Lịch Hồi Giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục, tập quán hồi giáo của cư dân ả rập khu vực trung đông luận văn ths khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 70 - 88)

3.1.3 .Tang ma

3.2.1.Lịch Hồi Giáo

3.2. Lịch Hồigiáo và lễ hội

3.2.1.Lịch Hồi Giáo

Tại các quốc gia Ả rập nói chung và các quốc gia Ả rập khu vực Trung Đông nói riêng cũng như một số quốc gia với dân cư chủ yếu theo Hồi giáo, người ta sử dụng một loại lịch gọi là lịch Hồi Giáo (يرجهنا ىٌىقزنا) hay còn gọi là lịch Hijri. Từ Hijri là tính từ cấu tạo từ danh từ Hijra (gốc từ Hajara/ rời đi, di cư) có nghĩa là sự rời đi, sự di cư. Ở đây từ Hijra dùng để chỉ sự di cư của nhà tiên tri Mohammed và cộng đồng Hồi giáo từ thánh địa Mecca về ốc đảo Medina, ngày 16/07/622. Sự di cư này chính thức mở đầu một kỷ nguyên mới của lịch Hồi giáo.

Ngày, tháng trong lịch Hồi giáo được tính theo các pha trong chu kỳ của mặt Trăng, khác với lịch Gregorius (còn gọi là Tây lịch, Công lịch, Dương lịch) dựa trên sự chuyển động của mặt trời. Mỗi một vòng của mặt trăng xoay quanh trái đất là một tháng, 12 vòng là một năm. Một tháng lịch Hồi giáo lần lượt có 29 hoặc 30 ngày, một năm có tổng cộng 354 ngày, năm nhuận có 355 ngày. Cứ 19 năm bình thường có 354 ngày và 11 năm nhuận có 355 ngày tạo thành một vòng tuần hoàn ba mươi năm trong lịch Hồi giáo, trong đó năm nhuận là năm thứ hai, thứ năm, thứ bảy, thứ mười, thứ mười ba, mười sáu, mười tám, hai mươi mốt, hai mươi tư, hai mươi sáu và hai mươi chín của vòng tuần hoàn ba mươi năm.

So với năm dương lịch luôn có 365 ngày, mỗi năm của lịch Hồi Giáo thiếu hụt khoảng 10, 11 ngày Như vậy tương đương với 32 năm Dương lịch sẽ là 33 năm lịch Hồi giáo. Điều khác biệt là lịch Hồi Giáo không có tháng nhuận (4 năm một lần) như Âm Lịch của người Trung Hoa. Do đó, sự thiếu hụt giữa Lịch Hồi Giáo và

Dương lịch cứ bị tích lũy mỗi ngày một lớn. Đến nay, sự sai biệt giữa Lịch Hồi Giáo và Dương Lịch là 43 năm.

Lấy thí dụ: Năm 2016 Dương Lịch là năm 1437 của Lịch Hồi Giáo. Năm bắt đầu kỷ nguyên lịch Hồi Giáo là năm 622. Nếu tính theo Dương Lịch thì năm 2016 phải là năm 1394 của Hồi Giáo, nhưng vì năm lịch Hồi Giáo chỉ có 354 ngày nên số năm của Âm Lịch Hồi Giáo đã bị dư ra 43 năm (1437-1394=43). Để tính chính xác ngày, tháng lịch Hồi giáo theo Dương lịch hoặc ngược lại có những bảng biểu riêng còn để tạm tính có thể sử dụng công thức sau: G = H - 33 H +622 H = G - 622 + 32 622  G

Trong đó G là lịch Gregorius (Dương lịch); H là lịch Hồi giáo30, ctp. 487. Do năm âm lịch ngắn hơn năm dương lịch 10 hoặc 11 ngày nên các ngày lễ linh thiêng của Hồi giáo, mặc dù được kỷ niệm vào các ngày cố định trong lịch Hồi giáo, lại dịch chuyển lùi lại khoảng 10, 11 ngày trong mỗi năm dương lịch kế tiếp.

3.2.2. Lễ hội

Người Hồi giáo nói chung và cư dân Ả rập khu vực Trung Đông nói riêng có hai ngày lễ tết lớn hằng năm đó là Eid al-Fittr )رطفنا ذٍع(và Eid al-Adha)ىحضلأا ذٍع(. Eid al-Fittr là ngày lễ ăn mừng hoàn thành bổn phận nhịn chay tháng Ramadan (tháng chín lịch Hijri), còn Eid al-Adha là lễ hiến tế diễn ra vào tháng Zhu al-Hijja (tháng mười hai lịch Hijri), tháng hành hương đến thánh địa Mecca.

3.2.2.1. Eid al-Fittr

Lễ Eid al-Fittr còn gọi là Eid al Shagir (lễ nhỏ) là ngày lễ đầu tiên trong năm của các tín đồ Hồi giáo. Từ Eid trong tiếng Ả rập có nghĩa là ngày lễ còn al-Fittr là bữa ăn sáng, bữa điểm tâm vì vậy Eid al-Fittr có nghĩa là lễ ăn sáng. Eid al-Fittr diễn ra sau khi kết thúc tháng nhịn chay Ramadan, nền tảng căn bản thứ tư trong Hồi giáo, bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng Shawwal, tháng thứ 10 theo lịch Hijri, lễ này kéo dài ba ngày. Ngày lễ này được gọi là Eid al-Fittr vì người Hồi giáo được ăn uống bình thường trở lại sau khi đã hoàn thành tháng nhịn chay. Bữa ăn

đầu tiên sau thời kỳ nhịn chay, đối với các tín đồ Hồi giáo có ý nghĩa như một lễ chia tay những ngày thiêng liêng của tháng Ramadan. Người Hồi giáo quan niệm rằng những người đã nhịn chay một cách thành tâm và hoàn hảo trong suốt tháng Ramandan sẽ được Thượng đế tha thứ cho những tội lỗi đã qua, và cho thoát khỏi lửa địa ngục. Trong ngày lễ này Thượng đế lệnh cho các tín đồ Hồi giáo phải tụ họp nhau lại để cầu nguyện, tạ ơn Thượng đế đã hướng dẫn và ban ân sủng cho họ.

Eid al-Fittr được coi là ngày lễ của sự tha thứ và làm điều thiện. Tại các quốc gia Hồi giáo nói chung và các quốc gia Ả rập khu vực Trung Đông nói riêng Eid al- Fittr bắt đầu bằng lễ cầu nguyện tập thể được thực hiện sau khi mặt trời mọc và tại các địa điểm công cộng rộng lớn, nơi có thể tập trung vài nghìn tín đồ Hồi giáo. Sau lễ cầu nguyện các tín đồ Hồi giáo chúc mừng nhau nhân ngày lễ thiêng liêng này. Câu chúc mừng hay được sử dụng nhất là “kulu am wa'antum bikhayr” tiếng Ả rập có nghĩa là “Những điều may mắn luôn song hành cùng bạn suốt cả năm”. Trong ngày lễ, các tín đồ Hồi giáo mặc những bộ trang phục đẹp nhất, tập hợp mọi người trong gia đình để ăn uống cùng nhau, đi chúc tết những người họ hàng, bạn bè, người thân, hàng xóm…. Chà là là một món ăn không thể thiếu trong bữa tiệc đầu tiên của Eid al-Fittr. Trong mỗi gia đình, luôn có những bàn tiệc long trọng với những món ăn rất ngon và rất nhiều. Nhà cửa được trang hoàng đẹp đẽ, truyền hình phát đi cảnh lễ hội khắp nơi, đền thờ Hồi giáo thắp đèn sáng lung linh. Trẻ em mặc quần áo mới, dong đèn nến khắp phố. Các công viên, địa điểm vui chơi đông nghịt người. Tất cả đều hân hoan chào đón Eid al –Fittr.

Việc xác định ngày đầu tiên của tháng Ramadan và ngày khởi đầu tháng Shawwan để bước vào Ead al-Fittr là vô cùng quan trọng đối với Hồi giáo. Xác định ngày mở đầu lễ Ead al-Fittr còn quyết định sự luân chuyển nối tiếp những ngày tháng còn lại trong năm. Tuy nhiên, việc xác định 2 ngày trọng đại nhất này lại được quyết định bằng cách dùng mắt thường để quan sát sự ló dạng của mặt trăng trên bầu trời đêm. Cách làm này là tuân thủ lời của nhà Tiên tri Mohammed đã phán bảo từ thời khai sinh nhà nước Hồi giáo đầu tiên tại phần đất ngày nay thuộc lãnh thổ Vương quốc Ả Rập Xê Út: “Hãy nhịn đói (tháng Ramadan) khi nhìn thấy trăng

khuyết và hãy hưởng Tết (Ead al-Fittr) khi nhìn thấy trăng khuyết”. Theo cách này, đêm nào vào cuối tháng thứ tám theo lịch Hồi giáo, nếu nhìn thấy vành trăng non đầu tiên xuất hiện thì ngày hôm sau chính là ngày mùng một của tháng Ramadan. Còn đêm nào vào cuối tháng Ramadan nhìn thấy vành trăng non đầu tiên xuất hiện thì sáng hôm sau chính là ngày đầu tiên của tháng Shawan, thế giới Hồi giáo bước vào đại lễ Ead al-Fittr. Cũng chính vì tầm quan trọng của vành trăng khuyết - tiếng Ả Rập gọi là al-Hilal - như thế, mà al-Hilal trở thành biểu tượng của Hồi giáo. Biểu tượng này xuất hiện rất nhiều trong nghệ thuật kiến trúc, hội họa của người Hồ igiáo và cũng thường thấy trên quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia theo đạo Hồi. Al-Hilal còn được dùng làm biểu tượng của cơ quan y tế nhân đạo của người Hồi giáo - Hội Trăng lưỡi liềm đỏ; trong khi các quốc gia không theo tôn giáo này dùng hình tượng Chữ thập đỏ.

Chính vì dùng mắt thường để xác định đêm có vành trăng khuyết đầu tiên xuất hiện, nên có sự khác nhau - trước hoặc sau 1 ngày - giữa các quốc gia Hồi giáo khi bước vào tháng Ramadan cũng như khi mở lễ Ead al-Fittr. Ngày nay, giới hữu trách Hồi giáo cũng sử dụng những phương tiện khoa học hiện đại quan sát không gian để xác định thời khắc xuất hiện vành al-Hilal đầu tiên, tuy nhiên trong giới học giả Hồi giáo cũng xuất hiện cuộc tranh luận về “tính giáo lý” đúng hay không đúng khi sử dụng những phương tiện này thay cho mắt thường.

3.2.2.2. Eid al-Adha

Eid al-Adha hay còn gọi là Eid Al Kabir là ngày lễ thứ hai của Hồi giáo và là ngày đại lễ lớn nhất trong năm, diễn ra trong những ngày hành hương Hajj. Eid al-Adha bắt đầu từ ngày mùng mười tháng Dhu al-Hijjah tức tháng 12 theo lịch Hijri và kéo dài trong ba ngày tiếp theo). Trong tháng Dhu al-Hijjah này, những tín đồ Hồi giáo có điều kiện kinh tế hoặc được tài trợ, từ khắp nơi trên thế giới sẽ thực hiện trụ cột thứ năm của Hồi giáo - hành hương (Hajj) tới thánh địa Mecca thuộc Vương quốc Ả Rập Xê Út và tham gia đại lễ Eid al-Adha ở đây. Từ Eid trong tiếng Ả rập có nghĩa là ngày lễ còn al-Adha có nghĩa là hiến tế vì vậy Eid al-Adha có nghĩa là ngày lễ hiến tế. Lễ hiến tế là dịp để các tín đồ Hồi giáo tỏ lòng biết ơn

đối với Thượng đế và tưởng nhớ việc nhà tiên tri Ibrahim sẵn sàng hy sinh con trai duy nhất của mình là Ismail cho Thượng đế. Theo Hồi giáo, nhà tiên tri Ibrahim đã rất già, khoảng 120 tuổi (có tài liệu nói 86 tuổi) mà không có con, ông cần khẩn Thượng đế ban cho ông một cậu con trai. Sau đó vợ ông có thai và sinh ra một cậu bé, đặt tên là Ismail. Khi con trai đến tuổi biết chạy, biết nói, nhà tiên tri Ibrahim nằm mơ liên tiếp trong hai đêm mùng tám và mùng chín tháng Dhu al-Hijjah thấy ông phải cắt cổ con trai mình vì Thượng đế. Khi nhà tiên tri nói chuyện với con trai về giấc mơ của mình, Ismail dù còn rất nhỏ liền yêu cầu cha thực hiện mệnh lệnh của Thượng đế. Đến ngày mùng mười tháng Dhu al-Hijjah (ngày bắt đầu lễ Eid al Adha của các tín đồ Hồi giáo ngày này) hai cha con thi hành mệnh lệnh của Thượng đế. Nhà tiên tri Ibrahim dẫn con trai tới Mina, đến bên trụ đá Aqabah (trụ lớn) để cắt cổ con. Khi nhà tiên tri Ibrahim đưa dao lên định cắt cổ Ismail thì quỉ Shaytan xuất hiện dùng những lời lẽ ngọt ngào khuyên nhủ không nên cắt cổ con trai duy nhất của mình. Nhà tiên tri Ibrahim bèn dùng bảy hòn đá ném đuổi quỉ Shaytan sau đó mang con trai đến trụ đá Wusta (trụ trung) để thực hiện việc hiến tế của mình. Quỉ Shaytan lại xuất hiện can ngăn, nhà tiên tri lại ném đá vào quỉ Shaytan để xua đuổi rồi mang con trai đến trụ đá Shuhgra (trụ nhỏ) để tiếp tục công việc của mình. Quỉ Shaytan lại xuất hiện, quấy rối và lại bị nhà tiên tri Ibrahim ném đá. Tuy nhiên sau lần ném đá này ông không mang con trai đến chỗ khác mà đưa dao lên cắt cổ con. Kỳ lạ là con dao không thể nào cắt được cứ dính vào cổ, thậm chí khi ông đâm cũng không tài nào thủng. Bỗng nhiên ông nghe thấy tiếng nói của Thượng đế từ trên trời khen ngợi sự trung thực và chấp hành mệnh lệnh của mình và sau đó một con cừu được đưa từ Thiên Đàng xuống để làm vật hiến tế thay cho Ismail.

Bên cạnh đó các tín đồ Hồi giáo tin rằng khi qua đời, mỗi người phải đi qua một cây cầu nhỏ hơn sợi tóc, sắc hơn kiếm và nóng hơn lửa và những con vật họ hiến tế khi còn sống sẽ chờ họ ở đó, họ sẽ cưỡi trên những con vật đó để qua cầu. Nếu không có những con vật đó, họ sẽ rơi xuống địa ngục.

ngay sau lễ cầu nguyện Salaah Al Eid (buổi lễ cầu nguyện tập thể của ngày đại lễ vào sáng sớm). Tuy nhiên, việc giết con vật hiến tế này được phép thực hiện trong khoảng thời gian còn lại sau giờ hành lễ Salaah Al Eid cho đến cuối ngày và có thể được tiếp diễn cho đến lúc mặt trời đã lặn của ngày thứ mười ba tháng Dhu al- Hijjah. Tuy nhiên người Hồi giáo cho rằng giết con vật hiến tế ngay sau khi hoàn thành buổi cầu nguyện Salaah-al-Eid là tốt nhất.

Việc hiến tế cừu, dê, bò hay lạc đà trong ngày lễ này là qui định bắt buộc đối với những người đang đi hành hương về thánh địa Mecca (Hajj) còn những người không đi hành hương thì việc giết tế gia súc này chỉ mang tính khuyến khích nếu như họ có điều kiện mua con vật để hiến tế. Theo Hồi giáo, giết cừu, dê, bò hay lạc đà trong ngày đại lễ Eid al Adha không phải là để dâng thịt hay máu của chúng lên Thượng đế bởi Thượng đế không cần thịt hay máu của chúng, tuy nhiên Thượng đế ra lệnh cho con người hiến tế súc vật vào ngày đại lễ này để tán dương sự vĩ đại của Thượng đế và để những người Hồi giáo thể hiện tình đồng đạo tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình vì đây là dịp để những người giàu có, những người có khả năng tài chính thể hiện lòng hảo tâm và chia sẻ phần lộc của mình cho người nghèo khó và ngược lại đây cũng là ngày đại tiệc đối với những người nghèo khó khi họ được ăn ngon và vui vẻ như những người khác. Đây mới chính là ý nghĩa đích thực của việc giết tế cừu, dê, bò hay lạc đà trong ngày đại lễ Eid al-Adha mà Thượng đế đã quy định cho các tín đồ Hồi giáo. “Hãy ăn thịt của chúng và phân phối cho những người nghèo đói” (Qur'an, 22, 28). Theo Sunna thì thịt của súc vật hiến tế được chia làm ba phần: một phần cho gia đình, một phần cho bạn bè và hàng xóm láng giềng phần còn lại cho người nghèo.

Những người không có điều kiện đi hành hương thì đến thánh đường gần nơi cư trú để tham gia Đại lễ. Theo truyền thống, vào buổi sáng ngày lễ chính ( ngày 10 Dhu al-Hijjah) tín đồ Hồi giáo trong những bộ trang phục đẹp nhất tập trung hành lễ tập thể dưới sự hướng dẫn của Imam (người phụ trách việc hướng dẫn cầu nguyện trong các buổi lễ). Sau lễ cầu nguyện mọi người chúc mừng nhau. Trong ngày này, nhà nào dù nghèo hay giàu cũng cố mua cho được một con cừu hay dê để làm lễ hiến

tế. Dê và cừu bán đầy chợ. Thịt cừu, thịt dê chế thành các món nướng, xúp, làm bánh, đủ thành những bàn tiệc long trọng trong mỗi gia đình. Rồi họ đi cầu nguyện, bố thí cho người nghèo. Nhà cửa được trang hoàng đẹp đẽ, đền thờ Hồi giáo thắp đèn sáng lung linh. Truyền hình, đài phát thanh đọc những đoạn Kinh Qur'an, kể chuyện nhà tiên tri Ibrahim và con trai Ismail, khuyên các tín đồ thành tâm…

3.2.2.2. Những ngày lễ khác

Bên cạnh hai ngày lễ lớn trong năm là Eid al-Fittr và Eid al- Ahda, hàng tuần người Hồi giáo còn có một ngày Eid nhỏ là Jum‟a (خعًجنا thứ sáu) để họp mặt và bàn thảo về những sự hành đạo của Hồi giáo. Theo qui định của Hồi giáo ngày thứ sáu là ngày cầu nguyện tập thể vì vậy vào ngày này các đền thờ Hồi giáo luôn đông nghẹt người. Tại thủ đô Ai Cập nhiều đền thờ không đủ sức chứa số lượng tín đồ quá đông đến nỗi cảnh sát phải chặn xe cộ trên đường phố, trải chiếu trên lề đường và trên cả đường phố để các tín đồ có chỗ đứng xếp hàng cầu nguyện. Sau khi cuộc cầu nguyện chấm dứt, cảnh sát cho phéo những dòng xe cộ chuyển bánh đi tiếp. Hiện nay, tại phần lớn các quốc gia Ả rập khu vực Trung Đông, ngày thứ sáu là ngày nghỉ trong tuần.

Bên cạnh những ngày lễ trên có thể kể đến lễ mừng sinh nhật nhà tiên tri Mohammad (Eid al –Maulid),lễ mừng nhà tiên tri Mohammad lên trời (Miraj), lễ tạ ơn (Ashura), lễ kỷ niệm ngày nhà tiên tri Mohammed di cư từ Mecca đến Madina… tuy nhiên những ngày lễ này được kỷ niệm tại mỗi nước một khác và không được long trọng như hai ngày lễ Eid al- Fittr và Eid al – Adha.

Tiểu kết chƣơng 3

Gắn liền với chu kỳ sinh học của con người theo chuỗi thời gian từ khi sinh ra, trưởng thành đến khi từ giã cõi đời là những nghi lễ vòng đời khác nhau. Đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong tục, tập quán hồi giáo của cư dân ả rập khu vực trung đông luận văn ths khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 70 - 88)