Nghĩa vụ của người Hồi giáo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục, tập quán hồi giáo của cư dân ả rập khu vực trung đông luận văn ths khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 25 - 31)

7. Bố cục luận văn:

1.3.3.Nghĩa vụ của người Hồi giáo:

1.3. Đức tin và giáo luật Hồigiáo

1.3.3.Nghĩa vụ của người Hồi giáo:

Những tín đồ Hồi giáo cho rằng mình cần phải hoàn thành năm nghĩa vụ cơ bản nhất – năm “rường cột” của tôn giáo mình, như những nguyên lý trụ cột.

Cột thứ nhất là shahada)حدبهشنا(nghĩa là xác nhận một cách trung thực rằng “không có thượng đế nào ngoài Thượng đế, và Mohammed là thiên sứ của Thượng đế”. Người Hồi giáo thường đặt lên hàng đầu những lời tuyên xưng đức tin đó và chấp nhận một người tuyên xưng đức tin đó là một người Hồi giáo bằng hữu, thậm chí nếu anh ta có lơ là với những nghĩa vụ còn lại 20, tr.44.

Cột thứ hai là salat ( حلاصنا cầu nguyện). Các tín đồ Hồi giáo khi đến tuổi trưởng thành bắt buộc phải cầu nguyện năm lần mỗi ngày: rạng đông (khoảng 4 giờ sáng), bình minh (khoảng 5 giờ 30 phút sáng), buổi trưa (khoảng 12 giờ trưa), buổi chiều (khoảng 15 giờ 30 phút), mặt trời lặn (khoảng 18 giờ 30 phút) và buổi tối (khoảng 19 giờ 40 phút). Các tín đồ Hồi giáo có thể thực hiện việc cầu nguyện ở bất kỳ nơi nào, nhưng họ thường tham dự buổi lễ cầu nguyện tập thể buổi trưa thứ sáu tại thánh đường cùng những tín đồ khác. Trong mỗi thánh đường Hồi giáo, luôn có khu vực cầu nguyện dành riêng cho phụ nữ, tách rời khỏi khu vực dành cho nam giới. Ở bất cứ nơi nào, lễ cầu nguyện cũng bao gồm hàng loạt các nghi thức như:

cảm ơn Thượng đế, đọc những đoạn kinh Qur‟an, cúi người, phủ phục cho đến khi trán chạm đến đất, mặt hướng về phía thánh địa Mecca. Trước khi cầu nguyện, tín đồ phải ở trong tình trạng sạch sẽ, tức là sau khi đã rửa chân, tay, mặt và miệng (ءىضىناWudu). Ngoài năm lần cầu nguyện theo quy định, các tín đồ cũng có thể lựa chọn cầu nguyện thêm nhiều lần nữa trong ngày.

Cột thứ ba trong năm rường cột của đạo Hồi chính là zakat (حبكسنا ) bố thí cho người nghèo). Theo Kinh Qur‟an, một người phải trao cho người khác "những thứ dư thừa". Vì thế cột trụ thứ ba liên quan đến việc trao một tỉ lệ nào đó tài sản của một người có tài sản trị giá trên mức qui định cho người nghèo và người gặp cảnh không may. Hồi giáo coi việc bố thí này như một thứ thuế tôn giáo đối với mọi tín đồ có lợi tức , sở hữu tài sản tương đương với số lượng 84 gram vàng trở lên , ngoại trừ những động sản hay bất động sản như nhà cửa, ruộng đất, xe, tàu... hoă ̣c những đồ dùng cá nhân cần thiết. Số tiền này được ấn định là 1/40 hoặc 2.5% lợi tức hàng năm. Hồi giáo quan niệm rằng nếu ai tiếc của, không thực hiện zakat thì người đó sẽ bị Thượng đế hỏi tội vào ngày Phán phán xét cuối cùng, mà hình phạt đã được chỉ rõ trong thiên kinh Qur‟an là tài sản của họ sẽ trở thành lò nung lửa để trừng phạt họ. Các tín đồ Hồi giáo quan niệm zakat là nghĩa vụ chứ không phải là một hành vi bác ái hoặc từ thiện.

Cột thứ tư là syam (وبٍصنا nhịn chay) trong tháng Ramadan (tháng 9 theo lịch Hồi giáo). Theo giáo luâ ̣t , nhịn chay là cấm đưa các thức ăn , nước uống từ môi trường bên ngoài vào cơ thể và kiềm chế mọi dục vọng trong thời gian từ rạng đông cho đến khi mă ̣t trời lă ̣n cùng với sự định tâm . Sự nhịn chay sẽ giúp các tín đồ Hồi giáo tẩy sạch hay đào thải những chất dơ bẩn trong cơ thể, biết kính sợ Thượng đế một cách triệt để và từ đó sẽ tránh được những thói hư tật xấu. Trên thực tế đây là dịp buộc mọi người trong xã hội trải qua một số gian khổ tạm thời để có thể cảm thông với những người kém may mắn hơn. Trong suốt tháng Ramadan, các tín đồ sẽ không được ăn, uống, hút thuốc, quan hệ nam nữ từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn; ngoài ra, họ còn tỏ ra ngoan đạo bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi tín đồ Hồi giáo khi đến tuổi tuổi trưởng thành bắt buộc phải nhịn chay trong tháng

Ramandan. Việc nhịn chay trong tháng Ramadan không áp dụng đối với người già yếu, trẻ em, phụ nữ mang thai hay người ốm. Kinh Qur‟an cũng có sự linh động khi cho phép những người đi xa và những người ốm hoặc những người vì lí do nào đó mà không thể thực hiện việc nhịn chay, có thể thực hiện nghĩa vụ này ở một thời điểm khác. Kết thúc tháng Ramadan được đánh dấu bằng một dịp lễ quan trọng trong năm gọi là Eid Al-Fittr.

Cột thứ năm của Hồi giáo là Hajj ( جحنا hành hương đến thánh địa Mecca). Hành hương có tính chất bắt buộc đối với mọi tín đồ Hồi giáo cả nam lẫn nữ, ít nhất một lần trong đời, khi có đủ điều kiện về tâm thần, tài chính và sức khỏe. Vào mùa hành hương hàng năm (tháng 12 theo lịch Hồi giáo), hàng triệu tín đồ Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đổ về Thánh địa Mecca (Vương quốc Ả rập Xê Út) để cầu nguyện và tham dự các nghi lễ tập thể (kéo dài 6 ngày, từ ngày mùng tám đến hết ngày 13/12 lịch Hồi giáo). Ngoài ra bất kỳ tín đồ Hồi giáo nào cũng có thể thực hiện cuộc hành hương nhỏ (Umra) đến thánh địa Mecca vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Theo thông báo của Bộ Hồi giáo và Truyền giáo Vương quốc Ả rập Xê Út, năm 2015, số lượng người hành hương tới thánh địa Mecca lên tới khoảng hai triệu người, hơn 1,5 triệu trong số này đến từ các quốc gia bên ngoài Vương quốc Ả rập Xê Út. Trước khi bắt đầu cuộc hành hương, mọi người đều cạo râu, cắt tóc, cắt móng tay, móng chân và mặc quần áo đơn giản, đàn ông khoác lên người hai tấm vải trắng, một tấm quấn ngang hông, một tấm quàng trên vai, hai tấm vải này không có đường chỉ khâu – biểu tượng sự bình đẳng đối với tất cả mọi người. Đàn ông không đội mũ, đi dép xăng đan, phụ nữ bắt buộc phải đội khăn trùm đầu (32. ctp. 118). Nghi lễ Hajj bắt đầu bằng việc những người hành hương đi bộ vòng quanh Ka‟ba bảy lần và cố gắng hôn lên hay chạm vào hòn đá màu đen, chạy tới lui bảy vòng giữa hai ngọn đồi Safa và Marwa để tưởng niệm mẹ của nhà tiên tri Ismael. Ngày 8/12 lịch Hồi giáo, người hành hương đến Mina và ngủ đêm ở đó. Sáng ngày 9/12 đến thung lũng Arafat, nơi trước đây những người đi theo nhà tiên tri Mohammed đã tụ họp lại để nghe Người truyền đạt bài thuyết giáo cuối cùng của mình. Trước giờ cầu nguyện buổi chiều, người hành hương đến Musdalifah và ngủ

đêm tại đó. Trong suốt thời gian ở tại Mina, thung lũng Arafat và Musdalifah người hành hương sẽ cố gắng cầu nguyện thật nhiều. Tại Musdalifah người hành hương sẽ chuẩn bị cho mình 70 viên đá nhỏ để ném vào ba cột đá tại Mina nhằm xua đuổi quỉ Shaytan. Nghi lễ ném đá được thực hiện trong những ngày mùng 10,11,12 và 13. Sau nghi lễ ném đá người hành hương sẽ giết cừu, dê hay bò để hiến tế. Hajj là một trong những sự kiện trọng đại nhất trong cuộc sống của mỗi tín đồ Hồi giáo.

Cả năm trụ cột trên của lòng tin là những nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc phải thực hiện đối với mọi tín đồ Hồi giáo. Bên cạnh những trụ cột trên, Kinh Qur‟an cũng có những qui định về văn hóa, đạo đức:

1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa. 2. Kính trọng và hiếu thảo với cha mẹ. 3. Không tham lam, trộm cắp

4. Bố thí rộng rãi cho người nghèo, bảo vệ chăm lo cho trẻ mồ côi. 5. Không giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết.

6. Cấm ngoại tình.

7. Năng làm điều tốt, bao dung với mọi người

8. Cư xử công bằng với mọi người, tôn trọng quyền của người khác. 9. Trong sạch trong tình cảm và tinh thần.

10. Khiêm tốn, trung thực, kiên nhẫn.

Ngoài ra còn có một loạt các mệnh lệnh cấm đoán khác, nếu thực hiện chúng thì có nghĩa là phạm tội ví dụ như cấm ăn thịt lợn, cấm uống rượu, cấm tà dâm và cấm cho vay nặng lãi… Tác dụng của các điều cấm này rất sâu xa và hiện nay vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều đến phong tục tập quán, đời sống kinh tế và xã hội tại các quốc gia Hồi giáo.

Tiểu kết chƣơng 1

Không chỉ nằm ở một vị trí chiến lược trọng yếu của thế giới, tiếp giáp ba châu lục lớn mà Trung Đông từ lâu được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại, nơi khai sinh ra ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới là Ki-tô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo, đồng thời là cửa ngõ tiếp cận Trung Quốc và Ấn Độ của châu Âu. Dù là tôn

giáo thế giới ra đời khá muộn vào thế kỷ VII nhưng Hồi giáo đã có những phát triển đáng kinh ngạc. Hiện nay, Hồi giáo vẫn là tôn giáo quan trọng nhất tại khu vực Trung Đông và trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất với tốc độ tăng trưởng tín đồ rất cao và có mặt tại mọi khu vực trên thế giới.

Cơ sở giáo lý Hồi giáo là niềm tin vào Thượng đế và nhà tiên tri Mohammad, tin vào thiên thần là sứ giả của Thượng đế, tin vào các vị tiên tri- những người nhận được thông điệp từ Thượng đế, tin vào sự bất tử của linh hồn, ngày Phục sinh và ngày Phán xét cuối cùng. Đặc biệt là tin vào sự vĩnh cửu của kinh Qur'an và luật Shari‟ah. Việc tuân phục ý chí và luật lệ của Thượng đế chính là cốt lõi tín ngưỡng của đạo Hồi.

Kinh Qur'an là thánh thư của Hồi giáo được viết bằng tiếng Ảrập. Theo Hồi giáo, kinh Qur'an là những lời giáo huấn của Thượng đế cho mọi người mà Thiên sứ Mohammad đã nhận được qua thiên thần Gabriel. Kinh Qur'an được người Hồi giáo coi là "cuốn sách vĩ đại nhất, thông thái nhất" chứa đựng mọi "chân lý và tri thức" của loài người. Tuy nhiên để bổ xung cho kinh Qur‟an về mặt giáo l‎ý các tín đồ Hồi giáo còn có Hadith và Sunna - những lời giáo huấn, thực hành của nhà tiên tri Mohammed.

Trên cơ sở Kinh Qur‟an, Sunna, Idjma và Qiyas đã ra đời luật Shari‟ah. Luật Shari‟ah chứa đựng nhiều nội dung và hành vi xử thế trong cuộc sống xã hội - con người có tính chất bắt buộc cao và rất khắt khe. Nó vượt ra khỏi phạm vi đức tin và những sinh hoạt tôn giáo thuần tuý để trở thành tiêu chuẩn pháp lý trong đời sống xã hội, chi phối mọi hoạt động của người Hồi giáo. Giáo luật Hồi giáo tập trung vào 5 điều sống đạo cơ bản (còn gọi là 5 cốt đạo) sau đây: shahada, salat, zakat, syam và hajj nghĩa là xác nhận một cách trung thực rằng “không có thượng đế nào ngoài Thượng đế, và Mohammed là sứ giả của Thượng đế”, cầu nguyện mỗi ngày năm lần, bố thí cho người nghèo, nhịn chay trong tháng Ramadan và hành hương ít nhất một lần trong đời đến thánh địa Mecca nếu có thể.

Bên cạnh năm trụ cột của lòng tin là những nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc thực hiện đối với mọi tín đồ Hồi giáo Kinh Qur‟an cũng liệt kê ra rất nhiều điều răn

và hàng loạt các mệnh lệnh cấm đoán khác, nếu thực hiện chúng thì có nghĩa là phạm tội. Tác dụng của các điều cấm này rất sâu xa và hiện nay vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều đến phong tục tập quán, đời sống kinh tế và xã hội tại các quốc gia Hồi giáo.

Có thể nói tại các quốc gia Ả rập khu vực Trung Đông, mỗi mặt của cuộc sống đều do Hồi giáo chỉ đạo, mọi chuẩn mực hành vi, chuẩn mực hoạt động xã hội của mỗi công dân đều được qui định trong Kinh Qur'an, Hadith, Sunna và trong khuôn khổ của luật Shari‟ah. Hồi giáo thật sự đã trở thành nền tảng tinh thần, văn hóa và chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống của các cư dân Ả rập khu vực này. Khi tuân theo phong tục, tập quán, người Hồi giáo khu vực Trung Đông cũng đồng thời thực thi hàng loạt những nghi thức, nghi lễ tôn giáo của mình.

Chƣơng 2

PHONG TỤC, TẬP QUÁN LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG CON NGƢỜI CỦA CƢ DÂN Ả RẬP KHU VỰC TRUNG ĐÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục, tập quán hồi giáo của cư dân ả rập khu vực trung đông luận văn ths khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 25 - 31)