Gốm Hƣơng Canh
Đục đá hải Lựu
Mây tre đan Triệu đề Rắn Vĩnh Sơn Khách tiêu dùng Tỷ lệ % Khách tiêu dùng Tỷ lệ % Khách tiêu dùng Tỷ lệ % Khách tiêu dùng Tỷ lệ % 1.Lữ hành 4 8 3 6 4 8 5 10 2.Lƣu trú 0 0 0 0 0 0 0 0 3.Ăn uống 0 0 0 0 0 0 25 50 4.Tham quan, mua sắm sp 29 58 27 54 25 50 15 30 5.Trải nghiệm tại Làng nghề 17 34 20 40 21 42 5 10
( Nguồn HV điều tra khảo sát tại làng nghề - năm 2014)
Qua bảng số liệu cho thấy, với loại hình dịch vụ tham quan, mua sắm sản phẩm có 100% ý kiến lƣợt khách du lịch tiêu dùng vì họ cho rằng, khi đã
đến tham quan du lịch thì phải mua sắm ít nhất là một sản phẩm làm kỷ niệm cho những nơi mà họ đã từng đến trong chuyến du lịch của họ, hoặc để tặng bạn bè ngƣời thân, hoặc để về trang trí trong nhà. Các dịch vụ trải nghiệm, ăn uống, lữ hành thì số ý kiến lƣợt khách tiêu dùng chỉ khoảng 8% đến 32%. Riêng dịch vụ lƣu trú thì tất cả các lƣợt khách đến đây đều không sử dụng. Thực trạng này do nhiều lý do nhƣ: khoảng cách địa lý từ các làng nghề về trung tâm thành phố Vĩnh Phúc khá gần và dễ di chuyển, do các dịch vụ phục vụ du lịch tại đây chƣa có hoặc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách… Điều này phản ánh các làng nghề chƣa thực sự là “điểm đến” du lịch hấp dẫn và hoàn thiện đối với du khách. Tuy nhiên khi khảo sát trên 50 lƣợt du khách đến với 4 làng nghề thì 100% ý kiến đều cho rằng quy trình sản xuất và sản phẩm của làng nghề độc đáo, ngƣời dân nơi đây rất thân thiện và hiếu khách và nếu có dịp họ mong muốn đƣợc quay lại nơi đây lần thứ 2. Từ thực tế trên cho thấy cần phải hoàn thiện và phát triển theo chiều sâu các sản phẩm du lịch ở đây hơn nữa, phải kết hợp chặt chẽ các tour và các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển du lịch làng nghề nơi đây.
2.3.5 Nguồn nhân lực du lịch tại các làng nghề
- Trình độ nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề: Khả năng cạnh tranh và sức sống của sản phẩm làng nghề phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm tay nghề của nghệ nhân và đội ngũ thợ cả. Điều này có thể nhìn nhận thông qua các tác phẩm thủ công mỹ nghệ của ngƣời thợ thủ công đó là sự tinh tế, tỉ mỉ, kiên trì và đầy sáng tạo. Ngƣời lao động làng nghề Vĩnh Phúc mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng đất trăm nghề. Chính những đặc tính đó đã làm nên rất nhiều những sản phẩm nổi tiếng và riêng có của làng nghề ở Vĩnh Phúc, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách nhƣ tranh gốm Hƣơng Canh, mây tre đan, đục đá, Rắn Vĩnh Sơn, …
Những năm qua số lƣợng lao động trong các làng nghề ở Vĩnh Phúc ngày một gia tăng nhƣng chất lƣợng lao động chƣa đƣợc nâng lên, mặc dù Trung tâm khuyến công Vĩnh Phúc đã có nhiều chƣơng trình hỗ trợ về dạy nghề cho lao động tại các làng. Ngƣời lao động ở đây chủ yếu đƣợc đào tạo qua hình thức truyền nghề trong quá trình sản xuất, không đƣợc qua đào tạo cơ bản. Trình độ văn hoá của số đông lao động trong các làng nghề rất thấp. Ở nhiều làng nghề, tình trạng thanh thiếu niên bỏ học sớm rất nhiều. Họ quan niệm rằng học không để làm gì lại tốn kém, nghỉ học sớm làm nghề vừa không mất tiền ăn học lại vừa kiếm đƣợc tiền ngay. Chính vì quan niệm sai lầm đó mà đã có lúc làng, xã chỉ có 5-6% thanh thiếu niên theo học văn hoá. Với trình độ học vấn nhƣ vậy, ngƣời lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ hiện đại, cải tiến mẫu mã sản phẩm và hạn chế rất nhiều trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Hơn nữa, ở ngay trong mỗi hộ gia đình tay nghề của những ngƣời thợ cũng không đồng đều nên khi muốn tiến hành sản xuất hàng loạt với số lƣợng lớn thì chất lƣợng sản phẩm thƣờng không đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng.
Sự đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là cần thiết. Đi đôi với sự xuất hiện của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cần phải có đội ngũ những ngƣời quản lý có trình độ phù hợp. Song trên thực tế, đa số các chủ hộ, các chủ doanh nghiệp sản xuất trong các làng nghề ở Vĩnh Phúc đều chƣa đƣợc trang bị kiến thức về quản lý, thiếu kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng. Trình độ hiểu biết pháp luật đặc biệt là luật kinh tế còn nhiều bất cập. Hiện chỉ có khoảng 10% cán bộ chủ chốt trong các làng nghề có trình độ cao đẳng, đại học. Điều đó làm ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng nắm bắt thông tin từ thị trƣờng, đến việc ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất và việc thay đổi sản phẩm cho phù hợp với sự thay đổi thị hiếu, thói quen của ngƣời tiêu dùng. Do thiếu kiến thức về thị trƣờng nên họ thƣờng bị động trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh thị trƣờng. Vì thế cho đến nay hầu hết các sản phẩm của các làng nghề ở Vĩnh Phúc chỉ đƣợc tiêu thụ trong nƣớc, thậm chí là chỉ ở nội tỉnh, số sản phẩm đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng
quốc tế còn rất khiêm tốn. Chính vì sự hạn hẹp về thị trƣờng đã làm cho nhiều thị làng nghề không phát triển đƣợc. Muốn khắc phục thực trạng này tỉnh cần có chính sách cụ thể nhằm trang bị cho ngƣời lao động, chủ doanh nghiệp những kiến thức cần thiết nhất về thị trƣờng để họ có thể thích ứng đƣợc với sự thay đổi của thị trƣờng.
2.3.6 Công tác quảng bá
Trong phát triển du lịch, Vĩnh Phúc đã quy hoạch một số làng nghề có lợi thế về vị trí địa lý, về tiềm năng du lịch trở thành điểm đến quan trọng trong các tour du lịch của Vĩnh Phúc. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, các ban quản lý du lịch địa phƣơng và các công ty du lịch lữ hành đã thực hiện xúc tiến các sản phẩm du lịch nhƣ : xây dựng bản đồ du lịch, tuyến du lịch, các ấn phẩm,các sự kiện du lịch, các hội chợ
Khách đến làng nghề chủ yếu qua tìm hiểu thông tin trên Internet chiếm từ 54-66%, qua báo đài chiếm từ 18-24% và qua bạn bè là 16-22% , không có khách đƣợc hỏi là biết thông tin qua quảng cáo. Phần lớn khách du lịch tự tìm đến (đi đơn lẻ hoặc đi thành nhóm nhỏ khoảng từ 5-7 ngƣời), khách mua tour rất ít, bởi trên thị trƣờng du lịch, các tour du lịch đến làng nghề khó tìm mua. Điều đó cho thấy hoạt động quảng bá du lịch làng nghề ở đây còn hạn chế.