Mức độ trầm cảm theo thang BECK Số lƣợng Tỷ lệ %
Không bị trầm cảm 93 45.8
Trầm cảm nhẹ 38 18.7
Trầm cảm vừa 62 30.6
Trầm cảm nặng 10 4.9
Tổng cộng 203 100
Căn cứ theo thang điểm Beck đã được Viện sức khỏe tâm thần Việt Nam chuẩn hóa thì tỷ lệ trầm cảm theo kết quả nghiên cứu như sau:
Nếu xếp thành 2 nhóm có hoặc không bị trầm cảm ta có tỷ lệ bị trầm cảm là 54.2%.
Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với các nghiên cứu khác trước đây:
Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hương tại bệnh viện Phụ sản Hà nội (2005), nghiên cứu cho thấy tình trạng trầm cảm của các bà mẹ sau sinh tại Hà Nội có tỷ lệ là 13%.
Nghiên cứu của tác giả K. Lambrenos và AD Cox – Trường Đại học Liverpool tại vương quốc Anh về sự ảnh hưởng của tình trạng khuyết tật của trẻ đến sức khỏe tinh thần ở bà mẹ, nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ bà mẹ bị trầm cảm là 33% sau 6 tuần sau sinh, 29% sau 6 tháng sinh và 26% sau 12 tháng sinh trẻ khuyết tật.
Nghiên cứu của Reaz Mobarak – trường Đại học tổng hợp Newcastle (6/2000) đã tìm hiểu về sang chấn tinh thần của bà mẹ có con bị bại não tại Bangladesh, kết quả cho thấy có tới 41.8% bà mẹ mắcbệnh trầm cảm.
Có một số nguyên nhân gây gia tăng trầm cảm ở các bà mẹ.Nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự hiện diện của đứa trẻ KT trong gia đình.Việc sinh ra một đứa trẻ mang KT là nỗi đau to lớn trong lòng người mẹ,người được mọi người cho rằng phải chịu trách nhiệm về sự phát triển khỏe mạnh, lành lặn của trẻ. Các thành viên khác trong gia đình mang cảm giác xấu hổ khi có một thành viên bị KT, sự xấu hổ này làm cản trở sự chấp nhận của họ đối với trẻ KT.
Trong những trường hợp như vậy, các bà mẹ phải đóng vai trò kép, vừa phải vượt qua nỗi đau của mình và vừa phải làm cho các thành viên khác chấp nhận trẻ khuyết tật. Điều này dẫn đến tỷ lệ trầm cảm ở người mẹ ngày càng tăng.
3.2.3. Tỷ lệ trầm cảm theo số con và tình trạng khuyết tật của trẻ