Thời điểm mong muốn để tiếp cận thông tin NNNT qua các kênh khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 96)

Theo kết quả nghiên cứu, có 25% người trả lời cho biết họ mong được tiếp cận với những thông tin liên quan đến thị trường nông sản, thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp, chính sách nông nghiệp qua những nguồn tin như thương lái, bạn bè, hàng xóm…vào thời điểm từ 17h01 – 20h00 hằng ngày. Tỷ lệ này ở các khung thời điểm từ 11h01 – 14h00 và từ 07h01 – 11h00 lần lượt là 22% và 16%.

Tóm lại, với các kênh thông tin từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, lái buôn…, thời điểm người nông dân mong muốn được tiếp cận để tìm hiểu tin tức về nông nghiệp phổ biến nhất là trong thời điểm từ 17h01 – 20h00. Sau một ngày lao động sản xuất, đây là thời điểm để họ nghỉ ngơi, trò chuyện cùng láng giềng, trao đổi nhiều thông tin bổ ích…

Khi đánh giá chung về mong muốn thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn qua các kênh như tivi, đài, báo mạng, báo in…, khung thời điểm nghỉ ngơi đầu giờ tối, trong khoảng từ 17h01 – 20h00 vẫn là khoảng thời điểm được nhiều người nông dân mong muốn theo dõi thông tin nhất. Để việc trang bị kiến thức nông nghiệp, thông tin nông sản đến người nông dân hiệu quả nhất, các cơ quan quản lý, ban ngành có thể xây dựng nhiều chương trình quanh khung thời điểm này, thuận tiện cho việc tiếp cận thông tin của người nông dân.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU SỬ DỤNG THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA NÔNG DÂN

Để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân, tác giả tìm hiểu một số nguyên nhân về đặc trưng nhân khẩu học của người trả lời và một số Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp và truyền thông trong thời kỳ đổi mới, tác động mạnh mẽ đến truyền thông nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

3.1 Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về nông nghiệp nông thôn và truyền thông trong thời kỳ đổi mới và truyền thông trong thời kỳ đổi mới

3.1.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp nông thôn thôn

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vị trí đặc biệt quan trọng của sản xuất nông nghiệp và đã có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, phát huy triệt để vai trò chủ động của nông dân, phấn đấu đưa nông nghiệp nước ta trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.

 Đại hội VI của Đảng (12/1986) chỉ rõ: “Chính yêu cầu cấp bách về lương thực, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp”.

Thực hiện chủ trương của Đại hội VI về đổi mới kinh tế, trong đó quan tâm hàng đầu tới đổi mới lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Bộ chính trị, Ban bí thư đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm điều chỉnh cơ chế quản lý vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, như: chính sách một giá; đảm bảo tự do lưu thông, tiêu thụ trên thị trường cả nước; thương mại hóa vật tư; từng bước xác lập vai trò tự chủ của kinh tế hộ; giải quyết những vấn đề cấp bách về ruộng đất… (Vấn đề này được thể hiện rõ trong Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, tháng 4/1998 và Nghị quyết HNTƯ 6 (khóa VI, tháng 3/ 1989)

 Đổi mới quản lý trên lĩnh vực nông nghiệp đã đáp ứng đúng tâm tư, nguyện

vọng của đông đảo nông dân, khơi dậy khí thế mới, cổ vũ hàng triệu hộ nông dân đầu tư, phát triển sản xuất. Sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1986 - 1991 đã dân vượt qua những khó khăn và có bước phát triển mới. Sản lượng lương thực năm 1986 - 1991 đã dần vượt qua những khó khăn và có bước phát triển mới. Sản lượng lương thực năm 1986 đạt 18,3 triệu tấn; năm 1990 tăng lên 21,5 triệu tấn. Cùng với cây lương thực,

diện tích và năng suất các cây trồng khác đều tăng, nhất là cà phê, cao su, dâu tằm. Đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa gắn với xuất khẩu như lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây nguyên, cao su ở Đông Nam bộ, rau, đậu ở đồng bằng Bắc Bộ, chè ở trung du và miền núi phía Bắc… Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo với số lượng 1,42 triệu tấn. Cùng với gạo, cà phê, cao su, hải sản từng bước thâm nhập thị trường nhiều nước. Tổng giá trị nông sản xuất khẩu năm 1989 đạt 1 tỷ USD, năm 1990 đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu cả nước, tăng 5 lần so với năm 1986.

Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong nông nghiệp được điều chỉnh một bước rất quan trọng, từ chỗ tập thể hóa triệt để máy móc, trâu bò, nông cụ đến thừa nhận quyền sở hữu của các hộ xã viên. Nhờ đó, nông dân đã tích cực mua thêm máy móc, trâu bò … hoặc nhận hóa giá tư liệu sản xuất từ các hợp tác xã.

 Tại HNTƯ 5 (khóa VII), Đảng ta nêu rõ cần phải tiếp tục đổi mới và phát

triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội nông thôn, quyết định 4 vấn đề trọng yếu: Một là, đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu. Hai là, thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba là, gắn sản xuất với thị trường, mở rộng sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Bốn là, gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Trung ương Đảng đã đề ra phương hướng, giải pháp cụ thể như: Đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp; cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn; kiên trì và nhất quán thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; thực hiện chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân.

 Đại hội VIII của Đảng (6/1996) khẳng định: “Thực hiện tốt chính sách giao

đất, giao rừng; ngăn chặn và khắc phục tình trạng nông dân không có ruộng đất sản xuất; giúp đỡ về vốn, kỹ thuật , các dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, phát triển công nghiệp chế biến và các nghề tiểu thủ công; phát triển tín dụng nông thôn, mở rộng cho nông dân nghèo vay vốn sản xuất, chống nạn cho vay nặng lãi, mua lúa

non, buôn bán trái phép ruộng đất. Giúp đỡ nông dân phát triển các hình thức kinh tế hợp tác. Có chính sách bảo hộ sản xuất cho nông sản.

 Sau đại hội VIII, Đảng và Nhà nước tiếp tục đề ra chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã; ban hành quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước cho các dự án đóng mới tàu đánh bắt cá; đẩy mạnh hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Nghị quyết trung ương 6 (lần 1) khóa VIII, chỉ rõ: việc chuyển nhượng quyền sử dụng, tích tụ và tập trung đất đai là hiện tượng sẽ diễn ra trong quá trình phát triển nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn. Việc tích tụ và tập trung phải được kiểm soát, quản lý chặt chẽ của Nhà nước, không để quá trình này diễn ra tự phát làm cho người nông dân mất ruộng mà không có việc làm; tăng thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân để nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất… Bước sang thế kỷ XXI, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2001 tăng 4,1%, năm 2002 tăng 5,4%. Sản lượng lương thực năm 2001 đạt 34 triệu tấn, năm 2002 đạt 36,67 triệu tấn. Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

 Ngày 3/1/2003, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng Hội nông dân

Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký bản cam kết liên tịch, nhằm phối hợp phục vụ sản xuất của nông dân, gọi tắt là liên kết “4 nhà”, gồm nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nước.

Mặt khác, để tiếp tục thực hiện tốt những giải pháp cụ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn như HNTƯ 7 (khóa IX) của Đảng đã chỉ rõ: “Nhà nước có những điều tiết, hỗ trợ, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông sản cho nông dân; đưa công nghệ sản xuất tiên tiến vào nông nghiệp, nông thôn; có chính sách điều chỉnh hợp lý việc sử dụng quỹ đất, vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nâng cao hiệu quả sử dụng đất; có chính sách khuyến khích nông dân chuyển sang các nghề phi nông nghiệp; thúc đẩy khôi phục làng nghề, phát triển ngành nghề mới ở nông thôn; mở rộng thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với nông dân hết tuổi lao động. Mở rộng các loại hình đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các trung tâm học tập cộng đồng và các điển hình nông dân sản xuất giỏi”.

3.1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về truyền thông trong thời kỳ đổi mới thời kỳ đổi mới

Sau 5 năm đổi mới, ngày 25.7.1990, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 63 – CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí. Chỉ thị được ban hành kịp thời đã có tác dụng mạnh mẽ đối với hoạt động báo chí, và vạch rõ những sai lầm, khuyết điểm của báo chí sau 5 năm đổi mới….

Tiếp đó, ngày 31.3.1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 08 – CT/ TW về phương hướng hoạt động của báo chí, đã khẳng định lại quan điểm của Đại hội VII: Phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến thức mọi mặt cho người dân.

Đến ngày 17.10.1997, Bộ Chính trị khóa VIII ra chỉ thị số 22 – CT/ TW: “Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản”. Chỉ thị nhấn mạnh các cấp, các ngành, trực tiếp là cơ quan chủ quản, đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí, nhiệm vụ của công tác báo chí, xuất bản trong sự nghiệp cách mạng, nhất là trong thời kỳ đổi mới…

3.2 Đặc trƣng nhân khẩu xã hội của ngƣời nông dân

3.2.1 Mối quan hệ giữa học vấn của nông dân với nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn nông nghiệp nông thôn

3.2.1.1 Mối quan hệ giữa h c vấn của nông dân với nhu cầu về loại thông tin nông nghiệp nông thôn

Khi phân tích tương quan so sánh giữa học vấn người trả lời và loại thông tin nông nghiệp mà họ mong muốn được tiếp cận, không có nhiều sự khác biệt về học vấn giữa những người cùng mong muốn biết các thông tin về thị trường nông sản và thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận các thông tin về chính sách nông nghiệp nông thôn chủ yếu ở nhóm đối tượng có trình độ học vấn cao.

Hình 30: Tương quan giữa học vấn và loại thông tin NN người dân mong muốn tiếp cận nhất

Ở nhóm thông tin thị trường, trong số những người tham gia trả lời phỏng vấn có trình độ cao đẳng, đại học, tỷ lệ người trả lời cho biết “rất mong muốn” được tiếp cận với thông tin này là 52,17%. Tỷ lệ này ở nhóm học vấn trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học lần lượt là 68.42%, 66.67%, 54.17% và 62.27%. Chỉ riêng với những nông dân mù chữ thì mức độ “rất mong muốn” được tiếp cận với các thông tin thị trường nông sản thấp hơn. Chỉ có 18,75% người trả lời mù chữ cho biết họ “rất mong muốn” được tiếp cận với các thông tin này. Nguyên nhân là do học vấn kém, nhận thức thấp nên họ chưa ý thức được vai trò của thông tin thị trường đối với việc phát triển sản xuất của gia đình.

Với nhóm thông tin kỹ thuật, mùa vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong số những người trả lời có trình độ cao đẳng, đại học, số người “rất mong muốn” tiếp cận thông tin này chiếm 69,57%. Tỷ lệ này ở nhóm học vấn trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học lần lượt là 68,42%, 76,92%, 68,75% và 67,27%. Không như ở loại thông tin về thị trường nông sản, những nông dân mù chữ vẫn “rất mong muốn” được tiếp cận với các thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ này chiếm tới 75% trong số những người trả lời tham gia trả lời phỏng vấn có trình độ mù chữ.

Sự chênh lệch về học vấn trong nhu cầu tiếp cận thông tin nông nghiệp của nông dân thể hiện rõ nhất ở loại thông tin về chính sách nông nghiệp. Theo đó, nhóm

những người có học vấn trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học lần lượt có tỷ lệ “rất mong muốn” tiếp cận thông tin chính sách nông nghiệp là 33,33%; 31,58%; và 26,09% cao hơn hẳn so với những người trả lời có trình độ học vấn trung học cơ sở (14,58%), tiểu học (23,64%) hay mù chữ (6,25%).

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nông dân có trình độ học vấn cao mong muốn được tiếp cận với thông tin về chính sách nhiều hơn so với nhóm nông dân có học vấn thấp. Trong khi đó, với các loại thông tin về thị trường nông sản và thông tin kỹ thuật, mùa vụ sản xuất nông nghiệp thì không có quá nhiều sự chênh lệch về mong muốn tiếp cận giữa các nhóm nông dân có trình độ học vấn khác nhau.

3.1.1.2 Mối quan hệ giữa h c vấn của nông dân với nhu cầu về nh thông tin NNNT

Về tương quan giữa học vấn người trả lời và nhu cầu về các kênh thông tin nông nghiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy những người có học vấn thấp thường mong muốn được tiếp cận thông tin nông nghiệp qua các kênh “phổ biến” và trực quan, sinh động, dễ nghe, dễ hiểu như ti vi, đài, hiệp hội, đoàn thể và trung tâm khuyến nông. Nhóm người trả lời có học vấn cao thì mong muốn được tiếp cận qua một số kênh như báo mạng, báo in nhiều hơn mặc dù những kênh thông tin này chưa phổ biến ở khu vực khảo sát.

Hình 31: Tương quan giữa học vấn và kênh thông tin NNNT người dân mong muốn tiếp cận nhất

Cụ thể, trong số những người trả lời có học vấn cao đẳng, đại học, có 65.22% người cho biết họ “rất mong muốn” được tiếp cận với thông tin nông nghiệp qua truyền hình. Tỷ lệ này ở nhóm mù chữ, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp lần lượt là 68,75%; 72,73%, 47,92%, 64,10%; 78,95%.

Với kênh thông tin báo in, tỷ lệ người trả lời có học vấn trung học phổ thông cho biết “rất mong muốn” được tiếp cận với thông tin nông nghiệp qua kênh thông tin này là 23,08%. Nhóm học vấn thứ 2 “rất mong muốn” được tiếp cận với kênh thông tin này để tìm hiểu các thông tin nông nghiệp là những người có trình độ trung học cơ sở (18,75%). Tiếp đến là các nhóm tiểu học (18,18%), cao đẳng, đại học (17,7%).

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đài phát thanh là kênh thông tin mà các nhóm học vấn thấp mong muốn được tiếp cận nhiều hơn so với các nhóm học vấn cao. Cụ thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)