Hiệu quả của đài phát thanh đối với việc cung cấp thông tin NNNT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 77)

Trước chưa có ti vi thì hay nghe đài. ố tôi vẫn có một cái đài từ lâu lắm rồi. Khi chưa có ti vi thì còn nghe đài để biết thông tin dự báo thời tiết. Nhưng giờ đã có ti vi rồi thì nhà tôi ít nghe đài lắm. Chỉ có bố tôi vẫn nghe những chương trình như ca nhạc, ể chuyện đ m huya, thời sự…thôi.

(Phỏng vấn sâu, nữ, 48 tuổi, hộ trồng tr t).

Khi đánh giá về mức độ “cần thiết” của các phương tiện truyền thanh trong việc trang bị những thông tin nông nghiệp hữu ích cho nông dân, có 45,5% người trả lời đồng tình với quan điểm này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 39,5% nông dân đánh giá rằng hiệu quả của các loại hình phát thanh chỉ ở mức độ “bình thường”, chưa cung cấp được nhiều thông tin bổ ích trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho nông dân.

Chỉ có một tỷ lệ nhỏ người trả lời cho rằng thông tin nông nghiệp do đài phát thanh truyền tải là “không cần thiết” hoặc “hoàn toàn không cần thiết”. Có 0,5% số người trả lời cùng đồng tình với 2 thang đo trên.

Như vậy, đài phát thanh không phải là kênh truyền thông được người nông dân đánh giá cao về hiệu quả trang bị thông tin nông nghiệp cho nhóm đối tượng này. Tính cập nhật thông tin, độ chính xác cũng như cách truyền tải và thời lượng thông tin nông nghiệp của kênh truyền thông này phần nào vẫn còn khá hạn chế.

2.3.2.3 Hiệu quả của thông tin qua báo in

này và do bản thân các báo chưa dành nhiều đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên người nông dân đánh giá không cao hiệu quả của báo in đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp cho nhóm đối tượng này.

Hình 16: Hiệu quả của báo in đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp Đánh giá về hiệu quả của báo in, chỉ có 13,5% người trả lời cho rằng kênh thông tin này “rất cần thiết” đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp nông thôn cho nông dân. Với các thang đo “cần thiết”, “bình thường”, “không cần thiết”, tỷ lệ này lần lượt là 27%, 41,5% và 18%.

Như vậy, số lượng người trả lời đánh giá rằng báo in “không cần thiết” đối với việc trang bị thông tin nông nghiệp cho nông dân chiếm tỷ lệ khá cao, lên tới 18%. Trong khi đó, con số này ở các kênh truyền hình và đài phát thanh chỉ là 0 và 0,5%. Thực tế cho thấy ở xã Vĩnh Trinh, có rất ít hộ nông dân thường xuyên có báo in để đọc. Đây dường như vẫn là kênh truyền thông “xa lạ” với người dân nông thôn.

Nguyên nhân chính để bản thân người nông dân đánh giá không cao vai trò của báo in là do giá báo in đang tăng, nông dân không muốn bỏ chi phí để trang bị báo. Thêm nữa, truyền hình và internet hiện diện ở khắp nơi, mà đa số những người hay đọc báo, có tiền để mua báo cũng là những người có điều kiện và xu hướng sử dụng Internet. Một nguyên nhân quan trọng, đó là khi nội dung của các chuyên trang báo in không thực sự hấp dẫn nông dân thì việc họ đánh giá thấp hiệu quả của kênh thông tin này là điều khó tránh khỏi.

2.3.2.4 Hiệu quả của thông tin qua báo mạng

Hiện nay, việc kết nối vào mạng toàn cầu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở nông thôn, giúp nông dân có thể học hỏi cách làm ăn, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm từ đó nâng cao được giá trị cuộc sống. Trên địa bàn xã Vĩnh Trinh, điểm bưu điện văn hóa xã đã trang bị các máy tính có nối mạng, là nơi để nông dân có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về nông nghiệp, nông thôn. Một số hộ gia đình khá giả cũng đã trang bị máy tính và nối mạng. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của báo mạng còn hạn chế.

Hình 17: Hiệu quả của báo mạng đối với việc cung cấp thông tin NN cho nông dân Do những khó khăn về cơ sở hạ tầng, việc tiếp cận vớ internet còn hạn chế, nên chỉ có 11% người trả lời đánh giá rằng báo mạng có vai trò “rất cần thiết” trong việc trang bị các kiến thức phục vụ sản xuất, thông tin thị trường, thông tin chính sách nông nghiệp. Những người đánh giá kênh thông tin này là “cần thiết” để cung cấp thông tin nông nghiệp cho nông dân chỉ chiếm 16% trong số những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Đa phần các hộ nông dân đều có thái độ khá trung tính khi đánh giá về hiệu quả của báo mạng. Theo đó, có tới 39% nông dân cho biết rằng hiệu quả cung cấp thông tin nông nghiệp của báo mạng chỉ ở mức độ “bình thường”.

Một tỷ lệ khá lớn người trả lời (29,5%) đánh giá rằng việc tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn qua báo mạng là “không cần thiết”. Có 4,5 % nông dân cho rằng kênh thông tin trên là “hoàn toàn không cần thiết” đối với việc giúp họ tìm hiểu thông tin nông nghiệp.

Về hiệu quả của báo mạng, tính thời sự, nhanh nhạy, tốc độ truyền tin của báo mạng là điều không ai có thể phủ nhận, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, ở Vĩnh Trinh cũng như nhiều miền quê khác trong cả nước, báo mạng vẫn là kênh truyền thông không phổ biến với người nông dân. Nông dân Việt Nam có xuất phát điểm khá thấp, trình độ chưa cao, kinh tế khó khăn... nên việc tiếp cận các kho kiến thức thông qua các phương tiện hiện đại, mới mẻ một cách bài bản để phục vụ cho sản xuất của họ rất khó khăn. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng khác là người dân phải được quyền sở hữu máy tính. Giá cả máy tính hiện đang là một rào cản của việc phổ cập công nghệ thông tin tại các vùng nông thôn.

2.3.2.5 Hiệu quả của thông tin qua trung tâm KNKN

Các chương trình khuyến nông cây trồng nông nghiệp, khuyến nông chăn nuôi đã tập trung vào các chương trình khuyến nông trọng điểm được Chính phủ phê duyệt và đã đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được chuyển tải đến nông dân và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất thông qua xây dựng các mô hình trình diễn. Với cách truyền đạt dễ hiểu, nhiều nông dân đánh giá rất cao hiệu quả của trung tâm KNKN trong việc cung cấp thông tin, đặc biệt là thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

Hình 18: Hiệu quả của trung tâm KNKN đối với việc cung cấp thông tin NN Nhìn vào biểu trên ta thấy rằng có tới 36% người trả lời đánh giá rằng trung tâm Nhìn vào biểu trên ta thấy rằng có tới 36% người trả lời đánh giá rằng trung tâm KNKN kênh thông tin “rất cần thiết” để trang bị những kiến thức về nông nghiệp cho người nông dân. Tỷ lệ người trả lời chọn phương án “cần thiết” cũng đạt tới 37,5% trong số những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Trong nhiều năm qua, Trung tâm KNKN xã Vĩnh Trinh đã có sự phối hợp, cộng tác thường xuyên với nhiều cơ quan thông tin, nhiều loại hình báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo đài của Cần Thơ để cung cấp và truyền tải các thông tin về hoạt động khuyến nông tới các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý và bà con nông dân. Bên cạnh các mô hình trình diễn, các lớp tập huấn, các buổi trò chuyện, tư vấn cho nông dân, trung tâm KNKN thực sự đã khẳng định được hiệu quả trong quá trình cung cấp thông tin nông nghiệp nông thôn cho nông dân.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ có 24% người trả lời khẳng định hiệu quả trang bị thông tin nông nghiệp của trung tâm KNKN chỉ ở mức độ “bình thường”. Tỷ lệ người đánh giá rằng kênh thông tin này “không cần thiết” đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp cho nông dân là 2,5%.

Như vậy, phần lớn nông dân đều đánh giá rất cao hiệu quả của trung tâm KNKN trong việc cung cấp các thông tin nông nghiệp cho người nông dân, góp phần giúp họ điều chỉnh hành vi sản xuất, hướng tới phát triển kinh tế tốt hơn.

2.3.2.6 Hiệu quả của thông tin qua hiệp hội, đoàn thể

Tương tự như với việc đánh giá hiệu quả của trung tâm KNKN, người nông dân đánh giá rất cao hiệu quả của các hiệp hội, đoàn thể khi cung cấp thông tin nông nghiệp nông thôn cho nhóm đối tượng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 37,5% người trả lời cho rằng kênh thông tin nông nghiệp từ hiệp hội, đoàn thể thực sự “rất cần thiết” với họ. Đây là một con số khá cao, khẳng định hiệu quả của các loại thông tin nông nghiệp do hiệp hội, đoàn thể phổ biến tới nông dân.

Từ biểu đồ trên ta cũng thấy rằng tỷ lệ người trả lời đánh giá hiệu quả cung cấp thông tin nông nghiệp của các hiệp hội, đoàn thể ở mức “cần thiết” cũng là 37,5%. Chỉ có 14,5% người trả lời cho rằng kênh thông tin này chỉ ở mức độ “bình thường”, chưa thực sự hiệu quả. Tỷ lệ người trả lời đánh giá kênh thông tin này “không cần thiết” chỉ chiếm một con số nhỏ, đó là 8,5%. Một nữ nông dân cho biết:

Vào buổi tối, các chị em hội phụ nữ, hội nông dân thường đến từng nhà để hỏi han tình hình sản xuất, động vi n chị em. Có hi thắc mắc về các thủ tục vay vốn ngân hàng, chẳng cần hỏi đâu xa, cứ hỏi ngay hội vi n hội phụ nữ, các chị ấy cũng nắm rõ lắm.

(Phỏng vấn sâu, nữ, 48 tuổi, hộ trồng tr t)

Nhìn chung, các hiệp hội, đoàn thể trên địa bàn xã đã khẳng định được vị trí, trở thành kênh tin cậy để nhiều người nông dân tìm hiểu thông tin về nông nghiệp, hướng tới phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Người nông dân đang dần tin tưởng nhiều hơn và thông tin NNNT từ các hiệp hội, đoàn thể. Các cơ quan này nên phát huy thế mạnh của mình, cải thiện hơn nữa chất lượng thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin NN phong phú của nông dân.

2.3.2.7 Hiệu quả của thông tin qua các nh thông tin hác

Đánh giá về hiệu quả của những kênh thông tin như hàng xóm, thương lái, bạn bè, họp thôn, ấp…, phần lớn người trả lời cho rằng hiệu quả thông tin từ các kênh này ở mức độ “bình thường”. Tỷ lệ này chiếm 31% số người tham gia trả lời phỏng vấn.

Điều này có vẻ mâu thuẫn với những phân tích ở phần trên, khi nghiên cứu chỉ ra rằng số người tiếp cận thông tin nông nghiệp qua các kênh này tương đối nhiều. Nhưng bản thân nhóm người trên đánh giá không cao hiệu quả truyền thông của các kênh thông tin này. Một nữ nông dân trên địa bàn xã cho biết:

à con cứ rỉ tai nhau về những cách trồng mới, những giống lúa mới. Nói chuyện thì nhiều, nhưng cứ phải có cán bộ huyến nông xuống tận nơi giải thích rõ, hướng dẫn làm thì chúng tôi mới thực hiện được.

(Phỏng vấn sâu, nữ, 48 tuổi, hộ trồng tr t)

Nhìn vào biểu đồ trên ta cũng thấy chỉ có 11% người trả lời đánh giá các kênh thông tin này “rất cần thiết” đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp cho người nông dân. Ở thang đo hiệu quả “cần thiết”, tỷ lệ này là 15,5%.

Tỷ lệ người đánh giá các kênh thông tin này “không cần thiết” chiếm tới 14% số người trả lời, cao hơn so với lượng người đánh giá kênh thông tin này là “rất cần thiết” đối với việc trang bị các kiến thức nông nghiệp, thông tin thị trường, chính sách cho hộ nông dân.

Như vậy, mặc dù khá nhiều nông dân tìm hiểu thông tin nông nghiệp qua các kênh thông tin như hàng xóm, láng giềng, bạn bè, thương lái…nhưng tỷ lệ hộ đánh giá cao hiệu quả của các kênh thông tin này không cao.

Nhìn chung, khi đánh giá về hiệu quả của các kênh thông tin NNNT, truyền hình, trung tâm KNKN và đài PTTH là những kênh thông tin được người nông dân địa phương đánh giá cao. Truyền hình có ưu thế về mặt hình ảnh, truyền đạt thông tin dễ hiểu, cảm quan. Đài phát thanh là kênh tiếp cận truyền thống của người dân, đặc biệt là người trung và cao tuổi. Còn trung tâm KNKN với nguồn cán bộ hiểu biết sâu về kiến thức trong thị trường nông sản, thông tin kỹ thuật và mùa vụ nông nghiệp…Những kênh thông tin này đã và đang khẳng định vị thế với người nông dân, trở thành người bạn thông tin đáng tin cậy của nông dân trong chặng đường phát triển, sản xuất.

2.4. Mong muốn của ngƣời nông dân trong việc tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn nông thôn

Để tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn một cách hiệu quả, người nông dân mong được trang bị những kiến thức đầy đủ phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng

kênh dễ hiểu, dễ nghe, dễ truyền đạt đến người dân….Thời điểm tiếp cận các kênh thông tin thuận lợi nhất cho người nông dân vẫn là trong giờ nghỉ ngơi, ngoài giờ lao động sản xuất chính hằng ngày.

2.4.1 Mong muốn về nội dung thông tin nông nghiệp nông thôn

Khi được hỏi về mong muốn tiếp cận các loại thông tin nông nghiệp nông thôn, phần lớn người trả lời đều cho rằng họ rất mong muốn được tìm hiểu những thông tin về thị trường nông sản và thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hình 21: Mong muốn về loại thông tin nông nghiệp nông thôn

Theo đó, thông tin kỹ thuật và mùa vụ sản xuất nông nghiệp (gồm thông tin về thời tiết, dịch bệnh, phương pháp kỹ thuật…) được người dân mong muốn tiếp cận nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 70,5% người trả lời cho biết họ “rất mong muốn” được tiếp cận với các loại thông tin này. Loại thông tin thứ hai mà người nông dân “rất mong muốn” được tiếp cận là thông tin về thị trường nông sản. Tỷ lệ người trả lời chia sẻ rằng họ “rất mong muốn” biết đến loại thông tin này chiếm 58,5% trong tổng số những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Về mức độ “rất mong muốn” được tiếp cận thông tin, tỷ lệ nông dân muốn được tiếp cận thông tin phục sản xuất nông nghiệp cao gấp 1,205 lần so với những nông dân mong được tiếp cận thông tin về thị trường nông sản.

Là vùng sản xuất hàng hòa lớn, diện tích nuôi, trồng của bà con xã Vĩnh Trinh khá lớn. Để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, có hộ phải chi 10 triệu mỗi vụ để mua vật tư nông nghiệp. Nhưng chỉ cần thời tiết không thuận lợi hay dịch bệnh bất ngờ ập đến, những rủi ro khôn lường đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế nông

nghiệp của từng hộ gia đình và của địa phương. Do vậy, nhu cầu thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân luôn ở mức cao.

Những con số trên một lần nữa khẳng định nhu cầu thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp rất lớn của người nông dân. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy rằng người nông dân đang ngày càng ý thức rõ hơn về vai trò của thông tin thị trường đối với việc định hướng sản xuất, quyết định đầu ra, đầu vào cho nông sản của họ.

Về các loại thông tin thị trường nông sản, việc thiếu thốn loại thông tin này đang là một cản trở khá lớn đối với sự phát triển kinh tế ở địa phương. Trong khi nông dân ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới được tiếp cận và “phục vụ” đến tận ngóc ngách từ điện thoại cố định, di động, báo in, báo mạng, tivi, đài….thì người nông dân Việt Nam vẫn thường chỉ quẩn quanh với chiếc tivi cũ. Những thông tin thị trường họ được tiếp cận rất hạn chế về số lượng, về độ chính xác, tính cập nhật. Những khó khăn do thiếu thông tin thị trường đầu vào và đầu ra của nông sản từ lâu vẫn là nỗi lo của nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)