Xây dựng đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, tăng cường đoàn kết mở rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 98 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Một số bài học kinh nghiệm trong trong ứng xử ngoại giao nhằm bảo vệ chủ

2.3.4. Xây dựng đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, tăng cường đoàn kết mở rộng

mở rộng hợp tác quốc tế, phát huy tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung

Bác Hồ luôn nêu cao nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, chủ trương tận lực phát huy sức mạnh nội lực đó là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, của đại đoàn kết toàn dân… chỉ có trên cơ sở sức mạnh bên trong chúng ta mới có thể tranh thủ và tận dụng được sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, các lực lượng bên ngoài nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu qua mỗi thời kỳ cách mạng

Nội dung của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ có thể bao gồm:

+ Dựa vào sức mình là chính kết hợp với tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế

+ Kết hợp đúng đắn và bảo đảm lợi ích dân tộc với nghĩa vụ quốc tế. Kết hợp giữa lợi ích cơ bản của nước ta với lợi ích chính đáng của nước khác. Biết đấu tranh và nhân nhượng đúng mức để đạt được mục tiêu lâu dài

+ Tự mình quyết định lấy công việc của nước mình, tham khảo chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, tránh bị sức ép. Hội nhập vào cộng đồng thế giới mà vẫn giữ bản sắc Việt Nam, đảm bảo mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Quan hệ với tất cả các nước. Rất chú ý đến mối quan hệ với các nước lớn và các nước trong khu vực trên cơ sở độc lập dân tộc và cùng có lợi

Nội dung của đối ngoại mang tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung:

+ Mọi sự ngoại giao và quan hệ đều phải hướng tới sự “hợp tác, bình đẳng, hòa bình, cùng có lợi” đồng thời chú ý đến lợi ích chung của nhân loại, hợp tác giải quyết những vấn đề của toàn cầu, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển

+ Khi một nước bạn gặp khó khăn hoặc khủng hoảng vẫn giữ thái độ hữu nghị thủy chung với nhân dân nước đó (ví dụ như kinh nghiệm ngoại giao với Liên Xô và Trung Quốc, khi Liên Xô sụp đổ và Trung Quốc khủng hoảng ta vẫn giữ mối quan hệ trước sau như một với các nước này)

+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác

Như vậy có thể khẳng định: “Xây dựng đường lối đối ngoại độc lập tự chủ cùng với phát huy tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung” vừa là mục tiêu và nhiệm vụ vừa là bài học trong hoạt động ngoại giao và quan hệ quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội X của Đảng ta vấn tiếp tục khẳng định “ thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [6,112].

KẾT LUẬN

Vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế hiện nay có được trước hết là nhờ những hi sinh to lớn và những thắng lợi vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân tộc trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, đồng thời cũng là nhờ có đường lối quốc tế và chính sách đối ngoại đúng đắn sáng suốt của Đảng mà tiêu biểu là những tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh soi đường. Hồ Chí Minh đã đã đi vào lịch sử như một anh hùng giải phóng dân tộc, một nhà lý luận mác xít sáng tạo, một nhà tư tưởng lỗi lạc, một nhà văn hóa kiệt xuất, đồng thời còn là một nhà ngoại giao thiên tài. Qua thực tế hoạt động ngoại giao và quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá về tư tưởng và phong cách, phương pháp ngoại giao. Những tư tưởng chiến lược và đúng đắn đó của Người mãi mãi có giá trị soi sáng hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta cho hôm nay và cho mai sau. Tư tưởng và phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh là đặc trưng điển hình, là đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng ngoại giao Việt Nam trong thời đại mới

Nghiên cứu về nguyên tắc ứng xử ngoại giao Hồ Chí Minh chúng ta nhận thấy: trong những mối quan hệ chồng chéo, phức tạp của bối cảnh quốc tế lúc đó, trong điều kiện thế lực của ta còn nhỏ yếu so với kẻ thù. Với tài ứng xử bình tĩnh, khôn khéo và phương pháp ngoại giao đúng đắn, phù hợp, linh hoạt, mềm dẻo. Hồ Chí Minh đã vượt qua mọi trở ngại khó khăn để thuyết phục kẻ thù bằng lí lẽ, trinh phục trái tim bạn bè, thức tỉnh lương tri nhân loại bằng thái độ và tấm lòng nhân hậu vô biên, bằng sự cảm hóa của chủ nghĩa nhân văn và chính nghĩa.

Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại mới, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Trong xu thế toàn cầu hóa đó cũng có nhiều lợi thế cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhưng nó cũng chứa đựng nhiều khó khăn và thử thách. Chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động ngoại giao hợp tác quốc tế và khi tiến hành các hoạt động ngoại giao cũng

như xây dựng đường lối chính sách ngoại giao luôn luôn phải vận dụng sáng tạo và đúc rút những kinh nghiệm của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định “tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với Chủ Nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam” trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Mặc dù tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh có giá trị soi đường cho hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước, nhưng nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta vận dụng một cách đúng và phù hợp với thực tế hiện nay. Do vậy, trong quá trình vận dụng tư tưởng và phương pháp ngoại giao của Hồ Chí Minh chúng ta phải dựa trên quan điểm biện chứng và phát triển, vận dụng một cách sáng tạo trên cơ sở điều kiện thực tế của đất nước và bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay, hết sức tránh lối vận dụng dập khuôn, máy móc, giáo điều... đồng thời cũng tránh lối xa rời và sai lệch với tư tưởng, phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh.

KHUYẾN NGHỊ

Qua việc nghiên đề tài: “Những nguyên tắc ứng xử ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay”, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề khuyến nghị đặt ra cho nền ngoại giao Việt Nam hiện nay là:

Phải nhanh chóng kiện toàn đường lối chính sách đối ngoại, luật pháp về hợp tác và đầu tư quốc tế, về quan hệ kinh tế quốc tế, một cách toàn diện, nhất quán và đồng bộ, dựa trên cơ sở nền tảng lý luận của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Cần nhận thức rõ vấn đề hợp tác và quan hệ quốc tế luôn hướng tới mục đích là “đôi bên đều có lợi”, nhận thức rõ tính hai mặt của một vấn đề trong quan hệ quốc tế hiện nay đó là “vừa hợp tác vừa đấu tranh”. Để có những quyết sách ngoại giao khôn khéo và phù hợp.

Hiện nay vấn đề ngoại giao nhân dân của Việt Nam còn rất khiêm tốn và hạn chế. Đòi hỏi nhà nước phải có cơ chế chính sách đẩy mạnh hơn nữa vấn đề ngoại giao nhân dân, đẩy mạnh hơn nữa vấn đề “đa dạng hóa các chủ thể và mối quan hệ quốc tế ” ở Việt Nam.

Các nước lớn có vị thế và tác động không nhỏ tới quan hệ quốc tế và tình hình kinh tế chính trị của thế giới nên trong ngoại giao bên cạch việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác lâu bền với các nước láng giềng chúng ta phải quan tâm xử lý đúng đắn và linh hoạt trong quan hệ với các nước lớn.

Ngoại giao Việt Nam hiện nay ngoài mục đích kinh tế còn phải trú trọng tới mục đích chính trị là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, ổn định tình hình chính trị, chống lại âm mưu chống phá của kẻ thù từ bên ngoài, làm thế nào để các nước trên thế giới nhận thức được vị thế của Việt Nam cũng như tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Mục tiêu, nguyên tắc lớn nhất và bao chùm nhất của mọi hoạt động ngoại giao và quan hệ quốc tế là lợi ích dân tộc, chủ quyền dân tộc, vị thế đất nước và môi trường hòa bình

Muốn làm được những điều nêu trên có hiệu quả thì ngoài việc xây dựng chiến lược ngoại giao chung của quốc gia, chúng ta phải có những chính sách quan hệ ngoại giao với từng đối tượng, đối tác cụ thể (bao gồm các nhóm nước) trong quan hệ quốc tế. Trong tổng thể các mối quan hệ quốc tế chồng chéo, phức tạp ta phải biết phân biệt đâu là “bạn bè hợp tác, tin cậy, lâu dài”, đâu là “đối tác chiến lược” hay “đối tác tạm thời”, với đối tượng nào thì hợp tác toàn diện, đối tượng nào thì chỉ hợp tác từng lĩnh vực cụ thể từ đó chúng ta sẽ có chính sách và phương pháp ngoại giao cụ thể bám sát đối tượng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ ngoại giao (2006), Phạm Văn Đồng và Ngoại giao Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng cộng sản Việt Nam(1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam(2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết Trung Ương của Đảng 2001 -2004, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đại Học Dân Lập Đông Đô (2006), Giáo trình chính sách đối ngoại Việt Nam.

10. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Một số vấn đề về Quốc phòng, An ninh và đối ngoại (giáo trình trung cấp lý luận chính trị), NXb Lý luận Chính trị.

12. Học viện Quan hệ quốc tế (2004), Giáo trình chính sách đối ngoại Việt Nam.

13. Hội Đồng Biên soạn giáo trình quốc gia (2003),Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG.

14. Đỗ Đức Hinh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại – Một số nội dung cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Vũ Dương Huân (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, NXB Thanh niên.

16. Đặng Xuân Kỳ (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị.

17. Đinh Xuân Lý (2007), Tư tưởng HCM về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kì đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Phan Ngọc Liên(1994), Hồ Chí Minh – Những hoạt động quốc tế, NXB Quân đội nhân dân.

19. Nguyễn Phúc Luân (2003), Ngoại giao Hồ Chí Minh - Lấy chí nhân thay cường bạo, NXB Công an Nhân dân.

20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

30. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

32. Nguyễn Dy Niên (2009), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb CTQG,

33. Nguyễn Dy Niên (2001), Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn mới, Nxb CTQG Hà Nội 34. Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990), Nxb

Quân Đội Nhân dân.

35. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (2001); Hồ Chí Minh Biên niên Tiểu sử, tập 5.

36. Viện Quan hệ quốc tế (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Nxb Sự thật, Hà Nội.

37. Vụ chính sách thương mại (1998), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, NXB Chính trị quốc gia.

38. Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 39. Võ Văn Sung (2010), Suy ngẫm về trường phái ngoại giao Hồ Chí

Minh, NXB CTQG

40. Từ điển tiếng việt (2006), NXB Đà Nẵng.

41. Đặng văn Thái (2004), Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb CTQG.

42. Nguyễn Vũ Tùng (2007), Chính sách đối ngoại Việt Nam, tập 2, HVQHQT

43. Đặng Văn Thái (2004), Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp. NXB.CTQG. Hà Nội;

44. Trần Minh Trưởng (2005) Hoạt động Ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1954 đến 1969, NXB Công An Nhân dân, Hà Nội

45. Trần Minh Trưởng (2008), Những quan điểm và nguyên tắc ứng xử ngoại giao trong quan hệ quốc tế của Hồ Chí Minh và việc vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ hội nhập, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng. 46. Nguyễn Minh Tú (1998), Kinh tế Việt Nam trước thế kỉ 21: Cơ hội và

thử thách, NXB Chính trị Quốc gia.

47. Võ Thanh Thu (chủ biên) (1998), Quan hệ thương mại- đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, NXB Tài Chính.

48. Phạm Đức Thành – Trương Duy Hòa (2002), Kinh tế các nước Đông Nam Á, thực trạng và triển vọng, NXB khoa học xã hội.

49. Hoàng Tranh (1990), Hồ Chí Minh với Trung Quốc, NXB Sao mới, Bắc Kinh.

50. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2000), Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Phạm Xanh (2002), Hồ Chí Minh Dân tộc Và Thời đại, Nxb CTQG . 52. N. Khơrútsốp (1971), Hồi ký, NXB. Robert Lafont Paris.

53. Jean - Bapmisme du roselle (1994), Lịch sử ngoại giao từ 1919 đến nay. Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 98 - 106)