nước chúng ta”[12. 78]

Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh Nhật tập trung vào xây dựng mối quan hệ với các nước Phương Tây thì sau chiến tranh lạnh tới nay Nhật hướng tới chiến lược đối ngoại “quay trở về châu Á” đồng thời nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế để đạt được mục đích “cường quốc về kinh tế, chính trị, và khoa học kỹ thuật”. Trong chính sách đối ngoại hiện nay của Nhật, Nhật rất đề cao vai trò của các nước Đông Nam Á, gia tăng hợp tác với các nước này, trong đó coi trọng nhân tố và đối tác Việt Nam.

Đối với Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Đảng ta coi Nhật Bản

là đối tác chiến lược, tăng cường hợp tác kinh tế. Vì thế mà ta đã đẩy mạnh

sự hợp tác kinh tế với Nhật, lợi dụng và tranh thủ vốn đầu tư và chuyển giao khoa học kỹ thuật với Nhật (nhất là nguồn vốn ODA). Hai bên đã có những cam kết về phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế Việt Nam như dự án nâng cấp quốc lộ số 1, dự án xây dựng đường sắt siêu tốc xuyên Việt. Mặt khác quan hệ với Nhật chúng ta cũng hướng tới tạo ra thế trận hợp tác kinh tế và thế trận trong quan hệ quốc tế để kìm chế sự lấn át, trèn ép của một nước lớn

Việt Nam chủ trương hợp tác chặt chẽ với Nhật để tranh thủ vị thế của Nhật trên trường quốc tế tạo ra thế đối trọng cân bằng lực lượng với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp trong quan hệ quốc tế.

Đối với Nga:

Nga hiện nay tuy chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ, nhưng Nga vẫn là một nước lớn, là một trong năm thành viên thường trực Liên Hợp Quốc. Nga đang ngày càng củng cố vị thế củng mình trong quan hệ quốc tế và có vai trò ảnh hưởng không nhỏ đối với quan hệ quốc tế.

Nhìn lại quá trình quan hệ Việt – Nga trong lịch sử, Bác Hồ là người góp phần không nhỏ trong việc thiết lập quan hệ hữu nghị Việt – Xô. Trong cuộc kháng chiến của Việt Nam, với vai trò là anh cả của hệ thống chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã nhận được nhiều trợ giúp từ phía Liên Xô. Nhưng sau khi

Liên Xô sụp đổ, Việt Nam vẫn giữ mối quan hệ thủy chung trước sau như một với Nga. Hiện nay quan hệ Việt – Nga ngày càng được tăng cường và hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp

Trong quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trú trọng tới xây dựng tình hữu nghị xã hội chủ nghĩa anh em. Người luôn tranh thủ được sự ủng hộ củ Liên Xô về vật chất, tranh thủ sự ủng hộ trên trường quốc tế của Liên Xô. Người cũng nhận thức rõ vai trò và ảnh hưởng của Liên Xô trong quan hệ quốc tế và đối với cách mạng Việt Nam

Trong quan hệ với Nga hiện nay, Đảng và Chính Phủ ta có chính sách

ngoại giao toàn diện, đặt quan hệ ngoại giao hữu nghị, truyền thống tốt đẹp, coi Nga là đối tác chiến lược tin cậy của Việt Nam (thay cho quan hệ

anh em xã hội chủ nghĩa đã từng được hình thành trong lịch sử), coi Nga là một nước lớn có tác động không nhỏ tới cục diện thế giới. Nga cũng tranh thủ mối quan hệ truyền thống với Việt Nam để thâm nhập vào thị trường Châu Á và Đông Nam Á. Hai bên tăng cường hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi, tin cậy, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, bảo vệ nhau trên trường quốc tế. Điều đó phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước Việt – Nga và phù hợp với xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển của thế giới hiện nay

Nhưng có thể nói quan hệ Việt - Nga hiện nay dù là đối tác chiến lược hữu nghị nhưng cũng khác xa với tính chất và mức độ so với quan hệ Việt – Xô trước đây. Quan hệ Việt – Xô trước đây là quan hệ đồng chí, anh em xã hội chủ nghĩa gắn bó mật thiết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng chống chủ nghĩa đế quốc. Còn quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga hiện nay là quan hệ hợp tác cùng có lợi, bao gồm cả đấu tranh và bảo vệ lợi ích quốc gia, nó thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 88)