Ứng xử đối với các nước tranh chấp, xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Vận dụng nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh để bảo vệ chủ quyền

2.2.2. Ứng xử đối với các nước tranh chấp, xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt

đảo Việt Nam hiện nay

Biển Đông (the Eastern Sea) là một vùng biển rộng lớn được bao bọc bởi 10 quốc gia và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan; ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 300 triệu dân vùng này. Việt Nam là một trong những nước nằm trong vùng Biển Đông. Việt Nam có diện tích vùng biển gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển của Việt Nam nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, trải rộng từ phía Đông đến phía Tây đất nước với nhiều tên gọi khác nhau: Biển Đông, Giao Chỉ dương, biển Nam Hải…Biển cũng trải theo 3 hướng: Đông, Nam và Tây Nam, trung bình khoảng 100km2

đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới), không một nơi nào trên đất nước cách xa biển hơn 500 km.

Biển Đông có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Biển Đông là nút giao thông quan trọng, nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có thể mở rộng ra là từ Đông Á đến biển Ả Rập qua kênh đào Xuyê đến châu Âu, nói cách khác là đường thông thương Đông – Tây. Từ Ấn Độ Dương, qua eo Malắcca đến Biển Đông có thể đi tới Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và xa

hơn là Hoa Kỳ. Ở cả bốn phía của Biển Đông đều có đường thông ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua các eo biển. Trên bản đồ giao thông vận tải thế giới, hầu hết các tuyến hàng không và hàng hải quốc tế đều đi qua Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông. Có thể thấy, Biển Đông có liên quan đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Cho nên, một khi an ninh Biển Đông không được bảo đảm thì con đường giao thông Đông – Tây sẽ bị chặn đứt và quyền lợi của các quốc gia kể trên bị ảnh hưởng ít nhiều.

Biển Đông có hàng trăm quần đảo lớn nhỏ song quan trọng hơn cả là hai quần đảo Hoàng Sa (Paracel islands), Trung Quốc gọi là Tây Sa và Trường Sa (Spratly islands) mà Trung Quốc gọi là Nam Sa. Biển Đông có hai vịnh lớn nhất là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan mà các nước trong khu vực cùng chia sẻ nguồn lợi từ hai vịnh này, tự do đánh bắt, giao thương hàng hải từ hàng ngàn năm. Hai vịnh này chi phối trực tiếp tới sự đi lại và hàng hải của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, lên đến 18 tỷ tấn (nhiều hơn dự trữ của Côoét); có hơn 2000 loài cá trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế cao, riêng khu vực Trường Sa hàng năm có thể cung cấp 7,5 triệu tấn cá đánh và bắt. Ngoài ra, vùng Biển Đông còn có trữ lượng băng cháy (khí Hydrat) rất lớn, có giá trị kinh tế cao, là nguồn năng lượng tiềm tàng trong tương lai.

Trong lịch sử, Biển Đông là một trong những điểm nóng trên thế giới do hai nguyên nhân:

Một là, do nguồn tài nguyên trên lục địa ngày càng cạn kiệt, không gian sống trên đất liền ngày càng bị thu hẹp nên loài người phải tìm ra những lối thoát mới cho sự phát triển trong tương lai của mình. Đó có thể là trên vũ trụ hay dưới đại dương. Việc phát triển công nghệ vũ trụ đòi hỏi rất nhiều vốn và trình độ công nghệ cao, trong khi muốn khai thác tài nguyên biển thì lại tốn kém ít hơn, đại dương lại chứa nguồn tài nguyên dồi dào không chỉ về không gian sinh tồn, nguồn năng lượng mà còn là nơi cung cấp thực phẩm vô cùng

phong. Các quốc gia có biển cũng như không có biển đều tìm đến đại dương như một giải pháp hữu hiệu nhất. Một số nước lớn, trong đó có Trung Quốc coi biển là lối thoát duy nhất trên bước đường phát triển của mình.

Hai là, Biển Đông có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều quốc gia. Là một vùng biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự giao lưu, phát triển của khu vực và thế giới, Biển Đông luôn được nhiều nước quan tâm, không chỉ là các nước ven biển trong khu vực mà còn cả những nước không nằm trong khu vực như Nhật Bản và Mỹ. Do những tham vọng kinh tế, chính trị riêng, mỗi nước luôn tìm cách can thiệp sâu vào địa bàn này, khiến cho tình hình Biển Đông trở nên vô cùng phức tạp. Biển Đông trở thành “điểm nóng”, nơi hội tụ nhiều mâu thuẫn căng thẳng về kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới. Nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang, thậm chí bùng nổ một cuộc chiến tranh giữa các quốc gia với nhau là rất lớn.

Hiện nay trong việc tranh chấp và bảo vệ chủ quyền vùng Biển, đảo của Việt Nam hiện nay, đòi hỏi Việt Nam phải giải quyết việc tranh chấp với các nước Trung Quốc, Thái Lan, Phi lip pin, Inđônexia, Malaixia. Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền chủ quyền vùng biển, đảo của mình đòi hỏi Việt Nam phải có sự ứng xử ngoại giao phù hợp.

Một là: Việt Nam cần kiên trì, bền bỉ trong việc đấu tranh ngoại giao, đấu tranh nghị trường, pháp lý đối với vùng biển đảo thuộc chủ quyền của mình đang là đối tượng tranh chấp. Trên cơ sở kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 và tuyên bố ứng xử DOC. ASEAN cựng Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); ngày 20-7-2012, Ngoại trưởng các nước ASEAN đó đạt được một Tuyên bố về nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông, tạo cơ sở để đảm bảo các bên liên quan tôn trọng, tuân thủ trong hành xử ở Biển Đông và khẳng định các hành vi vi phạm những nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng tới ASEAN. Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ cần được quốc tế hóa; cần đưa tranh

chấp phi lý xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam ra các thiết chế luật pháp quốc tế;

Hai là: Trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo và giải quyết các tranh chấp biển đảo đối với các bên, Việt Nam nhất quán thực hiện đối thoại hòa bình, tránh dựng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

Ba là: Trước sự bành chướng và ngang nhiên vi phạm chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực Biển Đông. Điều đó đặt ra cho Việt Nam và các nước trong khu vực Biển đông cùng các nước ASEAN phải đoàn kết, hợp tác, ủng hộ tránh sự bành chướng của Trung Quốc hiện nay.

Đảng và Nhà nước ta nhất quán thực hiện đường lối chủ chương và chính sách đối ngoại với các nước ASEAN như đã cam kết giữa các nước ASEAN, đó là “phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trong khu vực trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, trung lập và thịnh trị ở Đông Nam á”. Hiện nay, Việt Nam cùng các nước ASEAN đi sâu vào khai thác lợi thế chung của khu vực như sự hợp tác chiến lược “Hành lang Đông – Tây” nhằm tạo hành lang giao lưu giữa nội địa ASEAN với bên ngoài biển Đông, qua đó cũng thiết lập được trục lộ trình du lịch để khai thác lợi thế chung về du lịch, rồi hợp tác cam kết vấn đề khai thác kinh tế Biển Đông của Việt Nam với các nước ASEAN ví dụ như hiệp định về vấn đề Biển Đông với Inđônêxia ( 26/6/2003); 5/1992 kí với Malaixia thỏa thuận thăm dò và khai thác chung vùng chồng lấn ở Biển Đông; 9/8/1997 kí với Thái Lan Hiệp định phân định ranh giới trên biển. Về mặt văn hóa cũng được đẩy mạnh việc giao lưu tạo ra không khí thân thiện hữu nghị như việc tổ chức các thế vận hội SEAGAME.

Đối với tổ chức ASEAN, cần thể hiện sâu sắc hơn tư cách thành viên chủ động, tích cực và trách nhiệm cao; nhằm góp phần củng cố đoàn kết, tăng cường quan hệ hữu nghị với các thành viên, giữ vững và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực; củng cố mối quan tâm chung

của ASEAN là hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)

Bốn là: Việt Nam phải tăng cường tuyên truyền và sử dụng dư luận thế giới, dư luận của nhân dân Trung Quốc hiểu rõ và lên án hành động vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay. Như vậy, các nước và các tổ chức quốc tế nói chung, tổ chức ASEAN nói riêng, đều có chung lợi ích chiến lược trong việc bảo vệ an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông; mặt khác, việc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam được bảo đảm bằng cơ sở pháp lý và lịch sử, phù hợp Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, nên cộng đồng quốc tế đều cảm nhận được tính chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là mẫu số chung, là “điểm đồng”, là điều kiện để tập hợp lực lượng quốc tế đoàn kết ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Thực hiện các kênh ngoại giao với nhiều hình thức, nhằm làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ về cơ sở pháp lý, cơ sở lịch sử, và sự phù hợp Công ước Liên hợp quốc của chủ quyền biển, đảo Việt Nam; biết rõ sự thật lịch sử về việc chủ quyền biển, đảo Việt Nam đó và đang bị xâm phạm;

Thể hiện công khai, minh bạch lập trường của Việt Nam tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); sự kiên trì của Việt Nam về chủ trương giải quyết hòa bình, không sử dụng vũ lực trong các tranh chấp chủ quyền biển, đảo;

Phát huy xu thế toàn cầu hóa, xu thế hòa bình, phát triển, để đẩy mạnh các hợp tác quốc tế song phương và đa phương, nhằm bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đông và khai thác nguồn lợi kinh tế Biển Đông, chia sẻ trách nhiệm, lợi ích, qua đó tạo lợi ích đan xen về kinh tế Biển Đông với các nước;

Trên quan điểm độc lập, tự chủ, phát triển quan hệ, và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của tất cả các nước lớn, trên cơ sở lợi ích chung về an ninh,

tự do hàng hải, lợi ích kinh tế trên Biển Đông. Đặc biệt chú ý quan hệ với Hoa Kỳ - một cường quốc hàng hải, đó nhiều lần tuyên bố họ có lợi ích ở Biển Đông. Lợi ích của Hoa Kỳ gắn với hòa bình, ổn định và việc không quốc gia nào được độc chiếm, chi phối Biển Đông. Trong quan hệ với các nước lớn, cần quán triệt tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh, là “sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc: tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hoà bình” [19,19]

Như vậy ứng xử đối với các nước có tranh chấp và xâm phạm chủ quyền biển Đông của Việt Nam hiện nay cần tập trung vào một số vấn đề:

- Việt Nam cần kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh ngoại giao, nghị trường pháp lý quốc tế đối với vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của mình theo công ước Liên hợp Quốc về luật biển 1982, tuyên bố ứng xử DOC.

- Nhất quán thực hiện chính sách ngoại giao ứng xử hòa bình tránh dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực

- Đoàn kết với các nước ASEAN tránh sự bành chướng của Trung Quốc, nhất là các vùng “chồng lấn” của Việt Nam với các nước ASEAN, không cho Trung Quốc lợi dụng để xâm nhập và lấn chiếm vùng nay.

- Tăng cường sử dụng dư luận của thế giới, sự ủng hộ trên trường quốc tế của các nước lớn quan tâm tới lợi ích biển đông và tự do hàng hải, tạo thế lợi ích đan xen về kinh tế.

- Làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu được hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ biển, đảo Việt Nam của Nhà cầm quyền Trung Quốc; đối với nhân dân Trung Quốc vẫn là bầu bạn của nhân dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 75)