Ngoại giao phải biết đánh giá đúng tình hình trong nước và quốc tế, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Một số bài học kinh nghiệm trong trong ứng xử ngoại giao nhằm bảo vệ chủ

2.3.3. Ngoại giao phải biết đánh giá đúng tình hình trong nước và quốc tế, đánh giá

đánh giá đúng mục đích và động cơ của đối tác để đưa ra những ứng xử kịp thời đúng đắn, đồng thời phải biết tranh thủ và chớp lấy thời cơ.

Vấn đề ngoại giao cũng như đường lối ngoại giao của một quốc gia cần luôn luôn phải đặt trong bối cảnh tình hình và những vấn đề của thế giới. Khi đề ra đường lối đối ngoại cũng như khi tiến hành các hoạt động đối ngoại phải căn cứ vào tình hình trong nước cũng như phải xem xét những yếu tố tác động của bối cảnh quốc tế nước đó, xem xét chiến lược của các nước lớn và các

nước có liên quan… Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đặt tư duy của mình trong dòng chảy của thời đại, kết hợp dân tộc với quốc tế, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới coi đó như là quy luật thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Đánh giá đúng tình hình để có những quyết sách phù hợp, tranh thủ thời cơ được coi là một phương pháp ngoại giao rất phù hợp với nước ta, một nước mà thế và lực về kinh tế, quân sự, ngoại giao so với các nước lớn còn khiêm tốn. Trong quá trình chỉ đạo hoạt động ngoại giao của Bác Hồ, Người cũng luôn trú trọng tới đánh giá tình hình, tranh thủ thời cơ để tiến hành những hoạt động cũng như đưa ra những chủ chương ngoại giao phù hợp, ví dụ như đánh giá tình hình Pháp, Tưởng, và quân Đồng Minh để giành chính quyền 8/1945; để kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 hay đánh giá đúng tình hình trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ để mở mặt trận ngoại giao buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Mỹ, Bác Hồ đã căn dặn và khẳng định “phải nhìn cho rộng và suy cho kỹ”; “Mỹ giàu nhưng không mạnh”

Với bất cứ một mối quan hệ quốc tế nào với các nước, các đối tác, bất cứ một thỏa thuận và đàm phán nào chúng ta phải nhận định và đánh giá đúng mục đích và động cơ của đối tác, để có những cam kết, sách lược phù hợp đảm bảo cho mục địch và lợi ích của ta được đảm bảo tối ưu

Ngày nay, Đảng ta luôn trú trọng đánh giá tình hình và chớp thời cơ, tranh thủ thời cơ. Trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu nhưng Đảng ta vẫn sớm mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, như vấn đề ra nhập thị trường mậu dịch tự do ASEAN – AFTA, ra nhập WTO, tuy vậy chúng ta biết đánh giá tình hình, mở cửa hội nhập để tranh thủ thời cơ phát triển là tất yếu, nhưng trong khi sự cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước còn yếu thì chúng ta thực hiện mở cửa một cách “dần dần và từ từ” trên từng ngành và từng lĩnh vực và có những chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 98)