Giới thiệu khái quát tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 44)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1. Giới thiệu khái quát tỉnhVĩnh Phúc

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía Bắc, có tọa độ từ ại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21º19' (tại xã Trung Hà, huyện Yên lạc) vĩ độ Bắc; từ 105º109'( tại

xã Bạch Lƣu, huyện Sông Lô) đến 105º 47' (tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên) kinh độ Đông.

Tĩnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố: phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đƣờng ranh giới là dãy núi Tam Đảo, Sáng Sơn; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô; phía Nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng; phía Đông giáp hai huyện Sóc Sơn, Đông Anh- Hà Nội.

Sự phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác quốc tế của đất nƣớc trong những năm vừa qua đã tạo cho tỉnh Vĩnh Phúc những lợi thế mới về mặt vị trí địa lý: tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành vành đai công nghiệp của Hà Nội ở phía Bắc, tiếp nhận sự ảnh hƣởng mạnh mẽ trƣớc tính lan toả của các khu công nghiệp lớn từ Hà Nội nhƣ Bắc Thăng Long, Nội Bài… Sự hình thành và phát triển của các của các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đƣa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, các trung tâm công nghiệp và những thành phố lớn của cả nƣớc.

Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cơ hội tham gia vào quá trình phát triển năng động của kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng nhƣ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển một không gian kinh tế rộng lớn ở phía Bắc Việt Nam, trực tiếp tham gia vào mạng lƣới khu công nghiệp, mạng lƣới khu đô thị và mạng lƣới du lịch của vùng lớn[33]

Địa hình Vĩnh Phúc kéo dài theo phƣơng Tây Bắc- Đông Nam, là phƣơng chung của địa hình ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam. Phía Bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592m, phía Tây Nam đƣợc bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia ra 3 vùng có địa hình đặc trƣng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.

Địa chất Vĩnh Phúc mang những nét đặc trƣng của của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích Đệ tứ chịu ảnh hƣởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Vì vậy, địa chất Vĩnh Phúc khá ổn định tạo thuận lợi trong

việc xây dựng công trình. Ở các xã thuộc Hƣơng Canh có nhiều gò đất sét là nguyên liệu cho nghề làm gốm.

Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến, có mùa đông lạnh khô. Do đặc điểm địa hình phía Đông bắc là dãy núi Tam đảo chạy dài xuống Đông Nam tạo nên bức tƣờng chắn ảnh hƣởng của gió mùa cực đới trong mùa đông lạnh nên về mùa đông Vĩnh Phúc nhiều ấm hơn một số tỉnh cùng vĩ độ ở vùng Đông bắc và ngƣợc lại về mùa hè lại là hƣớng mở đón gió nên cũng khá nhiều mƣa.

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

Dân số bình quân toàn tỉnh năm 2013 là 1.027.000 ngƣời. Trong đó, dân số thành thị là 241.500 ngƣời chiếm 23,52% tổng số dân; dân số nông thôn là 785.500 ngƣời; dân số trong độ tuổi lao động là 675.000 ngƣời. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 620.400 ngƣời. Trong đó, lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 311.000 ngƣời chiếm 50,13%; ngành công nghiệp, xây dựng là 156.500 ngƣời chiếm 25,23%; các ngành dịch vụ là 152.900 ngƣời, chiếm 24,64%.

Vĩnh Phúc có mạng lƣới giao thông vận tải đa dạng và tƣơng đối phát triển, bao gồm đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng sông. Giao thông đƣờng bộ đã thông suốt từ tỉnh xuống huyện, xã. Về cơ bản,hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành bƣu chính- viễn thông Vĩnh Phúc đã khá hoàn chỉnh và đã bắt đầu chuyển mạnh sang khai thác.

Vĩnh Phúc có môi trƣờng chính trị xã hội khá ổn định. Bộ máy Nhà nƣớc của tỉnh cũng đƣợc củng cố và đang trong quá trình cải cách hành chính mạnh mẽ từ các thiết chế phân cấp, phân quyền, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức tạo điều kiện thuận lợi cho chỉ đạo thực thi chính sách Nhà nƣớc cũng nhƣ hoạch định, xây dựng các chính sách của địa phƣơng.

Tóm lại, các điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều thuận lợi góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung và sự phát triển các làng nghề, du lịch làng nghề nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)