Một số khái niệm về phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục, tập quán hồi giáo của cư dân ả rập khu vực trung đông luận văn ths khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 31 - 33)

7. Bố cục luận văn:

2.1.Một số khái niệm về phong tục, tập quán

Phong tục là từ Hán Việt nếu cắt nghĩa từng chữ ta có thể hiểu: Phong là nền nếp đã lan truyền rộng rãi; Tục là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội... .

Cuốn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã đưa ra định nghĩa sau về phong tục : “Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất”.

Có định nghĩa khác về phong tục như « Phong tục là mô hình ứng xử của một nhóm người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và không bị quyết định bởi những đặc tính sinh học của nhóm người đó »

Hoặc cuốn từ điển tiếng Việt 1999-2000 đưa ra định nghĩa sau : « Phong tục là thói quen đã ăn sâu trong xã hội của một địa phương, một nước ».6, tr.648

Vì xã hội thay đổi liên tục nên dù sự thay đổi đó diễn ra chậm đến mức nào thì về cơ bản các phong tục luôn có tính tạm thời, không vĩnh cửu. Có những phong tục chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, được coi là một thứ “thời trang” trong ứng xử, có những phong tục lại có sức sống mạnh mẽ, tồn tại lâu bền trong xã hội và khi được hợp thức hóa trong môi trường xã hội và tôn giáo, nó sẽ trở thành đạo đức và khi được đem thi hành theo những khía cạnh về quyền lợi và nghĩa vụ, phong tục sẽ trở thành luật pháp. Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Phong tục cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó, không dễ gì một sớm một chiều đã được mọi người, mọi nhà, mọi tầng

lớp tuân theo. Vì tục hay thì nhiều người bắt chước nhau làm, tục dở nhiều người cũng sẽ bắt chước nhau bỏ dần

Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chí một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ, lên lão... Hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm, hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người… Những phong tục được thiết lập lâu dài và được áp dụng cho nhiều người, tại một nơi hay một tổ chức nào đó, sẽ mang sức mạnh như luật pháp.

Tập quán chỉ thói quen trong sinh hoạt giao tiếp, trong lao động sản xuất không chỉ của một cá nhân mà phải được cả cộng đồng thừa nhận và ai cũng tuân theo ở một địa phương nhất định. Tập quán của cộng đồng chi phối mỗi thành viên sống trong đó.

Như vậy phong tục tập quán là những qui tắc xử sự mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng của toàn thể dân chúng qua nhiều thế hệ trong một cộng đồng tự quản.

Hay theo Từ điển tiếng Việt thì « phong tục tập quán là những thói quen đã được mọi người tuân thủ tại một địa phương, trong một hoàn hoàn cảnh bắt buộc phải chấp nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa phương » 5, tr. 467

Hoặc cuốn từ điển tiếng Việt 1999-2000 đưa ra định nghĩa sau về tập quán : « Tập quán là nếp sống (cư xử, hành động) do lặp lại nhiều lần mà có và thường trở lại trong những hoàn cảnh hay điều kiện tương tự » 6, tr.747

Nói cách khác thì phong tục tập quán là hệ thống các quy tắc xử sự do những người sống trong xã hội tự đặt ra được áp dụng vào đời sống và phục vụ cho nhu cầu tự quản của cộng đồng. Cùng với pháp luật, phong tục tập quán cũng là công cụ hữu hiệu, quan trọng trong việc điều chỉnh, tổ chức, quản lý những hành động.

Có thể nói phong tục tập quán là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chuẩn mực để hướng dẫn mọi hành vi xử sự và là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và

đánh giá hành vi của con người. Phong tục tập quán giữ vai trò công cụ quan trọng không thể thiếu trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử, đạo đức của con người.

Hệ thống phong tục tập quán Hồi giáo của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông (trong luận văn này gọi tắt là cư dân Ả rập) không phải ngay từ đầu đã hoàn chỉnh mà qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử đã bị nhiều yếu tố bên ngoài tác động. Tại các quốc gia khu vực này, mỗi mặt của cuộc sống đều do tôn giáo chỉ đạo, mọi chuẩn mực hành vi, chuẩn mực hoạt động xã hội của mỗi tín đồ Hồi giáo đều được qui định trong Kinh Qur'an, Hadith, Sunna và trong khuôn khổ của luật Shari‟ah. Có thể nói phong tục tập quán của cư dân Ả rập lại rất đa dạng bởi thế giới Ả rập trải dài trên một lãnh thổ rộng lớn bao trùm lên các tiểu vùng người khác nhau, tuy vậy vẫn không thể phủ nhận chất Ả rập đậm nét và màu sắc tôn giáo bao trùm lên mọi phong tục tập quán trong xã hội vì vậy phong tục tập quán các nước khu vực này vẫn có rất nhiều nét chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục, tập quán hồi giáo của cư dân ả rập khu vực trung đông luận văn ths khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 31 - 33)