Gốm Hương
Canh Đục đá hải Lựu Mây tre đan
Triệu đề Rắn Vĩnh Sơn Số lượng (Khách) Tỷ lệ % Số lượng (Khách) Tỷ lệ % Số lượng (Khách) Tỷ lệ % Số lượng (Khách) Tỷ lệ % Sản phẩm 26 52 13 26 25 50 28 56 Dịch vụ DL 0 0 0 0 0 0 0 VHTT 0 0 0 0 0 0 0 Người dân thân thiện 7 14 27 54 15 30 22 44 Được tham gia sx 17 34 10 20 10 20 0 0
( Nguồn HV điều tra khảo sát tại Làng nghề - năm 2014)
2.2.3. Chính sách phát triển du lịch của tỉnhVĩnh Phúc
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh cũng nhƣ các Sở, Ban ngành đã tích cực chỉ đạo và bƣớc đầu triển khai có hiệu quả các chính sách về phát triển nghề thủ công truyền thống, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tinh thần các Nghị quyết số 04, 12, 02 về phát triển làng nghề, xây dựng khu công nghiệp làng nghề. Quyết định số 151/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2020 và định hƣớng đến năm 2030.
Quy hoạch phát triển du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2030 đã xác định rõ: “Phát triển du lịch Vĩnh Phúc phải dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ƣu tiên đầu tƣ vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Phát triển du lịch gắn với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ” [27].
Tuy nhiên việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng tại Vĩnh Phúc còn chậm, thiếu những chính sách cụ thể để hỗ trợ khôi phục bảo tồn nghề truyền thống, bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề, vệ sinh môi trƣờng.
2.2.4. Đánh giá chung
* Thuận lợi
Phát triển du lịch làng nghề là một trong những định hƣớng, quy hoạch trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều làng nghề đã đƣợc xác định là điểm đến quan trọng, đƣợc đƣa vào trong các chƣơng trình/ tour du lịch Vĩnh Phúc.
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ở các làng nghề đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng, phần nào đáp ứng nhu cầu của địa phƣơng và du khách.
Sản phẩm du lịch của các làng nghề đã đƣợc xúc tiến quảng bá thông qua các hoạt động của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh.
*Khó khăn
Cơ chế chính sách hỗ trợ các nguồn lực phục vụ cho du lịch làng nghề còn thiếu và chƣa cụ thể, việc triển khai các chính sách còn chậm.
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tuy đã đƣợc ƣu tiên đầu tƣ, song vẫn chƣa thể đáp ứng và đảm bảo nhu cầu phát triển du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông. Ở hầu hết các làng nghề, thƣờng có lịch sử hình thành lâu đời, hệ thống đƣờng thƣờng nhỏ hẹp khiến cho các phƣơng tiện giao thông ra vào gặp nhiều khó khăn.
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại một số làng nghề
2.3.1. Giới thiệu làng nghề và các sản phẩm làng nghề
Làng gốm Hương Canh:
Hƣơng Canh thuộc thị trấn Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; nằm dọc theo quốc lộ 2 và đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai, cách Hà Nội khoảng 45 km; nổi tíếng xƣa và nay với nghề gốm qua các sản phẩm vại sành và ngói. Gốm Hƣơng Canh trài qua 3 thế kỷ phát triển đã đem lại cuộc sống ấm no, đầy đủ, tạo ra một vùng dân cƣ sầm uất. Cũng giống nhƣ gốm Bát Tràng, Hƣơng Canh đã trở thành địa danh sản xuất gốm sành nổi tiếng cả nƣớc. Trải qua bao thăng trầm của các giai đoạn lịch sử, Hƣơng Canh vẫn giữ đƣợc nghề chất lƣợng, kỹ thuật, mỹ thuật vẫn luôn đƣợc cải tiến, khách hàng vẫn yêu quý gốm Hƣơng Canh.
Khi mới ra đời, làng nghề chủ yếu sản xuất các loại đồ dùng có chức năng bảo quản lƣơng thực thực phẩm của gia đình. Sản phảm làm ra chủ yếu là các loại chum, vại đựng thóc, ngô, gạo, rồi tiếp đến ngƣời ta đựng nƣớc, đựng tƣơng, ủ rƣợu, nồi đất, ấm pha trà, tiểu sành.
Gần đây UBND thị trấn Hƣơng Canh cùng phối hợp với sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tiến hành nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch về với các làng nghề, góp phần không nhỏ cho việc quảng bá về các làng nghề với bạn bè gần xa.
Gốm Hƣơng Canh bền chắc, không thấm nƣớc, ngăn đƣợc ánh sáng, giữ nguyên hƣơng vị của vật đựng, đẹp tự nhiên, dân dã, mộc mạc mà trầm lắng, nhất là màu sắc của nó. Hay còn bởi nghệ nhân đã dồn bao tâm sức, tay nghề và lòng yêu đất, yêu ngƣời đã thổi vào đất.
Sản phẩm của gốm Hƣơng canh: đồ mỹ nghệ từ đất nhƣ tranh, tƣợng, phù điêu...đƣợc làm bằng phƣơng pháp thủ công mang đậm hồn quê đất Việt
Làng nghề đục đá Hải Lựu
Hải Lựu nằm ở vùng núi Thét thuộc xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, là vùng đất liền kề với kinh đô Văn Lang thời Hùng Vƣơng, đông giáp với đỉnh tam giác châu thổ Sông Hồng- một miền đất có vị trí chiến lƣợc quan trọng. Trƣớc kia làng chỉ sản xuất cối đá, nhƣng giờ đã sản xuất thêm cả những sản phẩm mỹ nghệ nhƣ voi đá, ngựa đá, toà sen, tƣợng phật, chân cột đình, bia văn tự, đinh lƣ hƣơng, thắp nhang sân chùa, nhịp cầu bằng đá, sƣ tử vờn cầu, lƣỡng long chầu nguyệt….
Hiện nay nghề đục đá ở Hải Lựu đƣợc tổ chức theo các xƣởng chứ ít hộ làm riêng lẻ nhƣ trƣớc kia. Các sản phẩm của làng đá không chỉ phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh mà khắp cả nƣớc và cả nƣớc ngoài, nhất là Đài Loan… Do có điều kiện thuận lợi là có nguồn nguyên liệu tự nhiên tại chỗ và là xã nằm cạnh sông Lô cho nên việc sản xuất có nhiều thuận lợi từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển tiêu thụ.
Sản phẩm của làng Đá Hải Lựu
Lúc đầu, do mƣu cầu cuộc sống, ngƣời dân chỉ lấy đá cùng với những công cụ thô sơ nhƣ tấc sắt, cái búa, cái đục, cái vồ gỗ lim… đục đẽo thành những vật dụng nhƣ cối giã, cối xay, hòn đá mài dao, máng lợn… để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình và nhân dân trong xã. Dần dần, từ nhu cầu cuộc sống, họ đã mang những sản phẩm của mình theo dọc dòng sông Lô và trên mọi nẻo đƣờng xuôi ngƣợc đến với ngƣời dân khắp các vùng. Nhiều
nhƣ núi đá, nhƣng không ai lãng phí đá, dù là hòn đá to hay viên đá nhỏ, ngƣời thợ tạc đá đều phải ngắm nghía công phu, chọn lựa từng thớ đá rồi gia công, chế tác, đục đẽo, gọt dũa tỉ mỉ những tảng đá gồ ghề trở thành những sản phẩm “muôn hình vạn trạng”. Cũng từ đó, sản phẩm ở làng đá không chỉ có đá xây dựng ốp lát, xây tƣờng, móng kè… và những vật dụng đơn giản mà còn có đá mỹ nghệ với những sản phẩm tinh xảo nhƣ: voi đá, ngựa đá, tòa sen, tƣợng phật, chân cột đình, bia văn tự, đỉnh lƣ hƣơng, tháp nhang sân chùa, nhịp cầu bằng đá… Hiện nay, ngoài thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc, sản phẩm đá mỹ nghệ còn đƣợc xuất khẩu sang một số nƣớc nhƣ: Malaysia, Indonesia, Úc, Đài Loan (Trung Quốc)… và đƣợc nhân dân các nƣớc ƣa chuộng, tin dùng.
Làng nghề mây tre đan Triệu Đề
Làng nghề mây tre đan Triệu Đề thuộc xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch là làng nghề có lịch sử từ lâu đời. Làng nghề có từ thời nhà Nguyễn chuyên đan từ tre, mây... thành các đồ dùng sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Sản phẩm của làng Mây tre đan triệu đề
Sản phẩm truyền thống của làng là các sản phẩm thiết yếu dùng trong sinh hoạt, sản xuất hàng ngày nhƣ: thúng, mủng, nong, nia, rổ, rá…
Gần đây , do nhu cầu phát triển một số mẫu mã mới, sản phẩm mới có giá trị thẩm mỹ đã đƣợc sáng tạo nhƣ chao đèn, lẵng hoa, làn, hộp đựng...đƣợc khách du lịch yêu thích.
Làng rắn Vĩnh Sơn
Vĩnh Sơn nằm gần trung tâm thị trấn Vĩnh Tƣờng (huyện Vĩnh Tƣờng- Tỉnh Vĩnh Phúc), Cách quốc lộ 2 khoảng 4km về phía Nam, Vĩnh Sơn là một xã nhỏ thuần nông có diện tích tự nhiên chừng 327 ha với 1.318 hộ và gần 6.000 nhân khẩu. Nguyên Vĩnh Sơn xƣa có tên gọi cổ là Sơn Tang (Cũng còn tên gọi khác là hai nƣớc).
Năm 1979, xã Vĩnh Sơn đã xây dựng đƣợc một trại rắn trung tâm để nuôi rắn sinh sản và chế biến các sản phẩm từ con rắn. Đƣợc sự giúp đỡ của các nhà khoa học đầu ngành, trại rắn đã cho ra đời những sản phẩm nổi tiếng: Rắn sinh sản và rắn thƣơng phẩm, cao rắn, rƣợu rắn cổ truyền. Tất cả các sản phẩm của làng rắn Vĩnh Sơn không chỉ đƣợc đông đảo bà con trong nƣớc mà cả những Việt kiều trên thế giới biết đến và tin tƣởng. Sau khi nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn đƣợc Nhà nƣớc công nhận một cách hợp pháp. Những ngƣời nuôi dƣỡng và những thƣơng lái buôn bán rắn đƣợc cung cấp một loại “Giấy thông
hành”, do vậy thƣơng hiệu rắn Vĩnh Sơn lại càng khẳng định đƣợc tên tuổi
của mình và thị trƣờng buôn bán sản phẩm này không ngừng đƣợc mở rộng. Năm 2006, làng rắn Vĩnh Sơn đã đƣợc công nhận làng nghề truyền thống và đƣợc Hiệp hội làng nghề Việt Nam vinh danh là một trong 12 làng nghề tiêu biểu của cả nƣớc. Để duy trì và phát triển làng nghề, năm 2008, Hội làng nghề rắn Vĩnh Sơn đƣợc thành lập với mục đích tạo cơ hội cho ngƣời chăn nuôi trao đổi những kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi, đồng thời thống nhất và duy trì thị trƣờng ổn định các sản phẩm đầu ra của con rắn.
Năm 1994, nghề nuôi Rắn đã đƣợc nhà nƣớc công nhận tính hợp pháp. Qua năm 1995, đƣợc sự giúp đỡ của Viện khoa học công nghệ sinh học Việt Nam về quy trình ấp nở và chăm sóc. Năm 2000 chi cục kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo hành lang pháp lý cho những ngƣời nuôi dƣỡng rắn và thƣơng lái buôn bán đƣợc thuận lợi.
Năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt dự án xây dựng vùng Vĩnh Sơn thành điểm “làng nghề nuôi rắn- du lịch- dịch vụ” với tổng mức đầu tƣ gần 20 tỷ đồng đƣợc chia thành 2 giai đoạn, tạo ra các sản phẩm từ rắn một cách đa dạng, quy mô vừa đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trƣờng sinh thái...Sở công thƣơng Vĩnh Phúc cũng đã cam kết sẽ hoàn thành việc xây dựng và công bố chính thức thƣơng hiệu “Làng rắn Vĩnh Sơn”
Hội làng nghề rắn Vĩnh Sơn đƣợc thành lập và là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể số 113742 cho các sản phẩm nọc rắn, rắn ngâm rƣợu, cao rắn, rắn ngâm rƣợu mật ong, thịt rắn, thịt rắn đóng hộp, v.v…
Với sự cần cù, thông minh ngƣời dân Vĩnh Sơn đã tạo ra các sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế cao nhƣ: rƣợu rắn dùng để chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ; cao rắn dùng để chữa các bệnh về khớp, xƣơng…các sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn do có chất lƣợng tốt sang thị trƣờng các nƣớc lớn nhƣ Trung Quốc…
2.3.2. Khách du lịch