Điều kiện hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục, tập quán hồi giáo của cư dân ả rập khu vực trung đông luận văn ths khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 61 - 62)

3.1.2 .Cưới xin

3.1.2.1.Điều kiện hôn nhân

Điều kiện hàng đầu trong hôn nhân của tín đồ Hồi giáo là cả hai bên đều là tín đồ Hồi giáo, con gái theo tôn giáo khác phải cải sang Hồi giáo mới được làm dâu Hồi giáo. Kinh Qur'an qui định: “Các người không được lấy phụ nữ ngoại đạo, cho đến khi họ sùng đạo. Nữ nô đã sùng đạo còn hơn là phụ nữ ngoại đạo, cho dù cô ta khiến các người yêu mến cô ta. Các người không được gả con gái mình cho đàn ông ngoại đạo, cho đến khi họ sùng đạo. Nô bộc đã sùng đạo còn hơn đàn ông ngoại đạo, cho dù anh ta khiến các người yêu mến anh ta”. Quy định này cho thấy tín đồ Hồi giáo thà lấy nô tì trong nhà mình chứ không thể kết hôn với người dị giáo, trừ phi người dị giáo chuyển sang theo Hồi giáo. Phụ nữ Hồi giáo không được lấy chồng không phải tín đồ Hội giáo vì người đàn ông là chủ gia đình, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cho vợ. Nếu lấy chồng khác tôn giáo, người phụ nữ không thể duy trì đức tin của mình khi người chồng - chủ gia đình ngăn cản. Nếu chiều theo chồng bỏ đức tin sẽ sa vào trọng tội theo quy định của luật Shari‟ah. Tuy nhiên Hồi giáo cho phép tín đồ kết hôn với con gái tín đồ Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo 19, tr.49.

Đàn ông Hồi giáo bị nghiêm cấm đi hỏi cưới một phụ nữ đã ly dị hoặc góa phụ đang trong thời kỳ không được phép tái giá (4 tháng 10 ngày), bởi lẽ ở thời kỳ này là thời kỳ thuộc cuộc hôn nhân trước để xác định xem người phụ nữ này có

đang có thai từ cuộc hôn nhân trước không. Luật Shari‟ah cũng nghiêm cấm đàn ông Hồi giáo đi hỏi cưới một phụ nữ đã hứa hôn với người Hồi giáo khác. Tuy nhiên, nếu người đi hỏi cưới trước chấm dứt việc hứa hôn hoặc cho phép người thứ hai đi hỏi cưới thì không có trở ngại gì. Bên cạnh đó luật Shari‟ah cũng cấm những cuộc hôn nhân giữa những người có quan hệ huyết thống như kết hôn với mẹ kế, mẹ đẻ, bà nội, bà ngoại, con gái, cháu nội, cháu ngoại, anh, chị, em ruột, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, cùng cha, khác mẹ, mẹ nuôi, chị bú cùng dòng sữa, hoặc mẹ vợ, con dâu…21, tr.95. Hồi giáo cũng cấm kết hôn với hai chị em cùng một lúc, nhưng sau khi cuộc hôn nhân tan vỡ, nhất là khi người chồng chết đi, giáo luật lại khuyến khích việc chắp nối chị (em) dâu góa với anh (em) chồng.

Theo quy định của Hồi giáo, đàn ông được phép lấy bốn vợ, nhưng phải được những người vợ trước cho phép. Ngoài ra, anh ta phải đảm bảo cư xử công bằng với tất cả các người vợ và có nghĩa vụ tài chính không phân biệt đối với các bà vợ. “Các ngươi hãy cưới những phụ nữ được cho là tốt đẹp với các ngươi, hai người, ba người, hoặc bốn người, nhưng nếu các ngươi e sợ không thể đối xử công bằng thì các ngươi hãy cưới một vợ thôi hoặc những phụ nữ tù binh dưới quyền các ngươi. Điều đó sẽ giúp các ngươi tránh khỏi sự bất công của bản thân. (Qur'an, 4:3). Trên thực tế, hiện tượng nhiều vợ rất hiếm xảy ra trong xã hội Hồi giáo ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục, tập quán hồi giáo của cư dân ả rập khu vực trung đông luận văn ths khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 61 - 62)