Các làng nghề truyền thống tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 56)

STT Tên làng nghề Địa chỉ Lĩnh vực

I. Huyện Bình Xuyên

1 Làng gốm truyền thống Hƣơng Canh TT. Hƣơng Canh Gốm 2 Làng mộc truyền thống Hợp Lễ TT. Thanh Lãng Mộc 3 Làng mộc truyền thống Yên Lan TT. Thanh Lãng Mộc 4 Làng mộc truyền thống Xuân Lãng TT. Thanh Lãng Mộc

II. Huyện Yên Lạc

5 Làng mộc truyền thống Lũng Hạ Xã Yên Phƣơng Mộc 6 Làng mộc truyền thốngVĩnh Đoài TT. Yên lạc Mộc 7 Làng mộc truyền thốngVĩnh Đông TT. Yên lạc Mộc 11 Làng mộc truyền thống Thôn Vĩnh Trung TT. Yên lạc Mộc

III.Huyện Vĩnh Tƣờng

12 Làng rắn truyền thống Vĩnh Sơn Xã Vĩnh Sơn Rắn 13 Làng rèn truyền thống Bàn Mạch Xã Lý Nhân Rèn 14 Làng mộc truyền thống Văn Giang Xã Lý Nhân Mộc 15 Làng mộc truyền thống Văn Hà Xã Lý Nhân Mộc 16 Làng mộc truyền thống Thủ Độ Xã An Tƣờng Mộc 17 Làng mộc truyền thống Bích Chu Xã An Tƣờng Mộc

IV. Huyện Sông Lô

19 Làng mây tre đan Thôn Mới Xã Cao Phong Mây tre đan 20 Làng đá truyền thống Hải Lựu Xã Hải Lựu Đá

V. Huyện Lập Thạch

21 Làng nghề mây tre đan Xuân Lan Xã Văn Quán Mây tre đan 22 Làng mây tre đan truyền thống Triệu Xá Xã Triệu Đề Mây tre đan

Làng nghề thủ công ở đây phong phú, đa dạng. Trong số các nghề và làng nghề truyền thống tỉnh Vĩnh Phúc có một số nghề và làng nghề có lợi thế để thu hút khách du lịch, có thể khai thác với vai trò là điểm du lịch trọng tâm. Khai thác các sản phẩm nghề thủ công truyền thống và khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò lớn trong việc phát triển du lịch. Kinh nghiệm cho thấy nhiều làng nghề truyền thống nếu đƣợc đầu tƣ xây dựng, khôi phục quá trình hoạt động có thể trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đồng thời có thể bán đƣợc các sản phẩm lƣu niệm cho khách. Tuy nhiên cần phải biết lựa chọn những nghề phù hợp và những làng nghề có vị trí thuận lợi, gần các tuyến điểm du lịch để đầu tƣ phát triển và tổ chức khai thác phục vụ du lịch. Ở Vĩnh phúc có nhiều làng nghề thủ công truyền thống độc đáo nhƣ làng rắn Vĩnh sơn, nghề gốm Hƣơng canh, Nghề đá Hải Lựu, mây tre đan Triệu Đề...

* Thuận lợi

Các làng nghề ở Vĩnh Phúc đến nay vẫn bảo tồn đƣợc các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. Hiện nay các làng nghề có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Nhiều làng nghề hiện là các điểm tham quan khá hấp dẫn du khách.

Các di tích làng nghề nhƣ đình, chùa, nhà thờ họ, khu tƣởng niệm… còn lƣu giữ bảo tồn nhiều kiến trúc cổ, đồ cổ có giá trị về văn hóa lịch sử. Gắn liền là rất nhiều lễ hội liên quan đến hoạt động sản xuất của làng nghề. Đó là những điểm tham quan hấp dẫn về văn hóa làng nghề.

Tại các làng nghề ngƣời dân còn chế biến nhiều món ăn đặc sắc mang hƣơng vị đặc trƣng của vùng quê.

* Khó khăn

Hiện nay ở Vĩnh Phúc sản xuất trong các làng nghề và du lịch làng nghề phát triển còn mang tính tự phát, chƣa có tính hợp tác và thiếu sự quy hoạch.

Vĩnh Phúc có rất nhiều sản phẩm làng nghề nổi tiếng. Tuy nhiên việc phát huy các sản phẩm này cho mục đích du lịch còn nhiều hạn chế. Một số các sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh có chất lƣợng chƣa cao và chƣa đồng đều, trình độ thẩm mỹ và tính thƣơng mại của sản phẩm còn nhiều hạn chế nên sức cạnh tranh trên thị trƣờng còn kém. Đặc biệt hàng thủ công mỹ nghệ chƣa có nhiều sản phẩm phản ánh sinh động giá trị bản sắc văn hóa dân tộc và địa phƣơng, nhiều sản phẩm còn sao chép của các nơi khác làm giảm tính hấp dẫn đối với du khách. Nhiều chủ cơ sở sản xuất do chạy theo lợi nhuận nên đã làm ảnh hƣởng nhiều đến uy tín của những làng nghề truyền thống.

Ở nhiều làng nghề các di tích lịch sử - văn hóa, các phong tục địa phƣơng chƣa đƣợc coi trọng đúng mức để tổ chức quản lý và bảo vệ nên đã có một số di tích, phong tục bị xuống cấp, mai một. Điều này làm ảnh hƣởng không ít đến sức hấp dẫn của du khách đối với làng nghề.

Các di tích lịch sử văn hóa

Các di tích lịch sử văn hóa là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế.

Toàn tỉnh có gần 1000 di tích lịch sử, văn hóa; trong đó đã xếp hạng cấp quốc gia 228 di tích, nhiều di tích có giá trị nhƣ: Tháp Bình Sơn- Lập Thạch đƣợc xây dựng từ thế kỷ XIII, đèn thờ Trần Nguyên Hãn- Lập Thạch, cụm Hƣơng Canh, Đình Thổ Tang...Trong đó có những di tích có giá trị cao đối với phục vụ phát triển du lịch nhƣ tháp Bình Sơn (xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch) là một trong những công trình kiến trúc đặc biệt đƣợc xây từ đời nhà Lý, đền thờ Trần Nguyên Hãn (ở Lập Thạch)...Đặc biệt có nhiều khu di tích gắn với các khu danh thắng có sức thu hút với du khách rất lớn nhƣ đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Đây là một di tích gắn với truyền thuyết về một danh tƣớng của vua Hùng. Ngoài giá trị lịch sử, Tây Thiên còn là một vùng thắng cảnh với núi rừng, thác nƣớc và suối đá ẩn hiện thơ mộng. Hoặc di tích núi

Sáng với hang Đề Thám, thác Bay, hồ Vân Trục...tất cả đã tạo nên một quần thể di tích thắng cảnh rất hấp dẫn.

Các lễ hội truyền thống

Hiện nay các lễ hội truyền thống đang có xu hƣớng phục hồi phát triển trở lại. Hầu nhƣ ở khắp các địa phƣơng đều có tổ chức các lễ hội truyền thống. Nhiều lễ hội lớn có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử văn hóa, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nƣớc và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền. Chính vì vậy lễ hội có sức thu hút rất lớn đối với nhân dân và khách du lịch các nơi, nhất là khách du lịch quốc tế.

Vĩnh Phúc có nhiều lễ hội truyền thống, có thể đƣợc nghiên cứu khai thác phục vụ mục đích du lịch. Hàng năm ở Vĩnh Phúc có tới hàng trăm lễ hội đƣợc tổ chức. Có thể chia lễ hội thành các loại hình sau:

+ Lễ hội tín ngƣỡng: thƣờng là tín ngƣỡng dân gian, thờ các thần thánh, nhƣ thờ thành hoàng, thờ mẫu, thờ các thần liên quan đến các hoạt động kinh tế nhƣ nông nghiệp, ngƣ nghiệp...Những lễ hội tiêu biểu của nhóm này phải kể đến lễ hội Mậu Lâm thuộc thành phố Vĩnh Yên với trò múa Mo nổi tiếng còn gọi là Bách nghệ khôi hài hay tứ dân, hoặc là hội làng Sơn Đông thuộc xã Sơn Đông, huyện Sông Lô, Hay hội làng Thổ Tang...đều là những hội trình diễn nghề mang tính tín ngƣỡng dân gian độc đáo.

+ Các lễ hội lịch sử: thƣờng gắn với việc tƣởng niệm các nhân vật lịch sử nhƣ lễ hội Tây Thiên, Lễ hội Tam Đảo; lễ hội đền Bách Trữ...Đây là các lễ hội đáng chú ý và thu hút khá đông khách du lịch

Một số lễ hội điển hình nhƣ Lễ hội Tây Thiên; lễ hội trọi trâu Hải Lựu; lễ hội kéo song Hƣơng Canh; lễ hội leo cầu bắt trạch Tứ Trƣng; Lễ hội cƣớp phết Bàn Giản....hầu nhƣ các lễ hội diễn ra vào tháng giêng, tháng hai. Vì vậy đây có thể coi là mùa lễ hội của Vĩnh Phúc.

Ẩm thực

Về ẩm thực, Vĩnh Phúc có nhiều đặc sản hiếm có nhƣ cá Anh vũ, xôi trứng kiến, đất đồng cốc nƣớng chín...cùng với nhiều món ăn đặc trƣng của các dân tộc Sán rìu, Cao Lan và các món ăn dân dã hấp dẫn nhƣ vó cần, cá thính, nem chua, bánh hòn Hội Hợp...Đây là các nét đặc trƣng hấp dẫn có giá trị cao phục vụ cho phát triển du lịch Vĩnh Phúc.

- Món Vó cần: đây là món nộm độc đáo có ở thị trấn Hƣơng Canh, rau cần dùng làm vó thƣờng đƣợc trồng trong những ao sạch, không lẫn bèo tấm, bèo dâu...Rau đƣợc nhặt sạch gốc, rễ và lá, rửa sạch để ráo nƣớc. Cọng nào to quá chẻ làm tƣ, làm sáu. Thái vát rau thành từng đoạn dài chừng hai đốt ngón tay trộn cùng bánh đa mật ( ngâm nƣớc cho mềm, cắt hình lá lúa, rán); thịt ba chỉ (luộc chín); vừng, lạc, các loại rau thơm trộn đều.

- Xôi trứng kiến: Xào trứng kiến với hành khô băm nhỏ trộn cùng gạo nếp (đã ngâm từ 6-8 h) 7 phần gạo, 3 phần trứng kiến đồ chín, trộn đều.Trứng của loại kiến đen râu hay gọi là kiến ngạt. Thời gian vào rừng lấy chứng kiến là cuối mùa xuân, đầu mùa hè.

- Rắn: có thể chế biến đƣợc hơn 10 món nhƣ da rắn xào mềm, thịt rắn hấp, chả rắn, thịt rắn xào lăn, cháo rắn...

Các tài nguyên du lịch văn hóa khác

Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, Vĩnh Phúc còn có thể khai thác các nguồn tài nguyên nhân văn khác phục vụ du lịch nhƣ ca múa nhạc dân tộc, các món ăn từ lâm thổ sản phong phú của địa phƣơng mình...

Vĩnh Phúc vốn là miền đất văn hiến giàu dân gian, là xứ sở của những làn điệu dân ca đặc sắc nhƣ hát trống quân, hát ví giao duyên, hát Sọong Cô, hát Sịnh Ca...Các trò chơi dân gian của Vĩnh Phúc cũng rất độc đáo, hấp dấn du khách vào những dịp xuân về nhƣ trò tung còn của dân tộc Cao lan ở Lập Thạch, trò chơi đu, nhất là đu bay ở Tứ Trƣng, Tứ Trung- Vĩnh Tƣờng, Chọi

Trâu ở Lập Thạch, leo cầu ùm ở Vĩnh Tƣờng, Bắt Trạch ở cầu đinh ở Thổ Tang- hát ghẹo Vĩnh Tƣờng, Bắt Vịt trong ao ở Thƣợng Trƣng, đánh đáo ở Bá Văn- Yên Lạc, trò tả cáy, tục đả cầu cƣớp phết, bơi chải...

Tóm lại tài nguyên du lịch của Vĩnh Phúc khá phong phú và có giá trị phục vụ du lịch cao. Nếu đầu tƣ xây dựng và tổ chức quản lý khai thác tốt, nguồn tài nguyên trên có thể đáp ứng cho du khách tham quan phong phú, hấp dẫn.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng

Vĩnh Phúc có quốc lộ số 2 và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, chúng là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phái Bắc với Thủ đô Hà Nội, là tỉnh nằm liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và theo trục đƣờng 18 nối thông với cảng Cái Lân rất dễ dàng.

Về đƣờng thủy, Vĩnh Phúc có nhiều sông lớn nối địa phƣơng với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân.

Về đƣờng hàng không, Vĩnh Phúc nằm liền kề với Sân bay Quốc tế Nội Bài. Từ trung tâm thành phố Vĩnh Phúc đến Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 30 km đƣợc nối bằng QL 18.

Có thể nói, cơ sở hạ tầng giao thông của Vĩnh Phúc rất thuận lợi, là một trong những yếu tố hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội , thu hút và mở rộng thị trƣờng khách du lịch đến với Vĩnh Phúc.

- Hệ thống cung cấp điện và bƣu chính viễn thông:

Hệ thống điện lƣới quốc gia đã đƣợc nâng cấp hiện đại, đảm bảo cung cấp điện thƣờng xuyên và ổn định. Dịch vụ bƣu chính ngày càng có chất lƣợng cao, dịch vụ Internet, ADSL…ngày càng phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân và du khách.

Hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống

Cùng với xu hƣớng chung của cả nƣớc hiện nay, do lƣợng khách và nhu cầu xã hội ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà nghỉ đƣợc xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Vĩnh Phúc cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lƣợng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lƣợng và quy mô. Hiện nay, toàn tỉnh có 356 khách sạn, nhà nghỉ có thể đƣa vào phục vụ kinh doanh du lịch, với khoảng hơn 120 cơ sở lƣu trú. Trong đó có hơn 100 cơ sở lƣu trú du lịch đã đƣợc xếp hạng, có 01 khách sạn 3 sao, 03 khách sạn 2 sao và 01 khách sạn 3 sao đƣợc Tổng cục Du lịch công nhận, chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Vĩnh Phúc và thị xã Phúc Yên.

Bảng 2.2: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (2006 - 2013)

CSLT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số KS 16 2 3 4 5 7 9 9 Số NN 112 119 139 154 173 214 260 347 Số phòng 1.013 1.123 1.382 1.596 1.785 2.190 2.605 3.199

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc) Hệ thống cơ sở ăn uống trên địa bàn ngày càng đa dạng. Hầu hết các cơ sở lƣu trú du lịch đạt tiêu chuẩn khách sạn đều kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 100 nhà hàng có quy mô phục vụ từ 50- 90 khách/lƣợt, 20 nhà hàng có quy mô phục vụ 100-200 khách/lƣợt, 5 nhà hàng có quy mô phục vụ khách trên 200 khách/lƣợt, đáp ứng khá tốt cho việc phục vụ khách du lịch và khách địa phƣơng. Các nhà hàng phân bố chủ yếu ở trung tâm thành phố, thị xã. Còn tại hầu hết các Làng nghề ở Vĩnh Phúc chƣa có các cơ sở lƣu trú và phục vụ ăn uống cho du khách khi đến.

Dịch vụ vận chuyển, lữ hành

Dịch vụ vận chuyển bảo đảm yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch chuyên ngành với gần 500 xe ô tô các loại, chất lƣợng phƣơng tiện đƣợc tăng cƣờng đổi mới thƣờng xuyên; nhiều công ty taxi do các cá nhân đầu tƣ, thành lập phần nào đáp ứng phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại của khách du lịch và bắt đầu xuất hiện phƣơng tiện vận chuyển khách bằng xe ngựa trong các tour du lịch ngắn.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 01 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế; 05 cơ sở kinh doanh lữ hành nội địa (01 công ty cổ phần và 04 công ty TNHH).

2.2.2.2 Lao động trong lĩnh vực du lịch

Có thể thấy, lao động trong ngành du lịch Vĩnh Phúc có xu hƣớng tăng lên cả về số lƣợng và trình độ. Điều này sẽ tạo thuận lợi để Vĩnh Phúc thúc đẩy sự phát triển du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng.

Bảng 2.3: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (2007 - 2013) ( ĐVT: Người ) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 810 900 1.010 1.120 1.140 1.186 1.339 ĐH và trên ĐH 100 120 170 195 179 183 215 CĐ, trung cấp 240 289 305 380 197 237 278 Đào tạo khác 470 511 535 543 164 280 450

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc) 2.2.2.3 Hoạt động xúc tiến quảng bá

Trong phát triển du lịch, Vĩnh Phúc đã quy hoạch một số làng nghề có lợi thế về vị trí địa lý, về tiềm năng du lịch trở thành điểm đến quan trọng trong các tour du lịch của Vĩnh Phúc. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, các ban quản lý du lịch địa phƣơng và các công ty du lịch lữ hành đã thực

hiện xúc tiến các sản phẩm du lịch nhƣ: xây dựng bản đồ du lịch, tuyến du lịch, các ấn phẩm, các sự kiện du lịch, các hội chợ...

2.2.2. Các điều kiện cầu

Nhu cầu, sở thích

Số lƣợng: cho biết lƣợng nhu cầu và cầu tiềm năng về DLLN của điểm cấp khách. Số lƣợng dân cƣ tại các điểm cấp khách lớn thì lƣợng nhu cầu về DLLN cũng sẽ lớn theo. Tuy nhiên, điều này không phải đúng trong mọi trƣờng hợp vì ngoài yếu tố số lƣợng dân cƣ, còn cần phải xác định rất nhiều nhân tố khác trình độ, nghề nghiệp, lứa tuổi, bầu không khí tâm lý chung của xã hội mới có thể khẳng định số lƣợng cầu của điểm cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)