.Sinh nở, đặt tên, cắt bao qui đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục, tập quán hồi giáo của cư dân ả rập khu vực trung đông luận văn ths khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 56 - 60)

Hồi giáo quan niệm rằng sự ra đời của một em bé không phải là một sự tình cờ hay một sự nhầm lẫn mà là món quà quí từ Thượng đế vì vậy đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong đời sống gia đình. Luật Shari‟ah có những qui định rất cụ thể về cách hành xử của cha mẹ và người thân liên quan đến sự ra đời của một đứa trẻ.

3.1.1.1. Sinh nở:

Khi một em bé Ả rập ra đời, dù đó là bé trai hay bé gái, từ đầu tiên bé nghe thấy sẽ là “Thượng đế”. Ngay khi em bé vừa sinh ra, thường là bố đôi khi là mẹ hoặc bất kỳ ai có mặt sẽ đọc bằng một giọng vừa phải vào tai phải của em Azan (ٌارلأا/lời gọi cầu nguyện) như sau: “Thượng đế tối cao. Tôi chứng nhận không có Thượng đế nào khác ngoài Allah và Mohammed là nhà tiên tri của ngài”, sau đó đọc vào tai trái Iquama ( خيبقلإا /lời gọi cầu nguyện thứ hai). Phong tục này có ‎ý nghĩa vô cùng sâu sắc vì theo Hồi giáo, Shaytan (ma quỉ), kẻ thù của con người, luôn chờ đợi sự ra đời của một con người mới, để quyến rũ anh ta lầm đường, lạc

lối vì vậy cần phải để tiếng gọi cầu nguyện Thượng đế chạm vào thính giác của em bé trước tiếng gọi của Shaytan. Niềm tin và sự trung thành với Thượng đế sẽ song hành với cuộc sống con người ngay từ hơi thở đầu tiên.

Theo Hồi giáo, người Ả rập bôi chà là vào môi và miệng bé (كٍُحزنا . Ai đó, ( thường là mẹ bé sẽ nhai kỹ một quả chà là, sau đó dùng tay lấy một phần chà là đã nhuyễn đặt vào miệng bé, xoa nhẹ chỗ chà là đó trong khoang miệng bé sao cho vị ngọt ngào của chà là thấm vào miệng, vừa làm như vậy vừa đọc lời cầu nguyện ân sủng và những lời chúc tốt lành cho bé. Nếu không có chà là có thể sự dụng bất cứ đồ ăn ngọt nào. Người ta quan niệm rằng massage khoang miệng bé như vậy, sẽ kích thích hoạt động các cơ miệng chuẩn bị cho bé bú mẹ. Theo truyền thuyết, nhà tiên tri Mohammad đã làm như vậy với con trai mới sinh của một trong những người trung thành với ông.

Gia đình và họ hàng luôn dành một sự quan tâm chăm sóc đầy đủ cho mẹ và em bé mới sinh, họ mang đến cho sản phụ đồ ăn lỏng, giầu protein như sữa tươi, gà hầm với các loại rau củ, mật ong….để chóng phục hồi sức khỏe và vượt qua được những vất vả của quá trình sinh nở.

Theo luật Shari‟ah, để bày tỏ lòng biết ơn vì Thượng đế đã ban tặng em bé mong muốn, nếu như có khả năng tài chính, gia đình cần phải giết cừu (خقٍقعنا) làm lễ hiến tế vào ngày thứ bảy sau khi em bé sinh ra. Nếu gia đình chưa có khả năng có thể làm lễ hiến tế vào ngày thứ mười bốn, hay hai mươi mốt (bội số của bảy)… khi có điều kiện. Nếu là bé gái vật hiến tế là một con cừu, nếu là bé trai vật hiến tế có thể là một hoặc hai con cừu tùy theo khả năng của gia đình. Bố em bé hoặc một trong những người họ hàng gần gũi sẽ thực hiện lễ hiến tế này. Ngày nay, tại các thành phố lớn, giết một con vật để làm lễ hiến tế không dễ dàng tuy nhiên bố em bé có thể ra ngoại ô, tới những trang trại nuôi gia súc, thực hiện nghi lễ hiến tế tại đó rồi mang thịt về nhà.

Khi em bé được bảy ngày tuổi người Ả rập tổ chức nghi lễ cắt tóc cho bé (

قهحنا

) . Đầu tiên cắt tóc bên phải đầu, sau đó cắt tóc bên trái đầu, không được phép cắt một bên để lại một bên. Tốt nhất là cắt tóc sau khi đã hoàn thành lễ hiến tế.

Người Ả rập sẽ cân tóc xem nặng bao nhiêu rồi lấy một lượng vàng hoặc bạc có trọng lượng tương đương, hoặc một khoản tiền có giá trị tương đương với số vàng, bạc đó đem chia cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu như bé không có tóc cũng không sao, cha mẹ sẽ tùy theo khả năng tài chính và sự hào phóng của mình để làm từ thiện giúp đỡ những người khó khăn.

Trong khoảng một tháng rưỡi, tiệc tùng được tổ chức mừng sự ra đời của em bé. Ở Oman, vào ngày thứ 45 sau khi em bé chào đời người ta sẽ tổ chức bữa tiệc gọi là Al Aquiqua. Vào ngày này ông bố sẽ mời toàn thể thành viên trong gia đình mình cũng như gia đình vợ tới dự tiệc chiêu đãi. Họ sẽ giết thịt một hoặc một vài con cừu, con dê hay con bò để lấy một phần thịt làm thức ăn, phần còn lại chia cho người nghèo, hàng xóm. Những người được mời đến dự tiệc sẽ tặng quà cho mẹ và em bé mới sinh. Những người phụ nữ sẽ bế bé, hát và nhảy múa. Ở Xiri em bé mới sinh sẽ được tắm bằng nước muối loãng vì người Xiri tin rằng nước muối loãng sẽ làm cho da em bé đẹp hơn. Họ sẽ tô mắt, lông mày em bé bằng bột đá nghiền nát (محك) vì họ tin rằng điều này làm mắt và lông mày bé sẽ đen hơn. Còn tại Iraq tiệc mừng bé trai sẽ lớn hơn tiệc mừng bé gái vì người Iraq quan niệm rằng bé trai sẽ là người nối dõi của gia đình. Khách được mời sẽ tặng em bé một mẩu vàng nhỏ treo tạm lên tã của bé và miếng đồ trang sức này sẽ được lưu giữ mãi mãi.

3.3.1.2. Đặt tên

Lựa chọn tên cho em bé cũng là một vấn đề không kém phần quan trọng, có một số quan điểm khác nhau về ngày đặt tên cho bé. Một số người cho rằng phải đặt tên cho bé vào ngày thứ bảy sau khi chào đời, một số khác lại cho rằng phải đặt tên ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa thì việc đặt tên con rất được người Ả rập coi trọng vì nhà tiên tri Mohammed đã nói: “Vào ngày Phán xử cuối cùng các người sẽ được gọi tên theo tên mình và tên bố vì vậy hãy đặt cho trẻ em những cái tên đẹp đẽ”. Luật Shari‟ah qui định rằng trẻ sơ sinh có quyền được gọi bằng những cái tên đẹp đẽ, ngọt ngào vì cái tên này sẽ theo bé suốt trong cuộc đời. Tốt nhất tên không bao gồm nhiều chữ cái, dễ phát âm, dễ ghi nhớ và gọi. Các tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới thường đặt tên con bằng tên của nhà tiên tri

Mohammad, các vị vua (Khalipha) kế vị nhà tiên tri Mohammad như Umar, Uthman và Ali, các cháu ngoại của nhà tiên tri là Hasan và Husain. Bên cạnh tên nhà tiên tri, tên các thiên thần, còn có những cái tên được ghép giữa gốc từ Abd (tôi tớ) với tên gọi Thượng đế hoặc một trong chín chín danh gọi của Thượng đế như: Abdu Allah (tôi tớ của Thượng đế) Abdu Rahman (Tôi tớ của Đấng Nhân Lành), Abdu Rahim (tôi tớ của Đấng Từ Bi). Tất nhiên cái tên được ưu chuộng nhất chính là tên nhà tiên tri Mohammed, người Ả rập quan niệm rằng ngôi nhà mà trong đó có người mang tên Mohammed luôn gặp nhiều may mắn. Các bé gái thường được cha mẹ đặt theo tên các bà vợ nổi tiếng của nhà tiên tri như Khadija, Aisha hoặc tên con gái của ông là Fatima.

Có thể nói hệ thống tên Ả rập là một hệ thống rất phức tạp vì phần lớn người Ả rập không chỉ có một cái tên mà họ sở hữu một chuỗi tên gọi khác nhau. Tên có thể được chia ra thành những phần chính như sau:

-Alam (ىهع): Tên đầu tiên được đặt ngay khi chào đời hoặc vào ngày thứ bảy sau khi chào đời hoặc khi làm lễ cắt bao qui đầu đối với bé trai. Tên này được cha mẹ, họ hàng, bạn bè, người thân, quen sử dụng. Alam thường bao gồm một từ như Mohammed, Mahmud, hay Fatima những cũng có thể bao gồm hai từ khi kết hợp giữa gốc từ Abd (tôi tớ) với tên gọi Thượng đế hoặc một trong chín chín danh gọi của Thượng đế như: Abdu Allah, Abdu Rahman, Abdu Rahim. Ở một số nước Ả rập có truyền thống rất thú vị, đó là mọi bé trai đều được gọi là Mohammed theo tên nhà tiên tri còn bé gái là Fatima theo tên con gái nhà tiên tri trong ba ngày đầu sau khi chào đời còn sau đó cha mẹ sẽ đặt tên chính thức cho bé.

-Nasab (تطَ‎) ): Tên theo phả hệ của gia đình trong đó tên con kết nối với tên cha bằng từ bin (ٍث /con trai) đối với con trai hoặc bint (ذُث /con gái) đối với con gái, Nasab cho biết tên cha, ông nội, cụ… của mỗi cá nhân trong chuỗi phả hệ. Có những cái tên lên tới 12 Nasab tuy nhiên phần lớn chỉ có hai thành phần, tên con, tên cha rồi đến họ như Mohammed bin Rashid Al Maktoum hoặc ba thành phần gồm tên con, tên cha, tên ông rồi đến họ như Ibrahim bin Abdulaziz bin Abdullah Al-Assaf.

-Laquab (تقن) : Tùy vào địa vị xã hội, mỗi cá nhân có thể có một hoặc vài tước vị hoặc biệt danh. Laquab cũng có thể là tên đất nước hay vùng miền nơi người đó sinh ra hoặc đến từ đó, trường phái tôn giáo hay nghề nghiệp, địa vị xã hội.

-Cunia (خٍُك) : Gọi tên cha, mẹ theo tên con. Trong thành phần tên này bao giờ cũng có từ Abu (ىثأ) hoặc Umu (وأ) có nghĩa là bố hoặc mẹ. Một người có thể có vài tên kiểu này ví dụ ông Mohammed có hai con trai là Hasan và Husein có thể được gọi là Abu Hasan hoặc Abu Husein nghĩa là bố Hasan hoặc bố Husein. Trong một số trường hợp Abu, Umu không có nghĩa là bố hoặc mẹ mà nghĩa là người sở hữu ví dụ Abu Khair, người sở hữu lòng nhân từ (người nhân từ), Abu Fahar, người sở hữu sự vui vẻ (người vui vẻ). Đôi khi một em bé sau khi sinh ra đã có Cunia, trong trường hợp này Kunia là mong muốn em bé sau này sẽ sinh con trai, đặt tên như vậy.

3.1.1.3. Cắt bao qui đầu:

Một sự kiện quan trọng khác trong cuộc đời của một đứa trẻ Ả rập là lễ cắt bao qui đầu. Việc cha mẹ thực hiện nghi lễ cắt bao qui đầu cho con trai mình thể hiện sự tuân phục Thượng đế và dâng hiến lên Thượng đế con cái của mình. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thời gian thực hiện nghi lễ này, phần lớn học giả Hồi giáo cho rằng cần phải cắt bao qui đầu chính vào ngày cắt tóc em bé sơ sinh tức là ngày thứ bảy sau khi chào đời. Một số khác lại cho rằng nghi lễ này nên thực hiện khi bé trai từ sáu, bảy tuổi đến mười tuổi.Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa bắt buộc phải thực hiện nghi lễ này khi em bé còn trong độ tuổi vị thành niên. Lễ này là một sự kiện trọng đại của em bé, đánh dấu sự trưởng thành và trách nhiệm như một người con trai của bé.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục, tập quán hồi giáo của cư dân ả rập khu vực trung đông luận văn ths khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 56 - 60)