Phối hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Một số bài học kinh nghiệm trong trong ứng xử ngoại giao nhằm bảo vệ chủ

2.3.2. Phối hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoạ

ngoại giao, trong đó ngoại giao phải là một vũ khí tiến công để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay.

Các yếu tố, các mặt chính trị, kinh tế, ngoại giao, quốc phòng nằm trong tổng thể của một chế độ, một quốc gia có mối liên hệ mật thiết tác động hữu cơ với nhau. Ngoại giao không chỉ đơn thuần là ngoại giao, ngoại giao còn hướng tới mục đích và lợi ích kinh tế, ngoại giao còn có tính chất chính trị của nó, ngoại giao còn nhằm mục đích bảo vệ thể chế chính trị của đất

nước, an ninh và quốc phòng dân tộc và ngược lại tiềm lực kinh tế và quốc phòng, hệ thống chính trị, quan điểm chính trị có tác động rất mạnh đến mặt trận ngoại giao. Tiềm lực kinh tế quốc phòng mạnh sẽ tạo thế cho ta trong các vấn đề đàm phán hợp tác nhất là vấn đề bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ; hay đường lối chủ chương của Đảng về ngoại giao đúng đắn phù hợp sẽ tăng cường được hiệu qủa trên lĩnh vực ngoại giao.

Trong thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng, nhất là trên lĩnh vực ngoại giao cho thấy quan điểm của Đảng ta về sự phối hợp giữa các mặt trận, giữa các lĩnh vực này ngày càng hoàn chỉnh:

Sự phối hợp thực hiện có hiệu quả trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng nhất trí cao về đánh giá tình hình quốc tế và nhất chí về chủ chương đối ngoại, quán triệt chủ chương trong các ngành, các cấp

Trong từng thời kỳ, khi định ra chủ chương cần kiên định mục tiêu xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, không chệch mục tiêu. Nắm vững mục tiêu, sự phối hợp dễ dàng. Chệch mục tiêu, sự phối hợp rất khó khăn nhất là qua các bước ngoặt lịch sử. Qua mỗi đợt công tác cần phân công rõ rệt nhiệm vụ cho mặt trận đối ngoại và các mặt trận khác để bổ sung cho nhau Cần nâng cao độ chín trong sự phối hợp, chín trong suy nghĩ, phân tích và chín trong hành động. Thông qua thảo luận dân chủ, phát huy khả năng của tất cả các binh chủng trong mặt trận đối ngoại mà tạo nên độ chín đó

Như vậy, có thể nói kết quả của ngoại giao không phải của riêng lĩnh vực đối ngoại mà là sản phẩm của trí tuệ Việt Nam, sản phẩm của sự kết hợp nhiều lĩnh vực, sự tiến công trên nhiều mặt trận, thế trận dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết quả của chính sách hội nhập quốc tế được Đại hội VIII (1996) khẳng định “ thành tựu trên linh vực đối ngoại là một nhân tố quan trong góp phần giữ vững hòa bình, phá thế bao vây cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước”.

Đại hôi XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “ Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị; thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa… tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh” [7, 233]

“Tăng cường sức mạnh Quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận …xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ tổ quốc kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng an ninh với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo [7,234].

Ngày nay, mặt trận ngoại giao có vai trò quan trọng và chủ động. Bởi vì, thời đại và xu thế hiện nay cùng với thực trạng của đất nước Việt Nam.Với một bối cảnh chung của thời đại là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với xu thế hợp tác đôi bên cùng có lợi, trong cùng tồn tại hòa bình, với thực trạng nền kinh tế và khoa học kỹ thuật của ta còn lạc hậu, chậm phát triển, lại phải cạnh tranh kinh tế- thương mại do vậy cần phải coi trọng vai trò của mặt trận ngoại giao để tranh thủ được những nhân tố quốc tế giúp ta rút ngắn khoảng cách phát triển so với thế giới và khu vực, mà vẫn giữ định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải “tích cực và chủ động” ngoại giao hợp tác với quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 96)