Hiệu quả của các kênh thông tin khác đối với việc cung cấp thông tin NNNT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 82)

Điều này có vẻ mâu thuẫn với những phân tích ở phần trên, khi nghiên cứu chỉ ra rằng số người tiếp cận thông tin nông nghiệp qua các kênh này tương đối nhiều. Nhưng bản thân nhóm người trên đánh giá không cao hiệu quả truyền thông của các kênh thông tin này. Một nữ nông dân trên địa bàn xã cho biết:

à con cứ rỉ tai nhau về những cách trồng mới, những giống lúa mới. Nói chuyện thì nhiều, nhưng cứ phải có cán bộ huyến nông xuống tận nơi giải thích rõ, hướng dẫn làm thì chúng tôi mới thực hiện được.

(Phỏng vấn sâu, nữ, 48 tuổi, hộ trồng tr t)

Nhìn vào biểu đồ trên ta cũng thấy chỉ có 11% người trả lời đánh giá các kênh thông tin này “rất cần thiết” đối với việc cung cấp thông tin nông nghiệp cho người nông dân. Ở thang đo hiệu quả “cần thiết”, tỷ lệ này là 15,5%.

Tỷ lệ người đánh giá các kênh thông tin này “không cần thiết” chiếm tới 14% số người trả lời, cao hơn so với lượng người đánh giá kênh thông tin này là “rất cần thiết” đối với việc trang bị các kiến thức nông nghiệp, thông tin thị trường, chính sách cho hộ nông dân.

Như vậy, mặc dù khá nhiều nông dân tìm hiểu thông tin nông nghiệp qua các kênh thông tin như hàng xóm, láng giềng, bạn bè, thương lái…nhưng tỷ lệ hộ đánh giá cao hiệu quả của các kênh thông tin này không cao.

Nhìn chung, khi đánh giá về hiệu quả của các kênh thông tin NNNT, truyền hình, trung tâm KNKN và đài PTTH là những kênh thông tin được người nông dân địa phương đánh giá cao. Truyền hình có ưu thế về mặt hình ảnh, truyền đạt thông tin dễ hiểu, cảm quan. Đài phát thanh là kênh tiếp cận truyền thống của người dân, đặc biệt là người trung và cao tuổi. Còn trung tâm KNKN với nguồn cán bộ hiểu biết sâu về kiến thức trong thị trường nông sản, thông tin kỹ thuật và mùa vụ nông nghiệp…Những kênh thông tin này đã và đang khẳng định vị thế với người nông dân, trở thành người bạn thông tin đáng tin cậy của nông dân trong chặng đường phát triển, sản xuất.

2.4. Mong muốn của ngƣời nông dân trong việc tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn nông thôn

Để tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn một cách hiệu quả, người nông dân mong được trang bị những kiến thức đầy đủ phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng

kênh dễ hiểu, dễ nghe, dễ truyền đạt đến người dân….Thời điểm tiếp cận các kênh thông tin thuận lợi nhất cho người nông dân vẫn là trong giờ nghỉ ngơi, ngoài giờ lao động sản xuất chính hằng ngày.

2.4.1 Mong muốn về nội dung thông tin nông nghiệp nông thôn

Khi được hỏi về mong muốn tiếp cận các loại thông tin nông nghiệp nông thôn, phần lớn người trả lời đều cho rằng họ rất mong muốn được tìm hiểu những thông tin về thị trường nông sản và thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hình 21: Mong muốn về loại thông tin nông nghiệp nông thôn

Theo đó, thông tin kỹ thuật và mùa vụ sản xuất nông nghiệp (gồm thông tin về thời tiết, dịch bệnh, phương pháp kỹ thuật…) được người dân mong muốn tiếp cận nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 70,5% người trả lời cho biết họ “rất mong muốn” được tiếp cận với các loại thông tin này. Loại thông tin thứ hai mà người nông dân “rất mong muốn” được tiếp cận là thông tin về thị trường nông sản. Tỷ lệ người trả lời chia sẻ rằng họ “rất mong muốn” biết đến loại thông tin này chiếm 58,5% trong tổng số những người tham gia trả lời phỏng vấn.

Về mức độ “rất mong muốn” được tiếp cận thông tin, tỷ lệ nông dân muốn được tiếp cận thông tin phục sản xuất nông nghiệp cao gấp 1,205 lần so với những nông dân mong được tiếp cận thông tin về thị trường nông sản.

Là vùng sản xuất hàng hòa lớn, diện tích nuôi, trồng của bà con xã Vĩnh Trinh khá lớn. Để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, có hộ phải chi 10 triệu mỗi vụ để mua vật tư nông nghiệp. Nhưng chỉ cần thời tiết không thuận lợi hay dịch bệnh bất ngờ ập đến, những rủi ro khôn lường đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế nông

nghiệp của từng hộ gia đình và của địa phương. Do vậy, nhu cầu thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân luôn ở mức cao.

Những con số trên một lần nữa khẳng định nhu cầu thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp rất lớn của người nông dân. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy rằng người nông dân đang ngày càng ý thức rõ hơn về vai trò của thông tin thị trường đối với việc định hướng sản xuất, quyết định đầu ra, đầu vào cho nông sản của họ.

Về các loại thông tin thị trường nông sản, việc thiếu thốn loại thông tin này đang là một cản trở khá lớn đối với sự phát triển kinh tế ở địa phương. Trong khi nông dân ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới được tiếp cận và “phục vụ” đến tận ngóc ngách từ điện thoại cố định, di động, báo in, báo mạng, tivi, đài….thì người nông dân Việt Nam vẫn thường chỉ quẩn quanh với chiếc tivi cũ. Những thông tin thị trường họ được tiếp cận rất hạn chế về số lượng, về độ chính xác, tính cập nhật. Những khó khăn do thiếu thông tin thị trường đầu vào và đầu ra của nông sản từ lâu vẫn là nỗi lo của nông dân.

Đặc biệt, khi tìm hiểu về mong muốn của nông dân với các loại thông tin nông nghiệp nông thôn, tác giả nhận thấy các loại thông tin chính sách nông nghiệp chưa thực sự “mặn mà” đối với người nông dân. Chỉ có 25% người trả lời chia sẻ quan điểm rằng họ “rất mong muốn” được tiếp cận với các thông tin về chính sách nông nghiệp, nông thôn. So sánh về mức độ “rất mong muốn” tiếp cận thông tin, tỷ lệ người “rất mong muốn” biết đến các thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp nhiều hơn tới 2,82 lần so với những người “rất mong muốn” được tìm hiểu các thông tin về chính sách nông nghiệp.

Tương tự như vậy, tỷ lệ nông dân “rất mong muốn” tiếp cận thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp nhiều hơn 2,34 lần so với những người muốn biết đến các thông tin về chính sách nông nghiệp ở cùng mức độ mong muốn.

Ở thang đo “mong muốn”, sự chênh lệch giữa các loại thông tin không đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ người trả lời cho biết họ “mong muốn” tiếp cận thông tin thị trường nông sản, thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp và thông tin chính sách trong lĩnh vực này lần lượt là 21,5%; 18% và 35,5%.

trong tất cả những người tham gia nghiên cứu, không đối tượng nào cho biết họ “không mong muốn” biết đến các thông tin về thị trường nông sản hay thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, có 6,5% người trả lời cho rằng họ “không mong muốn” tiếp cận đến các thông tin về chính sách nông nghiệp, nông thôn. Con số trên một lần nữa nhấn mạnh rằng các thông tin về chính sách nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn còn xa vời với nông dân. Vẫn còn một bộ phận nhỏ nông dân chưa ý thức được vai trò của chính sách nông nghiệp đối với đời sống kinh tế, xã hội của gia đình và của địa phương.

Tóm lại, đánh giá về mong muốn tiếp cận các loại thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân, thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn được nông dân mong muốn tiếp cận nhiều nhất, tiếp đến là thông tin về thị trường nông sản. Các thông tin về chính sách nông nghiệp chưa thu hút được sự quan tâm, chưa trở thành nhu cầu thông tin lớn của các hộ nông dân.

2.4.2 Mong muốn về kênh thông tin nông nghiệp nông thôn

Như đã phân tích ở phần trước, truyền hình là kênh truyền thông được đánh giá là mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho người nông dân. Và phù hợp với kết quả đánh giá đó, bảng tổng hợp số liệu cũng cho thấy rằng truyền hình cũng là kênh truyền thông người nông dân mong muốn được tiếp cận nhiều nhất để tìm hiểu các thông tin trong ngành nông nghiệp, nông thôn.

Biểu đồ trên minh họa tỷ lệ hộ cho biết ti vi là kênh thông tin nông nghiệp rất quan trọng với nông dân. Có tới 64,5% người trả lời cho biết họ “rất mong muốn” được tiếp cận với các thông tin NNNT qua truyền hình.

Qua quan sát tại xã Vĩnh Trinh, tác giả nhận thấy hầu hết các hộ gia đình tại địa điểm phỏng vấn đề có ti vi, có thể là ti vi đen trắng cũ hoặc ti vi mới, công nghệ hiện đại. Vào giờ nghỉ ngơi, ti vi thường là điểm để sum họp gia đình hoặc hàng xóm, vừa xem các chương trình , vừa trò chuyện. Ti vi là phương tiện thu nhận thông tin được người dân mong muốn tiếp cận nhiều nhất.

Biểu trên cũng cho thấy rằng, số người mong muốn được tiếp cận thông tin nông nghiệp qua trung tâm khuyến nông, khuyến ngư và qua các hiệp hội, đoàn thể ở mức độ tương đương nhau, lần lượt là 42% và 45%. Đây là những tổ chức đã phát huy được hiệu quả hoạt động tại địa phương, tạo được niềm tin yêu cho nhân dân. Không chỉ là những buổi đào tạo, những lớp tập huấn, các cán bộ trung tâm, các hội viên hiệp hội còn tích cực đến tận nhà dân để trao đổi về những thông tin nông nghiệp, góp phần giúp người dân phát triển kinh tế.

Tỷ lệ người dân “rất mong muốn” được tiếp cận với báo in và đài đều ở mức 17,5%. Thực tế là ngày nay, nông dân ít nghe đài hơn trước, các chương trình nông nghiệp trên đài phát thanh không thu hút được nhiều người trong độ tuổi lao động lắng nghe. Còn về báo in, với những đầu sách, báo, tạp chí có thông tin cụ thể, hướng dẫn cụ thể về các phương pháp, kỹ thuật trồng trọt và có hình ảnh minh họa sống động vẫn được người dân mong đợi tiếp cận. Tuy nhiên, số sách đó hiện nay tại địa phương vẫn rất hiếm, không ít người được đọc những ấn phẩm này.

Do mức độ phổ cập của báo mạng chưa cao, nên chỉ có 11% người trả lời chia sẻ rằng họ “rất mong muốn” được tiếp cận các thông tin qua báo mạng. Việc thiếu thốn cơ sở vật chất, trình độ học vấn nông dân chưa cao và thói quen sử dụng internet chưa có nên kênh truyền thông này không được nhiều người nông dân đặt “kỳ vọng” sẽ trang bị cho họ những thông tin cần thiết để phát triển sản xuất. Với các kênh thông tin khác như hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, thương lái…, cũng có 37% người trả lời cho rằng họ “rất mong muốn” tiếp cận thông tin nông nghiệp từ những kênh này.

muốn” này với các kênh thông tin truyền hình, báo in, báo mạng lần lượt là 30%, 35,5% và 27%. Với kênh thông tin Trung tâm KNKN và hiệp hội, đoàn thể, con số này là 24,5% và 25,5%.

Như vậy, kênh thông tin được người nông dân mong muốn tiếp cận nhiều nhất chính là truyền hình. Với ưu thế về hình ảnh trực quan sinh động, nhiều chương trình với nội dung hấp dẫn, thời lượng phát sóng các chương trình nông nghiệp, nông thôn ngày càng được gia tăng, truyền hình ngày nay đang trở thành cầu nối thông tin hữu hiệu, để người nông dân biết được nhiều hơn những thông tin nông nghiệp, để họ trở thành người nông dân tiên tiến trong nền sản xuất hàng hóa.

2.4.3 Mong muốn về thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn

Phù hợp với đặc trưng của từng loại kênh thông tin và phù hợp với nhu cầu cá nhân, người nông dân có mong muốn về thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp khá phong phú, có sự khác biệt rõ rệt giữa các loại hình thông tin khác nhau. Với một số kênh thông tin , nông dân mong được tiếp cận vào giờ nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, có những kênh thông tin mà họ muốn được biết đến vào giờ lao động sản xuất.

2.4.3.1 Thời điểm mong muốn để tiếp cận thông tin nông nghiệp qua truyền hình

Tỷ lệ nông dân cho biết họ mong muốn được tiếp cận thông tin nông nghiệp qua truyền hình từ 17h01 – 20h00 chiếm tới 50% trong tổng số những người tham gia trả lời bảng hỏi. Con số này khẳng định rằng khung giờ 17h01 – 20h00, thời điểm nghỉ ngơi của các gia đình sau một ngày lao động sản xuất là “giờ vàng”, chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc cung cấp thông tin nông nghiệp cho người nông dân.

Đây là thời điểm cả gia đình hoặc bà con xóm giềng cùng quây quần bên chiếc ti vi vừa uống nước, trao đổi tâm tình và tiếp cận với các thông tin nông nghiệp nông thôn. Đây cũng đang là giờ phát sóng của những chương trình hay, thu hút được lượng khán giả lớn nhất, đặc biệt là chương trình Thời sự trên kênh VTV1 và tiếp phát sóng ở hầu hết các đài khác.

Hình 23: Thời điểm mong muốn để tiếp cận thông tin nông nghiệp qua truyền hình Ngoài khung giờ trên, khoảng thời điểm từ 20h01 – 22h00 cũng được khá nhiều người cho rằng thích hợp để xem các thông tin nông nghiệp trên tivi. Có 21,72% người trả lời cho biết họ mong muốn được tiếp cận với thông tin nông nghiệp vào khoảng thời điểm này.

Tỷ lệ nông dân mong muốn được xem các chương trình nông nghiêp trên truyền hình vào các khung giờ từ 07h01-11h00, từ 11h01 -14h00 và từ 14h01-17h00 lần lượt là 21,11%; 20,5% và 10,66%. Trong số tất cả những người tham gia trả lời bảng hỏi, không một trường hợp nào cho biết họ mong muốn tiếp cận thông tin nông nghiệp vào thời điểm sau 22h00. Đây là giờ nghỉ ngơi của cả gia đình.

Tóm lại, thời điểm xem ti vi để tiếp cận thông tin nông nghiệp mà người dân mong muốn nhiều nhất chính là từ 17h01 – 20h00. Gần như tất cả người tham gia phỏng vấn đều cho biết đây là thời điểm thích hợp để họ xem truyền hình và tìm hiểu thông tin về nông nghiệp, nông thôn.

2.4.3.2 Thời điểm mong muốn để tiếp cận thông tin nông nghiệp qua đài phát thanh

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần người nông dân đều mong muốn tiếp cận các thông tin nông nghiệp nông thôn thông qua đài phát thanh vào các khung giờ trước giờ lao động sản xuất hoặc trong giờ nghỉ ngơi buổi trưa hoặc buổi tối. Những khung thời điểm này sẽ thu hút lượng người nghe đài cao hơn hẳn so với các khung giờ khác trong ngày.

Hình 24: Thời điểm mong muốn để tiếp cận thông tin qua đài phát thanh Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, có tới 20,6% người trả lời có nhu cầu tiếp cận thông tin nông nghiệp vào thời điểm từ 11h01 – 14h00. Đây là thời điểm nghỉ ngơi buổi trưa, họ có thể vừa nghỉ ngơi, vừa làm việc nhà, vừa bật đài để nghe các chương trình bổ ích.

Tỷ lệ nông dân mong được tìm hiểu thông tin nông nghiệp vào thời điểm giờ trước giờ lao động sản xuất buổi sáng (từ 05h01 – 17h00) và giờ nghỉ ngơi buổi tối (từ 17h01 – 20h00) chênh nhau không đáng kể, lần lượt là 15,6% và 15,05%. Số liệu điều tra cũng cho thấy trong số những người tham gia trả lời phỏng vấn, không có nông dân nào muốn được tiếp cận thông tin nông nghiệp vào sau 22h. Cũng chỉ có 1% người trả lời cho biết họ muốn tiếp cận với thông tin nông nghiệp trong khung giờ lao động sản xuất buổi sáng (từ 07h01 – 11h00 hàng ngày).

Các khung giờ trên cũng chính là thời điểm mà loa phát thanh xã thường xuyên phát các chương trình thời sự, bản tin nông nghiệp, thông tin sản xuất nông nghiệp của địa phương. Giờ phát thanh của loa truyền thanh xã được chia làm 3 thời điểm chính trong ngày: Buổi sáng từ 5h00 – 7h00, buổi trưa từ 11h00 – 12h00, buổi chiều từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)