Hiệu quả của thông tin thị trường nông sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 71)

Nhìn vào biểu trên có thể thấy tỷ lệ người đánh giá hiệu quả thông tin thị trường nông nghiệp chỉ ở mức “bình thường” là 14,5%. Như vậy rõ ràng người nông dân đánh giá rất cao vai trò của thông tin thị trường đối với các quyết định sản xuất nông nghiệp của họ.

Tỷ lệ người đánh giá hiệu quả của thông tin thị trường nông nghiệp ở mức “rất cần thiết” (43,5%) cao hơn tới 3 lần so với tỷ lệ người đánh giá hiệu quả của loại thông tin này chỉ ở mức “bình thường” (14,5%). Số người đánh giá các loại thông tin thị trường có vai trò “không cần thiết” hoặc “hoàn toàn không cần thiết” chỉ chiếm một tỷ

trên có thể thấy rằng người nông dân ý thức rất rõ vai trò của loại thông tin về thị trường đối việc phát triển kinh tế gia đình.

Từ những số liệu trên có thể thấy rằng bản thân người nông dân đã tự ý thức được vai trò của các loại thông tin thị trường. Và chính các loại thông tin đó khi đến được với người nông đân đã khẳng định được hiệu quả nhất định. Trong thời đại hiện nay, thông tin thị trường nông sản ngày càng trở nên quan trọng không chỉ đối với nông dân mà đối với người thu gom, người bán buôn và các doanh nghiệp,...Việc phổ biến thông tin thị trường kịp thời sẽ giảm được các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với thông tin thị trường nông sản cập nhật qua các phương tiện ti vi, đài, báo in, báo mạng, trung tâm KNKN, hiệp hội, đoàn thể, thương lái…, người nông dân được trang bị những kiến thức cần thiết về giá cả nông sản, nơi bán nông sản, đầu ra và đầu vào của sản phẩm nông nghiệp. Đây là những thông tin thực sự cần thiết đối với nhà nông, nhất là trong tình hình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, sản xuất cần gắn liền với thương mại hóa sản phẩm.

2.3.1.2 Hiệu quả của thông tin ỹ thuật, mùa vụ

Cũng như với các loại thông tin về thị trường nông sản, những loại thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng được bà con nông dân đánh giá hiệu quả rất cao. Theo kết quả nghiên cứu, có tới 61,5% đánh giá rằng những thông tin trên “rất cần thiết” đối với quá trình sản xuất nông nghiệp của họ. Tỷ lệ này cao gấp 1,95 lần so với tỷ lệ người trả lời đánh giá các loại thông tin này là “cần thiết” (31,5%).

Nhìn vào biểu trên ta cũng thấy rằng chỉ có 5,5% người trả lời đánh giá rằng các loại thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ ở mức “bình thường”, chưa thực sự phát huy hiệu quả cao. Cũng như với nhóm thông tin về thị trường nông sản, số lượng người đánh giá hiệu quả của các loại thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ ở mức độ “không cần thiếtcũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số những người tham gia trả lời phỏng vấn, chỉ có 1,5% người trả lời đồng tình với quan điểm này.

Từ số liệu trên có thể thấy rằng các loại thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp như dự báo thời tiết, dịch bệnh, thông tin về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi…đã được người nông dân đón nhận và khẳng định hiệu quả rất tốt. Thực tế cho thấy, để phù hợp với nền nông nghiệp lớn, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng như việc tìm hiểu các loại thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp khác ở Vĩnh Trinh cũng như ở nhiều địa phương khác của Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã được quan tâm và ứng dụng khá rộng rãi.

2.3.1.3 Hiệu quả của thông tin chính sách nông nghiệp

Không như với các thông tin về thị trường nông nghiệp và thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp, những loại thông tin về chính sách không được người nông dân đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 16% người trả lời cho rằng những thông tin này là “rất cần thiết”. Như ở các phần trên đã phân tích, đánh giá về hiệu quả của thông tin thị trường nông sản, có 43,5% nông dân cho rằng loại thông tin này là “rất cần thiết”. Tỷ lệ này ở nhóm thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp thậm chí còn lên tới 61,5%.

Nhìn vào đây có thể thấy số người đánh giá thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp là “rất cần thiết” (61,5%) cao gấp 3,84 lần so với những người đánh giá thông tin chính sách nông nghiệp là “rất cần thiết” đối với họ. Khi so sánh với cùng mức thang đo hiệu quả “rất cần thiết, loại thông tin thị trường cũng được đánh giá cần thiết hơn tới 2,71 lần so với thông tin chính sách.

Hình 13: Hiệu quả của thông tin chính sách nông nghiệp nông thôn

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tới 43,5% người trả lời cho rằng thông tin chính sách có hiệu quả “bình thường” đối với họ. Tỷ lệ người đánh giá hiệu quả của loại thông tin này ở mức “cần thiết”, “không cần thiết” và “hoàn toàn không cần thiết” lần lượt là 34,5%, 4,5% và 1,5%.

Nhìn vào số liệu trên có thể phần nào thấy được rằng thông tin chính sách nông nghiệp chưa thực sự phát huy được hiệu quả đối với người nông dân. Một mặt do kênh truyền tải thông tin còn hạn chế, người nông dân khó tiếp cận. Một mặt do tâm lý nông dân ngại tiếp cận đến những thông tin chính sách “vĩ mô”. Hoặc cũng có thể nguyên nguyên nhân khách quan khác tác đến hiệu quả của loại thông tin này.

2.3.2 Hiệu quả của các kênh truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Trong số các loại kênh thông tin đại chúng phổ biến với người nông dân, truyền hình vẫn là kênh được nhóm đối tượng này đánh giá hiệu quả cao nhất. Ngược lại với truyền hình, các loại báo in chưa phát huy được hiệu quả với người dân nông thôn. Rất ít nông dân thừa nhận hiệu quả của kênh truyền thông này đối với đời sống của họ.

2.3.2.1 Hiệu quả của thông tin qua truyền hình

Ở nước ta, truyền hình ra đời tương đối muộn so với các loại hinh phương tiện truyền thông khác, song ngay từ khi ra đời truyền hình đã chứng tỏ được những ưu thế vượt trội so với các loại hình báo chí khác.Từ chương trình truyền hình đầu tiên phát

sóng ngày 7 tháng 9 năm 1975, đến nay, ngành truyền hình đã và đang phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của đài phát thanh và truyền hình 64 tỉnh thành, các đài truyền thanh truyền hình cấp huyện trong cả nước.

Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, cánh cửa thông tin rộng mở đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành truyền hình nâng cao chất lượng nội dung, chất lượng phát sóng truyền hình ngày càng cao và đã dạng phong phú về thể loại đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của người dân. Hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ chương trình truyền hình đầu tiên đựơc phát sóng, đến nay, ngành truyền hình trong cả nước đã phát triển toàn diện, điều đó đã khẳng định vị trí, vai trò của truyền hình và đặc biệt là thế mạnh vượt trội của truyền hình so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác.

Tại địa phương, đài truyền hình Cần Thơ với 2 kênh VTV Cần Thơ 1 và VTV Cần Thơ 2 ra đời chưa lâu nhưng đã nhanh chóng trở thành kênh thông tin quen thuộc với đại đa số người nông dân.

Đánh giá về hiệu quả của loại kênh truyền thông này, có 61,5% ý kiến cho rằng truyền hình thực sự “rất cần thiết” đối với việc trang bị kiến thức nông nghiệp, nông thôn cho người nông dân. Tỷ lệ người đánh giá hiệu quả này ở mức độ “cần thiết” cũng khá cao, chiếm 36,5% số người tham gia trả lời phỏng vấn.

Về hiệu quả của kênh truyền hình trung ương và địa phương, chỉ có 2% số người trả lời cho rằng loại kênh thông tin chỉ đóng vai trò “bình thường” đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp nông thôn cho họ.

So sánh giữa các thang đo về mức độ hiệu quả có thể thấy rằng, số người đánh giá việc trang bị thông tin nông nghiệp cho nông dân của các kênh truyền hình ở mức độ “rất hiệu quả” (61,5%) cao hơn tới 30,75 lần so với số người đánh giá hiệu quả của kênh thông tin này ở mức độ “bình thường” (2%).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không một trường hợp nào trong mẫu khảo sát cho rằng truyền hình là kênh thông tin “không cần thiết” hoặc “hoàn toàn không cần thiết” đối với việc cung cấp thông tin về thị trường nông sản, thông tin phục vụ sản xuất, thông tin về chính sách nông nghiệp cho các hộ nông dân.

Tóm lại, kênh truyền hình được người nông dân đánh giá rất cao trong việc trang bị thông tin, kiến thức nông nghiệp cho người nông dân.

2.3.2.2 Hiệu quả của thông tin qua đài phát thanh

Phát thanh được biết đến như là sản phẩm tiêu biểu của nền kỹ thuật điện tử. Do ra đời trước truyền hình nên phát thanh đã từng được coi là loại hình truyền thông hiệu quả nhất. Sự sinh động của lời nói, âm nhạc, tiếng động truyền qua làn sóng radio đã từng được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt.

Những bước tiến trong các lĩnh vực khác - đặc biệt là những tiến bộ về công nghệ thông tin đã trở thành điều kiện cho phát thanh phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi khoa học công nghệ càng phát triển mạnh mẽ, với sự chiếm ưu thế tuyệt đối của truyền hình và sự “lên ngôi” của loại hình báo mạng cũng như nhiều kênh truyền thông khác, vai trò của đài phát thanh đối với người dân nói chung, với tầng lớp nông dân nói riêng ngày càng nhạt nhòa hơn.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 14% người trả lời cho rằng truyền thanh “rất cần thiết” đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp nông thôn cho người nông dân. So với truyền hình, tỷ lệ này rất hạn chế. Phân tích ở trên đã chỉ ra rằng có tới 61,5% nông dân đồng tình với ý kiến truyền hình là kênh “rất cần thiết” để cung cấp thông tin nông nghiệp cho họ. Nhìn vào số liệu trên ta thấy rằng tỷ lệ người đáng giá mức độ “rất hiệu quả” của truyền hình cao hơn 4,4 lần so với việc đánh giá hiệu quả của truyền thanh ở thang đo tương đương.

Hình 15: Hiệu quả của đài phát thanh đối với việc cung cấp thông tin NN

Trước chưa có ti vi thì hay nghe đài. ố tôi vẫn có một cái đài từ lâu lắm rồi. Khi chưa có ti vi thì còn nghe đài để biết thông tin dự báo thời tiết. Nhưng giờ đã có ti vi rồi thì nhà tôi ít nghe đài lắm. Chỉ có bố tôi vẫn nghe những chương trình như ca nhạc, ể chuyện đ m huya, thời sự…thôi.

(Phỏng vấn sâu, nữ, 48 tuổi, hộ trồng tr t).

Khi đánh giá về mức độ “cần thiết” của các phương tiện truyền thanh trong việc trang bị những thông tin nông nghiệp hữu ích cho nông dân, có 45,5% người trả lời đồng tình với quan điểm này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 39,5% nông dân đánh giá rằng hiệu quả của các loại hình phát thanh chỉ ở mức độ “bình thường”, chưa cung cấp được nhiều thông tin bổ ích trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho nông dân.

Chỉ có một tỷ lệ nhỏ người trả lời cho rằng thông tin nông nghiệp do đài phát thanh truyền tải là “không cần thiết” hoặc “hoàn toàn không cần thiết”. Có 0,5% số người trả lời cùng đồng tình với 2 thang đo trên.

Như vậy, đài phát thanh không phải là kênh truyền thông được người nông dân đánh giá cao về hiệu quả trang bị thông tin nông nghiệp cho nhóm đối tượng này. Tính cập nhật thông tin, độ chính xác cũng như cách truyền tải và thời lượng thông tin nông nghiệp của kênh truyền thông này phần nào vẫn còn khá hạn chế.

2.3.2.3 Hiệu quả của thông tin qua báo in

này và do bản thân các báo chưa dành nhiều đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên người nông dân đánh giá không cao hiệu quả của báo in đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp cho nhóm đối tượng này.

Hình 16: Hiệu quả của báo in đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp Đánh giá về hiệu quả của báo in, chỉ có 13,5% người trả lời cho rằng kênh thông tin này “rất cần thiết” đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp nông thôn cho nông dân. Với các thang đo “cần thiết”, “bình thường”, “không cần thiết”, tỷ lệ này lần lượt là 27%, 41,5% và 18%.

Như vậy, số lượng người trả lời đánh giá rằng báo in “không cần thiết” đối với việc trang bị thông tin nông nghiệp cho nông dân chiếm tỷ lệ khá cao, lên tới 18%. Trong khi đó, con số này ở các kênh truyền hình và đài phát thanh chỉ là 0 và 0,5%. Thực tế cho thấy ở xã Vĩnh Trinh, có rất ít hộ nông dân thường xuyên có báo in để đọc. Đây dường như vẫn là kênh truyền thông “xa lạ” với người dân nông thôn.

Nguyên nhân chính để bản thân người nông dân đánh giá không cao vai trò của báo in là do giá báo in đang tăng, nông dân không muốn bỏ chi phí để trang bị báo. Thêm nữa, truyền hình và internet hiện diện ở khắp nơi, mà đa số những người hay đọc báo, có tiền để mua báo cũng là những người có điều kiện và xu hướng sử dụng Internet. Một nguyên nhân quan trọng, đó là khi nội dung của các chuyên trang báo in không thực sự hấp dẫn nông dân thì việc họ đánh giá thấp hiệu quả của kênh thông tin này là điều khó tránh khỏi.

2.3.2.4 Hiệu quả của thông tin qua báo mạng

Hiện nay, việc kết nối vào mạng toàn cầu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở nông thôn, giúp nông dân có thể học hỏi cách làm ăn, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm từ đó nâng cao được giá trị cuộc sống. Trên địa bàn xã Vĩnh Trinh, điểm bưu điện văn hóa xã đã trang bị các máy tính có nối mạng, là nơi để nông dân có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về nông nghiệp, nông thôn. Một số hộ gia đình khá giả cũng đã trang bị máy tính và nối mạng. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của báo mạng còn hạn chế.

Hình 17: Hiệu quả của báo mạng đối với việc cung cấp thông tin NN cho nông dân Do những khó khăn về cơ sở hạ tầng, việc tiếp cận vớ internet còn hạn chế, nên chỉ có 11% người trả lời đánh giá rằng báo mạng có vai trò “rất cần thiết” trong việc trang bị các kiến thức phục vụ sản xuất, thông tin thị trường, thông tin chính sách nông nghiệp. Những người đánh giá kênh thông tin này là “cần thiết” để cung cấp thông tin nông nghiệp cho nông dân chỉ chiếm 16% trong số những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Đa phần các hộ nông dân đều có thái độ khá trung tính khi đánh giá về hiệu quả của báo mạng. Theo đó, có tới 39% nông dân cho biết rằng hiệu quả cung cấp thông tin nông nghiệp của báo mạng chỉ ở mức độ “bình thường”.

Một tỷ lệ khá lớn người trả lời (29,5%) đánh giá rằng việc tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn qua báo mạng là “không cần thiết”. Có 4,5 % nông dân cho rằng kênh thông tin trên là “hoàn toàn không cần thiết” đối với việc giúp họ tìm hiểu thông tin nông nghiệp.

Về hiệu quả của báo mạng, tính thời sự, nhanh nhạy, tốc độ truyền tin của báo mạng là điều không ai có thể phủ nhận, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, ở Vĩnh Trinh cũng như nhiều miền quê khác trong cả nước, báo mạng vẫn là kênh truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)