Thời điểm tiếp cận thông tin NNNT qua báo in

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 66)

Trong đó, thời điểm từ 07h01 – 11h00 là thời điểm mà một số đầu báo mới trong ngày bắt đầu có mặt ở điểm bưu điện văn hóa xã. Do đó, một số nông dân nhanh

chóng đọc các báo mới, cập nhật tin tức mới trong ngày vào khoảng thời điểm này. Trong các khoảng thời điểm từ 05h01 – 07h00, từ 17h01 – 20h00, tỷ lệ người trả lời tiếp cận thông tin nông nghiệp qua các loại báo in lần lượt là 8% và 5%. Từ con số trên có thể thấy rằng trong thời điểm nghỉ ngơi, nông dân chưa có nhiều thói quen đọc báo in để tìm hiểu thông tin về thị trường nông sản, thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp hay các thông tin về chính sách nông nghiệp.

Nhìn chung, người dân nông thôn chủ yếu đọc báo in trong các khung giờ từ 07h01 – 11h00 để tìm hiểu các thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cũng có một số nông dân đọc báo in vào các khoảng thời điểm khác trong ngày nhưng số lượng này không đáng kể.

2.2.2.4 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua báo mạng

Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành trên cả nước đều có thể truy cập vào internet (mạng toàn cầu). Tuy nhiên, ở nhiều vùng nông thôn, mạng lưới internet chưa phải là kênh truyền thông được nhiều người nông dân biết đến, thời điểm để người nông dân truy cập mạng internet cũng rải rác trong ngày. Theo điều tra tại xã Vĩnh Trinh, thời điểm có đông nông dân truy cập internet để tìm hiểu các thông tin về nông nghiệp chủ yếu là vào lúc

07h01 – 11h00. Tỷ lệ này chiếm 12,5% người trả lời. Vào các khoảng thời điểm từ 17h01 – 20h00, từ 11h01 – 14h00 và từ 14h01 – 17h00 lần lượt là 5,5%, 3% và 2,5%.

Hình 7: Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua báo mạng

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người nông dân đọc báo mạng chủ yếu trong khung giờ hành chính là vì điểm để họ đọc báo chủ yếu là ở bưu điện văn hóa xã. Có rất ít hộ gia đình đã tự trang bị được máy tính nối mạng nên việc họ tự tìm hiểu thông tin nông nghiệp trên phương tiện này vào buổi tối hoặc giờ nghỉ ngơi còn gặp nhiều khó khăn.

Qua đây có thể thấy rằng với thái độ chủ động tìm hiểu thông tin, cũng đã có nhiều hộ nông dân sử dụng công cụ mạng internet phục vụ cho sản xuất và trang bị kiến thức về nông nghiệp. Thời điểm để họ đọc báo mạng phổ biến nhất là từ 07h01 – 11h00 hàng ngày.

2.2.2.5 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua trung tâm KNKN

Các chương trình khuyến nông về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp…từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hộ nông dân. Theo kết quả nghiên cứu tại xã Vĩnh Trinh, thời điểm để người nông dân tiếp cận với thông tin từ các cán bộ của trung tâm khuyến ngư khuyến nông chủ yếu là trong giờ hành chính, giờ lao động sản xuất buổi sáng hoặc buổi chiều. Cụ thể, có 17% người trả lời cho biết họ có tiếp cận được với các thông tin nông nghiệp từ trung tâm khuyến nông khuyến ngư vào thời điểm từ 07h01 – 11h00. Tỷ lệ này ở khung giờ lao động sản xuất buổi chiều (từ 14h01 – 17h00) thấp hơn một chút, chỉ chiếm 12%.

Hình 8: Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua trung tâm KNKN Không phải ngẫu nhiên mà người nông dân biết đến thông tin nông nghiệp qua trung tâm khuyến nông khuyến ngư vào các khung giờ trên. Đơn giản vì đây là thời điểm mà trung tâm KNKN thường tổ chức các mô hình trình diễn sản xuất trên ruộng đồng, chuồng nuôi. Mặt khác, vì sự chủ động tìm đến người dân để hướng dẫn thông tin nông nghiệp của các cán bộ khuyến nông còn hạn chế nên nông dân muốn gặp cán bộ khuyến nông thường phải đến trung tâm vào giờ làm việc. Đây cũng chính là một bất cập đối với hệ thống thông tin này.

Tóm lại, khung giờ phổ biến để người nông dân tìm hiểu các thông tin nông nghiệp nông thôn qua trung tâm KNKN chủ yếu vào giờ lao động sản xuất buổi sáng (từ 06h01 – 11h00) và buổi chiều (từ 14h01 – 17h00).

2.2.2.6 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua hiệp hội, đoàn thể

Theo số liệu nghiên cứu, có 15% người trả lời cho biết họ thường được các cán bộ của những hiệp hội, đoàn thể ở địa phương trò chuyện, trao đổi các thông tin nông nghiệp nông thôn vào thời điểm từ 17h01 – 20h00. Trong khoảng thời điểm nghỉ ngơi buổi tối này, nhiều hội viên Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…thường tranh thủ thời điểm đến từng nhà hội viên, nói chuyện về cách vay vốn, hướng làm ăn, về giống nuôi mới ở địa phương.

Hình 9: Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua hiệp hội, đoàn thể Khung thời điểm thứ hai mà người nông dân thường được tiếp cận thông tin nông nghiệp qua các hiệp hội, đoàn thể là từ 14h01 – 17h00. Tỷ lệ này chiếm 14% số người trả lời. Khoảng thời điểm mà ít người tìm hiểu thông tin nông nghiệp qua hiệp hội, đoàn thể là từ 05h01 – 07h00 và từ 20h01 – 22h00. Tỷ lệ này chỉ chiếm 5% trong số tất cả hộ nông dân tham gia trả lời phỏng vấn. Con số này ở các khung thời điểm từ 11h01 – 14h00, từ 07h01 – 11h00 và sau 22h00 lần lượt là 9,55%, 7,5% và 6,53%.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, về thời điểm tiếp cận thông tin NNNT qua các hiệp hội, đoàn thể, khung giờ phổ biến nhất là vào thời điểm nghỉ ngơi buổi tối, từ 17h01 – 22h00.

2.2.2.7 Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua các nh hác

27% người trả lời cho biết họ thường tiếp cận với thông tin nông nghiệp qua các kênh như hàng xóm, láng giềng, bạn bè, họp thôn…vào thời điểm từ 17h01 – 20h00. Như vậy, tương tự như với kênh truyền hình và kênh thông tin từ hiệp hội, đoàn thể, thời điểm từ 17h01 – 20h00 vẫn là giờ được nhiều người nông dân quan tâm nhất để tìm hiểu thông tin nông nghiệp qua các hàng xóm, thương lái, bạn bè…

Hình 10: Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp qua các kênh khác Khung giờ tiếp theo được khá nhiều người dân sử dụng để tìm hiểu các thông tin nông nghiệp từ các kênh trên là vào lúc 11h01 – 14h00. Tranh thủ giờ nghỉ trưa, quanh những câu chuyện thường ngày, người nông dân vẫn trao đổi với nhau và tìm hiểu các thông tin về chính sách nông nghiệp, về giá cả nông sản, phương pháp sản xuất…

10% người trả lời cho biết họ thường vừa làm việc vừa trực tiếp hỏi han những người cùng làm những thông tin về giá cả hàng hóa, về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi trong khoảng thời điểm từ 07h01 – 11h00.

Vào thời điểm từ 14h01 – 17h00, tỷ lệ người tiếp cận thông tin nông nghiệp qua các kênh như bạn bè, hàng xóm, thương lái…chỉ là 5%. Và 100% số người trả lời cho biết vào khoảng thời gian trước 05h00 và sau 22h00 họ không tiếp cận thông tin nông nghiệp từ các kênh trên.

Tóm lại, thời điểm để người nông dân thông qua hàng xóm, bạn bè, gia đình, thương lái…mà biết đến thông tin nông nghiệp chủ yếu là vào các khung giờ nghỉ ngơi buổi trưa (11h01 – 14h00), buổi tối (17h01 – 20h00) trong ngày.

2.3. Đánh giá hiệu quả về nội dung thông tin và các kênh thông tin nông nghiệp nông thôn qua ý kiến của nông dân nông thôn qua ý kiến của nông dân

2.3.1 Hiệu quả về nội dung thông tin nông nghiệp nông thôn

Đánh giá về hiệu quả của các loại thông tin nông nghiệp nông thôn, đa phần người nông dân đánh giá rất cao vai trò của các loại thông tin thị trường nông sản (giá

cả, nơi bán hàng hóa…) và thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp (dịch bệnh, thời tiết, phương pháp kỹ thuật mới). Tuy nhiên, các loại thông tin về chính sách nông nghiệp không được nhiều nông dân thừa nhận vai trò.

2.3.1.1 Hiệu quả của thông tin thị trường nông sản

Theo đánh giá của đại đa số người nông dân, các loại thông tin về thị trường nông sản như giá nông sản, nơi tiêu thụ nông sản…mà họ thu nhận được qua các kênh thông tin như tivi, đài, báo, hàng xóm…đóng vai trò quan trọng đối với họ trong việc quyết định đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp.

Số liệu nghiên cứu cho biết, có tới 43,5% người trả lời đánh giá rằng các loại thông tin thị trường nông nghiệp thực sự “rất cần thiết” đối với họ. Với nhóm người đánh giá nhóm thông tin này là “cần thiết”, tỷ lệ này chiếm 40,5%.

Hình 11: Hiệu quả của thông tin thị trường nông sản

Nhìn vào biểu trên có thể thấy tỷ lệ người đánh giá hiệu quả thông tin thị trường nông nghiệp chỉ ở mức “bình thường” là 14,5%. Như vậy rõ ràng người nông dân đánh giá rất cao vai trò của thông tin thị trường đối với các quyết định sản xuất nông nghiệp của họ.

Tỷ lệ người đánh giá hiệu quả của thông tin thị trường nông nghiệp ở mức “rất cần thiết” (43,5%) cao hơn tới 3 lần so với tỷ lệ người đánh giá hiệu quả của loại thông tin này chỉ ở mức “bình thường” (14,5%). Số người đánh giá các loại thông tin thị trường có vai trò “không cần thiết” hoặc “hoàn toàn không cần thiết” chỉ chiếm một tỷ

trên có thể thấy rằng người nông dân ý thức rất rõ vai trò của loại thông tin về thị trường đối việc phát triển kinh tế gia đình.

Từ những số liệu trên có thể thấy rằng bản thân người nông dân đã tự ý thức được vai trò của các loại thông tin thị trường. Và chính các loại thông tin đó khi đến được với người nông đân đã khẳng định được hiệu quả nhất định. Trong thời đại hiện nay, thông tin thị trường nông sản ngày càng trở nên quan trọng không chỉ đối với nông dân mà đối với người thu gom, người bán buôn và các doanh nghiệp,...Việc phổ biến thông tin thị trường kịp thời sẽ giảm được các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với thông tin thị trường nông sản cập nhật qua các phương tiện ti vi, đài, báo in, báo mạng, trung tâm KNKN, hiệp hội, đoàn thể, thương lái…, người nông dân được trang bị những kiến thức cần thiết về giá cả nông sản, nơi bán nông sản, đầu ra và đầu vào của sản phẩm nông nghiệp. Đây là những thông tin thực sự cần thiết đối với nhà nông, nhất là trong tình hình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, sản xuất cần gắn liền với thương mại hóa sản phẩm.

2.3.1.2 Hiệu quả của thông tin ỹ thuật, mùa vụ

Cũng như với các loại thông tin về thị trường nông sản, những loại thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng được bà con nông dân đánh giá hiệu quả rất cao. Theo kết quả nghiên cứu, có tới 61,5% đánh giá rằng những thông tin trên “rất cần thiết” đối với quá trình sản xuất nông nghiệp của họ. Tỷ lệ này cao gấp 1,95 lần so với tỷ lệ người trả lời đánh giá các loại thông tin này là “cần thiết” (31,5%).

Nhìn vào biểu trên ta cũng thấy rằng chỉ có 5,5% người trả lời đánh giá rằng các loại thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ ở mức “bình thường”, chưa thực sự phát huy hiệu quả cao. Cũng như với nhóm thông tin về thị trường nông sản, số lượng người đánh giá hiệu quả của các loại thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ ở mức độ “không cần thiếtcũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số những người tham gia trả lời phỏng vấn, chỉ có 1,5% người trả lời đồng tình với quan điểm này.

Từ số liệu trên có thể thấy rằng các loại thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp như dự báo thời tiết, dịch bệnh, thông tin về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi…đã được người nông dân đón nhận và khẳng định hiệu quả rất tốt. Thực tế cho thấy, để phù hợp với nền nông nghiệp lớn, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng như việc tìm hiểu các loại thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp khác ở Vĩnh Trinh cũng như ở nhiều địa phương khác của Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã được quan tâm và ứng dụng khá rộng rãi.

2.3.1.3 Hiệu quả của thông tin chính sách nông nghiệp

Không như với các thông tin về thị trường nông nghiệp và thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp, những loại thông tin về chính sách không được người nông dân đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 16% người trả lời cho rằng những thông tin này là “rất cần thiết”. Như ở các phần trên đã phân tích, đánh giá về hiệu quả của thông tin thị trường nông sản, có 43,5% nông dân cho rằng loại thông tin này là “rất cần thiết”. Tỷ lệ này ở nhóm thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp thậm chí còn lên tới 61,5%.

Nhìn vào đây có thể thấy số người đánh giá thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp là “rất cần thiết” (61,5%) cao gấp 3,84 lần so với những người đánh giá thông tin chính sách nông nghiệp là “rất cần thiết” đối với họ. Khi so sánh với cùng mức thang đo hiệu quả “rất cần thiết, loại thông tin thị trường cũng được đánh giá cần thiết hơn tới 2,71 lần so với thông tin chính sách.

Hình 13: Hiệu quả của thông tin chính sách nông nghiệp nông thôn

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tới 43,5% người trả lời cho rằng thông tin chính sách có hiệu quả “bình thường” đối với họ. Tỷ lệ người đánh giá hiệu quả của loại thông tin này ở mức “cần thiết”, “không cần thiết” và “hoàn toàn không cần thiết” lần lượt là 34,5%, 4,5% và 1,5%.

Nhìn vào số liệu trên có thể phần nào thấy được rằng thông tin chính sách nông nghiệp chưa thực sự phát huy được hiệu quả đối với người nông dân. Một mặt do kênh truyền tải thông tin còn hạn chế, người nông dân khó tiếp cận. Một mặt do tâm lý nông dân ngại tiếp cận đến những thông tin chính sách “vĩ mô”. Hoặc cũng có thể nguyên nguyên nhân khách quan khác tác đến hiệu quả của loại thông tin này.

2.3.2 Hiệu quả của các kênh truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Trong số các loại kênh thông tin đại chúng phổ biến với người nông dân, truyền hình vẫn là kênh được nhóm đối tượng này đánh giá hiệu quả cao nhất. Ngược lại với truyền hình, các loại báo in chưa phát huy được hiệu quả với người dân nông thôn. Rất ít nông dân thừa nhận hiệu quả của kênh truyền thông này đối với đời sống của họ.

2.3.2.1 Hiệu quả của thông tin qua truyền hình

Ở nước ta, truyền hình ra đời tương đối muộn so với các loại hinh phương tiện truyền thông khác, song ngay từ khi ra đời truyền hình đã chứng tỏ được những ưu thế vượt trội so với các loại hình báo chí khác.Từ chương trình truyền hình đầu tiên phát

sóng ngày 7 tháng 9 năm 1975, đến nay, ngành truyền hình đã và đang phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của đài phát thanh và truyền hình 64 tỉnh thành, các đài truyền thanh truyền hình cấp huyện trong cả nước.

Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, cánh cửa thông tin rộng mở đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành truyền hình nâng cao chất lượng nội dung, chất lượng phát sóng truyền hình ngày càng cao và đã dạng phong phú về thể loại đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của người dân. Hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ chương trình truyền hình đầu tiên đựơc phát sóng, đến nay, ngành truyền hình trong cả nước đã phát triển toàn diện, điều đó đã khẳng định vị trí, vai trò của truyền hình và đặc biệt là thế mạnh vượt trội của truyền hình so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác.

Tại địa phương, đài truyền hình Cần Thơ với 2 kênh VTV Cần Thơ 1 và VTV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)