Các kênh thông tin thị trường nông dân thường tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 55 - 57)

Như vậy, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc phổ cập thông tin ở địa bàn xã trong thời điểm qua đã phát huy hiệu quả lớn. Lượng người dân trong xã được tiếp cận với báo mạng ngày càng tăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 23,5% người trả lời biết đến các thông tin về thị trường nông sản thông qua hệ thống internet ở địa phương.

Trong số các kênh truyền thông cung cấp thông tin thị trường nông sản, trung tâm KNKN là kênh ít được người nông dân quan tâm nhất. Theo kết quả nghiên cứu, chỉ có 11,5% người trả lời cho biết họ thu nhận được các thông tin về giá nông sản, nơi bán nông sản qua trung tâm KNKN.

Tương tự như vậy, lượng người biết đến các thông tin về thị trường nông sản thông qua báo in cũng rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số những người

trả lời có biết đến thông tin về thị trường nông sản, chỉ có 14% những người này biết đến thông tin trên qua nguồn tiếp cận là báo in.

Phỏng vấn nhanh một nông dân ở xã Vĩnh Trinh cho biết:

“Vợ chồng tôi cả đời làm nông, có nghe tin về giá lúa, giá cá, sầu ri ng…thì chỉ nghe ti vi thôi. Nhiều tuổi rồi, n n chúng tôi chẳng đ c báo. Mà mua báo tốn tiền. Muốn mua cũng chẳng biết mua ở đâu, vì hông phổ biến”

(Phỏng vấn sâu, nam, 45 tuổi, hộ trồng tr t).

Nhiều người dân cho biết, đa phần các thông tin về giá cả nông sản họ biết được là qua thương lái hay qua bạn bè, hàng xóm. Theo điều tra, trong số những người thường xuyên tiếp cận thông tin về thị trường nông sản, có 28% những người này biết đến loại thông tin trên thông qua các kênh “phi chính thống” như thương lái, hàng xóm...

Đại diện một hộ chăn nuôi tr n địa bàn xã chia sẻ: “Cứ heo vừa lớn, thương lái đến trả giá, thấy được giá là bán thôi. Có giá chung cả rồi. Thương lái mua ở nhà b n cạnh cũng với giá đó, n n tôi cũng bán với giá đó thôi”.

(Phỏng vấn sâu, nữ, 35 tuổi, hộ chăn nuôi).

Chính vì tiếp cận thông tin qua thương lái khá phổ biến, bán trực tiếp nông sản cho thương lái nên tình trạng bị ép giá diễn ra khá phổ biến trên địa bàn xã. Một hộ trồng trọt cho biết:

“Vụ thu đông năm ngoái, gia đình tôi bán lúa với giá rẻ quá. Thương lái đến tận nơi thu mua, h cho giá lung tung n n chúng tôi chẳng biết đường nào mà lần. Năm ngoái, lúa của gia đình tôi rất sạch, hạt dài, gạo trong vậy mà thương lái xem lúa xong thì ch hông ngớt. Trong hi giá cả thị trường thời điểm đó vào hoảng 5.500 đồng/ g thì h trả chưa tới 5.000 đồng/ g. Thấy dân nghèo cần tiền n n thương lái ép giá”.

(Phỏng vấn sâu, nữ, 48 tuổi, hộ trồng tr t).

Tình trạng này đã tái diễn nhiều lần, không phải chỉ với hộ trồng trọt trên mà còn nhiều hộ gia đình khác ở xã Vĩnh Trinh gặp phải.

Trao đổi nhanh với đại diện nhiều hộ trồng trọt tại địa bàn xã, tác giả nhận thấy một tình trạng chung đó là cứ vào vụ mùa, càng được mùa thì thương lái lại càng ép giá người nông dân. Và thông thường, để “ép giá” người nông dân vì họ thiếu thông

tin thị trường, nhiều thương lái có những chiêu bài rất riêng để thu mua được nông sản với giá hời nhất cho họ. Nhiều nông dân chia sẻ khi họ đang thu hoạch lúa thì thương lái thường tới hàng ngày để chờ thu mua. Ngay khi lúa đang phơi sấy, các thương lái này đã đặt tiền cọc để làm tin, hẹn ngày quay lại cân lúa. Tuy nhiên, khi đã quá hẹn, nông dân gọi thương lái tới để bán lúa thì thương lái lại trả lời rằng họ không mua nữa hoặc mua với giá rẻ hơn nhiều. Thương lái thường chỉ đặt cọc số tiền khoảng 200- 300.000 đồng nên nếu họ ra giá thấp hơn mà nông dân không chịu thì họ cũng không thiệt thòi nhiều. Còn nếu nông dân nghèo, không có tiền, vẫn cần bán lúa thì thương lái lời đậm.

2.2.1.2 Thông tin ỹ thuật và mùa vụ sản xuất nông nghiệp

Tương tự như với loại thông tin thị trường, người nông dân tiếp cận với các thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp (thời tiết nông vụ, dịch bệnh, kỹ thuật sản xuất, vật tư nông nghiệp...) chủ yếu qua kênh truyền thông là ti vi. Tỷ lệ nông dân tiếp cận tin phục vụ sản xuất nông nghiệp qua ti vi là 82%, cao gấp 4,97 lần so với tỷ lệ hộ nông dân tiếp cận loại thông tin này qua báo in.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)