6. Cấu trúc của đề tài
1.3. Các đặc điểm của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
- Hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề gắn liền với hoạt động du lịch
Ngày nay, với xu hƣớng con ngƣời ngày càng thích những hình thức du lịch hƣớng về giá trị cội nguồn thì du lịch làng nghề đang dần đƣợc ƣa chuộng; và làng nghề phục vụ cho phát triển du lịch trở thành một tài nguyên du lịch quan trọng. Vì vậy, các làng nghề phục vụ cho phát triển du lịch sẽ có xu hƣớng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với hoạt động du lịch của du khách. Quy mô sản xuất kinh doanh của các làng nghề này sẽ đƣợc mở rộng hơn với nhiều hình thức sản xuất, dịch vụ đa dạng. Trong kế hoạch dài hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề phục vụ cho phát triển du lịch sẽ gắn liền với hoạt động của du lịch trong tỉnh, quốc gia. Chính vì vậy, cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa làng nghề phục vụ du lịch với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các tổ chức khác trong lĩnh vực du lịch nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch - các làng nghề.
- Phát triển đa dạng về quy mô, cơ cấu ngành nghề và các dịch vụ khác phục vụ du lịch
Các làng nghề ở nƣớc ta đều ra đời và tách dần từ nông nghiệp. Ban đầu do nhu cầu việc làm và thu nhập, ngƣời lao động ở nông thôn đã làm thêm nghề thủ công bên cạnh làm nông nghiệp. Khi lực lƣợng sản xuất phát triển thì thủ công nghiệp tách ra thành ngành độc lập, vƣơn lên thành ngành sản xuất chính ở một số làng. Sự kết hợp đa nghề này thƣờng thể hiện trong một làng hay trong từng gia đình bởi ngƣời thợ thủ công vốn là ngƣời nông dân tách ra làm nghề thủ công.
Cơ cấu ngành nghề đã có sự thích ứng với cơ chế thị trƣờng và trở nên rất đa dạng,phong phú; đã có nhiều ngành nghề phát triển mạnh nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản - thực phẩm,…Ở các địa phƣơng khác nhau thì tỉ lệ ngành nghề cũng khác nhau do nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Đối với làng nghề phục vụ phát triển du lịch không chỉ tập trung vào khâu sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, độc đáo, phù hợp với sở thích của khách du lịch; mà còn phải phát triển các dịch vụ du lịch khác nhƣ dịch
vụ lƣu trú, ăn uống, tham quan, trƣng bày, trải nghiệm, tiếp thị, vận chuyển…Đặc biệt là phải liên kết với các công ty du lịch để khách du lịch có thể tiếp cận với sản phẩm du lịch của làng nghề.
Về quy mô, đại bộ phận các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề có quy mô nhỏ, vốn ít. Tính đặc thù của làng nghề là phát triển với nhiều mô hình sản xuất, hình thức tổ chức của các đơn vị sản xuất cũng mang đậm sắc thái nông nghiệp nông thôn (các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã…). Trong sản xuất có sự kết hợp đan xen yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại trên cơ sở tận dụng tiềm năng và lợi thế lao động của mỗi địa phƣơng.
- Sản phẩm du lịch của làng nghề được cụ thể hóa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ theo hướng thỏa mãn nhu cầu của du khách
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề đều là sản phẩm của phƣơng pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân. Vì thế các sản phẩm thủ công truyền thống vừa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc vừa mang tính đặc thù riêng của mỗi làng nghề. Tuy nhiên để tăng tính hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch đến với làng nghề thì các sản phẩm của làng nghề cần phải phù hợp và đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách nhƣ về mẫu mã, kích thƣớc, trọng lƣợng, độ bền, sự an toàn…
- Các làng nghề phục vụ du lịch là sự kết tinh giá trị văn hóa lâu đời của
dân tộc
Làng nghề không chỉ là đơn vị kinh tế, thực hiện mục tiêu sản xuất mà còn thể hiện đời sống sinh hoạt, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán của mỗi miền quê mang đậm nét đặc trƣng của nền văn hóa dân tộc, của cộng đồng làng xã qua từng thời kỳ lịch sử.