6. Cấu trúc của đề tài
1.4. nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề
Việc phát triển du lịch làng nghề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -xã hội và môi trƣờng ở địa phƣơng
- Phát triển du lịch làng nghề góp phần khai thác các nguồn lực về tài
Hệ thống các làng nghề với các đặc điểm đặc trƣng riêng có ngày càng cung cấp và đáp ứng nhu cầu du lịch nhân văn của khách du lịch nhiều hơn. Điều này đã biến các làng nghề trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần làm phong phú thêm tài nguyên du lịch cho địa phƣơng.
Làng nghề thƣờng có quy mô sản xuất nhỏ, sử dụng bí quyết và công nghệ sản xuất truyền thống là chủ yếu nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các điều kiện vật chất của các hộ gia đình, các chủ thể sản xuất kinh doanh. Đây đƣợc xem là là lợi thế để các làng nghề phục vụ du lịch huy động vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, cải thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, góp phần phát triển du lịch của địa phƣơng.
- Phát triển du lịch làng nghề góp phần tăng nhu cầu và đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch cho địa phương
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Mỗi sản phẩm của làng nghề phục vụ du lịch là sự kết hợp của văn hóa nghệ thuật và tinh thần. Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề phục vụ du lịch cũng chịu sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng. Hoạt động sản xuất và kinh doanh ở đây đã nhạy bén hơn với cơ chế thị trƣờng trong việc cải tiến mẫu mã, chất lƣợng và linh hoạt thay đổi hƣớng sản xuất. Vì vậy, sản phẩm của làng nghề phục vụ du lịch phát triển phong phú cả hình thức vật thể (sản phẩm thủ công mỹ nghệ) và phi vật thể (các loại hình dịch vụ du lịch). Điều này góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Du lịch làng nghề đã góp phần tạo nên những điểm đến du lịch mới, hấp dẫn du khách hơn; đồng thời mở rộng sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch ở địa phƣơng, và với các công ty du lịch lữ hành để thực hiện tour du lịch làng nghề cho khách du lịch.
-Phát triển du lịch làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho người lao
Việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thúc đẩy hoạt động sản xuất của làng nghề phát triển mà còn kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ khác nhƣ lƣu trú, hƣớng dẫn, ăn uống, vận chuyển…để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc tạo nhiều việc làm hơn, không chỉ thu hút lao động ở làng nghề mà còn thu hút đƣợc nhiều lao động từ các địa phƣơng khác đến. Qua đó, ngƣời lao động địa phƣơng có việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Sự phát triển du lịch làng nghề yêu cầu phải có cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phát triển để đáp ứng nhu cầu của du khách. Đồng thời khi du lịch làng nghề phát triển tạo một nguồn thu nhập cho ngƣời dân và địa phƣơng làng nghề. Từ đó kích thích sự đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất- kỹ thuật. Thêm nữa, khi phát triển du lịch làng nghề ngƣời dân địa phƣơng có điều kiện mở rộng sự hiểu biết và nâng cao dân trí thông qua việc tiếp xúc với khách du lịch và thông qua việc họ làm du lịch. Vì thế, có thể nói rằng phát triển du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại; thu dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn.
- Phát triển du lịch làng nghề góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị, bản sắc
văn hóa
Lịch sử làng nghề gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc Việt Nam, nó vừa là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hóa ấy, vừa là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc Việt Nam. Những phong tục tập quán, các di tích lịch sử, đền thờ, miếu mạo … của mỗi làng nghề vừa có nét chung của văn hóa dân tộc, vừa có nét riêng độc đáo. Sản phẩm của làng nghề vừa là sự kết tinh các giá trị văn hóa của dân tộc vừa mang nét đặc sắc riêng biệt mà các thế hệ cha ông ta đã truyền lại cho thế hệ con cháu đời sau. Với những đặc điểm đặc biệt ấy sản phẩm thủ công của làng nghề không còn là hàng hóa đơn thuần mà đã trở thành sản phẩm văn hóa với tính nghệ thuật cao. Thông qua hoạt động du lịch, các sản phẩm của mỗi làng nghề đến đƣợc với du
khách. Từ đó sản phẩm của làng nghề đƣợc quảng bá rộng rãi và đƣợc nhiều ngƣời biết đến hơn.Chính vì vậy, phát triển du lịch làng nghề góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phát triển du lịch góp phần bảo vệ môi trường của các làng nghề
Trong kinh doanh du lịch, môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ xã hội là tài sản chính của ngƣời làm du lịch. Một cách trực giác, tài nguyên đƣợc chế biến thành sản phẩm du lịch cho khách tiêu dùng không hề thấy mất đi hay hao mòn. Nhƣng trên thực tế, tài nguyên đó, kể cả tự nhiên cũng nhƣ nhân văn đang bị hao mòn. Thiên nhiên bị xâm hại do sự có mặt thƣờng xuyên của du khách. Xã hội, nguồn tài nguyên nhân văn đang bị biến đổi từng ngày bởi hoạt động du lịch. Khi tự nhiên không còn đa dạng, phong phú, tƣơng phản, hoang sơ, khi môi trƣờng không còn trong lành; khi văn hóa bản địa không còn nét riêng của mình, khi tệ nạn xã hội phát triển, thiếu an toàn...thì du lịch sẽ mất dần ý nghĩa.