Bài học cho phát triển du lịch làng nghề Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 41)

6. Cấu trúc của đề tài

1.5. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch làng nghề

1.5.5 Bài học cho phát triển du lịch làng nghề Vĩnh Phúc

Trên cơ sở kinh nghiệm của một số địa phƣơng, có thể rút ra một số bài học đối với tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển du lịch làng nghề nhƣ sau:

- Phát triển du lịch làng nghề phải gắn với xu hƣớng phát triển du lịch hiện đại. Trong chƣơng thình một tour du lịch hiện đại thì việc đƣa du khách đến các làng nghề để tham quan, trải nghiệm và mua sắm là cần thiết.

- Tôn vinh các nghệ nhân, đồng thời chú trọng đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực ở các làng nghề theo yêu cầu của thị trƣờng và của việc phát triển du lịch làng nghề.

- Hƣớng dẫn và đào tạo cho cƣ dân ở các làng nghề cách thức, kỹ năng làm du lịch [12, tr59-78].

- Từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm cho từng làng nghề phục vụ du lịch theo phƣơng châm “mỗi làng nghề một sản phẩm” [8].

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 luận văn đã giải quyết đƣợc hai vấn đề: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của du lịch làng nghề.

Nhƣ vậy, làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công có lịch sử phát triển lâu đời. Đây là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống.

Du lịch làng nghề là một hoạt động du lịch vừa có tính chất của du lịch thôn quê, vừa có tính chất của du lịch văn hóa đồng thời có cả yếu tố của du lịch sinh thái. Hoạt động du lịch diễn ra trong không gian làng nghề thủ công truyền thống vừa có giá trị văn hóa lẫn giá trị kinh tế. Đây là hoạt động giúp nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề góp phần tăng thêm tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tình yêu cuộc sống mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phƣơng.

Mặc dù du lịch làng nghề có nhiều ƣu điểm nhƣng không phải làng nghề thủ công truyền thống nào cũng có thể phát triển loại hình du lịch này. Để phát triển, cần đến một số điều kiện nhất định bao gồm các điều kiện để bản thân làng nghề có thể tồn tại và phát triển lâu dài và các điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển.

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Bộ của đồng bằng sông Hồng, nơi có nhiều tài nguyên về du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Trong đó làng nghề thủ công truyền thống cũng là một tài nguyên quan trọng góp phần phát triển du lịch. Vĩnh Phúc có một số làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch nhƣ làng gốm Gốm Hƣơng Canh, làng đục đá Hải Lựu, làng mây tre đan Triệu Đề, làng Rắn Vĩnh Sơn... Các làng nghề này đều có những vị trí thuận lợi đó là nằm gần kề các khu du lịch lớn của tỉnh, đồng thời cũng lƣu giữ những giá trị văn hóa thuận lợi cho việc phát triển làng nghề gắn với du lịch.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ TỈNH VĨNH PHÚC

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Du lịch Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đóng vai trò quan trọng trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế vùng Thủ đô. Các địa phƣơng tiếp giáp với Vĩnh Phúc là Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên và Tuyên Quang.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)