Nguyên nhândẫn đến trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bà mẹ có trẻ dưới 6 tuổi bị khuyết tật tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 29 - 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Lý luận về trầm cảm

1.2.3. Nguyên nhândẫn đến trầm cảm

Chưa có một nguyên nhân riêng biệt nào được xác định cho rối loạn trầm cảm, tuy nhiên, chúng ta có thể tiếp cận các nguyên nhân gây bệnh theo mô hình Sinh học - Tâm lý- Xã hội:

* Yếu tố di truyền

Mặc dù đã có một số bằng chứng phủ định, nhưng người ta vẫn luôn cho rằng yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến nguy cơ bị trầm cảm. Chẳng hạn, McGuffin và cộng sự (1996) đã tìm ra rằng 46% các cặp sinh đôi cùng trứng cùng bị trầm cảm, trong khi ở các cặp sinh đôi khác trứng, tỉ lệ này là 20%[50].Tương tự, Wender và cs. (1986) đã tiến hành một nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể: Nhóm thứ nhất là họ hàng của những người con nuôi đã trưởng thành và từng bị trầm cảm. Thứ hai là nhóm con nuôi.

Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu các thông số về tuổi tác, tình trạng kinh tế - xã hội và khoảng thời gian những người con nuôi sống với mẹ ruột không bị trầm cảm. So sánh tỉ lệ trầm cảm giữa hai nhóm, thấy rằng ở nhóm khách thể thứ nhất, tỉ lệ bị trầm cảm nhiều gấp 8 lần và đã từng có ý định tự sát nhiều gấp 15 lần, so với họ hàng ruột của chính những người con nuôi này. Không thấy có sự khác biệt giữa các nhóm khi xét đến những mức độ trầm cảm nhẹ [63].

* Yếu tố sinh học

Cả chất norepinephrine và serotonin đều được coi là nguyên nhân gây nên trầm cảm. Ban đầu, người ta đã nghĩ rằng sự giảm nồng độ của một trong 2 chất DTTK này có ảnh hưởng đến khí sắc. Ngày nay, quan niệm đơn giản

này đã bị những dữ liệu gần đây phủ định. Có vẻ như khí sắc là kết quả của sự tương tác giữa serotonin và norepinephrine. Thậm chí nó có thể là kết quả của sự tương tác giữa hai chất này với các cơ quan khác của não. Ví dụ, Rampello và cộng sự (2000) đã giải thích rằng khí sắc là kết quả của sự không cân bằng giữa một số chất dẫn truyền thần kinh ,bao gồm serotonin và norepinephrine, dopamine và acetylcholine.

Có thể là serotonin đóng vai trò quá lớn trong việc kiểm soát các cơ quan khác nhau của não, và sự giảm chất này đã phá vỡ hoạt động trong các cơ quan này, dẫn đến trầm cảm. Khu vực não có liên quan chủ yếu đến trầm cảm là hệ viền[50]. Theo mô hình tâm sinh học (psychobiological), các quá trình này xảy ra do tác động của cả các yếu tố tâm lí - xã hội lẫn yếu tố di truyền; do đó, nó đòi hỏi mức độ quan tâm thích đáng của mỗi lĩnh vực, trước khi một giai đoạn trầm cảm diễn ra.

* Yếu tố tâm lý - xã hội

Những sang chấn tâm lí - xã hội đã góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm. - Sự khác biệt về vị thế kinh tế- xã hội

Các biến cố xã hội: tiếp cận này cho rằng những vấn đề về SKTT

chiếm tỉ lệ cao ở những người thuộc tầng lớp kinh tế – xã hội bên dưới là do các cá nhân luôn phải đối mặt với những vấn đề về kinh tế để tồn tại. Họ có thể không duy trì được công việc hoặc không thể làm thêm gì để duy trì mức sống và điều đó càng đẩy họ trượt xuống phía dưới của thang kinh tế- xã hội.

Năm 1978, Brown và Harris đã tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ thuộc tầng lớp lao động. Một nhóm bao gồm những người có tới 3 con nhỏ hoặc nhiều hơn, thiếu một người bạn gái thân thiết để tâm tình, không có nghề nghiệp bên ngoài và mồ côi cha từ khi còn rất nhỏ. Nhóm còn lại cũng là những phụ nữ thuộc tầng lớp lao động nhưng có hoàn cảnh ngược lại. Kết quả

cho thấy những phụ nữ ở nhóm thứ nhất có khả năng bị trầm cảm cao hơn so với nhóm thứ hai[31].

Những cá nhân túng thiếu về mặt kinh tế có xu hướng trải qua nhiều sự kiện tiêu cực trong cuộc sống hơn là những người có điều kiện kinh tế được cải thiện, và có lẽ nguồn tài chính và xã hội dùng để giải quyết những khó khăn của họ cũng ít hơn.

Stress xã hội: tiếp cận này cho rằng sống trong các điều kiện kinh tế –

xã hội khác nhau sẽ tạo ra những mức độ stress khác nhau: càng ở phía dưới của bậc thang kinh tế – xã hội thì mức stress càng cao. Stress liên quan đến những vấn đề suy giảm vị thế kinh tế- xã hội sẽ gây ra các vấn đề về SKTT.Tỉ lệ trầm cảm thường thấy tương đối cao ở người nghèo, dân tộc thiểu số và những người có nguồn trợ cấp xã hội ít ỏi (Jenkins và cộng sự, 1998). Ở rất nhiều người, một số yếu tố kết hợp với nhau, khiến cho trầm cảm đặc biệt dễ xảy ra.

Mô hình thiếu nguồn lực: tương tự như mô hình stress xã hội, mô hình

này cho rằng những người có kinh tế kém thì cũng ít có nguồn lực để giúp họ giải quyết những yêu cầu của cuộc sống. Những nguồn lực này có thể là kinh tế, tâm lí, xã hội hoặc môi trường. Những stress cuộc sống mạnh, ví dụ như ly hôn hay ly thân, có thể gây ra các đợt trầm cảm. Ngược lại, một hệ thống nâng đỡ xã hội tốt có thể bảo vệ cá nhân khỏi căn bệnh trầm cảm này[38].

Do vậy những vấn đề về SKTT cũng được xem như là hậu quả của thiếu nguồn lực. - Sự khác biệt về giới

Thiện chí bày tỏ rối loạn stress: có một lí thuyết cho rằng sự khác biệt

về giới xung quanh những vấn đề SKTT chẳng qua chỉ là bề ngoài chứ không thực chất bởi vì phụ nữ sẵn sàng đến chỗ bác sĩ của họ để bày tỏ những vấn đề SKTT. Tuy nhiên lí thuyết này hầu như không đứng vững (Weich et al. 1998)[63].

Sự căng thẳng về vai trò: một giả thuyết khác cho rằng phụ nữ chịu

căng thẳng trong các vai trò gồm cả những yêu cầu của công việc và gia đình nhiều hơn nam giới. Họ phải chịu nhiều stress hơn và đương nhiên là cũng nhiều vấn đề SKTT hơn. Có rất nhiều lời giải đáp khác nhau cho câu hỏi tại sao phụ nữ lại thường bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Thoạt đầu thì điều này bị bỏ qua vì người ta cho rằng đó chỉ là biểu hiện của định kiến, giờ đây đã có chứng cứ thuyết phục hơn, chứng minh rằng, thật sự có sự khác biệt về giới trong tỉ lệ thường thấy của trầm cảm [63].

Ở khía cạnh xã hội, người ta giải thích rằng phụ nữ ngày nay phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn nhưng lại có chất lượng cuộc sống thấp hơn nam giới. Phụ nữ có xu hướng làm những việc có vị thế thấp; công việc ở công sở và trong gia đình khiến họ bị quá tải (Bird và Rieker, 1999)[30].

Điều đó có nghĩa là, khác với nam giới, khi phụ nữ làm xong việc ở cơ quan, vai trò nội trợ đang chờ đợi họ ở nhà, và họ phải tiếp tục làm việc. Phụ nữ cũng dễ phải chịu những áp lực về mặt văn hoá hơn so với đàn ông, bao gồm cả việc phải tuân theo các tư tưởng phương Tây về sự quyến rũ, điều này càng làm tăng thêm khả năng bị stress của họ. Lời giải thích từ khía cạnh tâm lí học, đó là, so với đàn ông, phụ nữ dễ bị quy lỗi lầm cho bản thân của họ hơn, do đó, họ càng dễ tự buộc tội và đánh giá thấp bản thân.

Thêm vào đó, Nolen-Hoeksema (1990) đã lí luận rằng khi đàn ông trải qua những hoàn cảnh có thể dẫn đến trầm cảm, khả năng quên đi những ý nghĩ tiêu cực của họ tốt hơn. Trong khi đó, phụ nữ lại hay để tâm đến hậu quả và nguyên nhân; suy nghĩ này thúc đẩy sự xuất hiện của những ý nghĩ bi quan vốn đã tiềm tàng trong đầu óc họ[51].

- Vị thế thiểu số

Nhầm lẫn với tầng lớp xã hội: mô hình này cho rằng sự liên quan giữa

mô hình, là bản thân những người thuộc dân tộc thiểu số thường chủ yếu rơi vào tầng lớp kinh tế – xã hội bên dưới. Do vậy những vấn đề SKTT của họ là do kinh tế – xã hội chứ không phải do họ là dân tộc thiểu số.

Thái độ kì thị: mô hình này cho rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa người

dân tộc thiểu số với SKTT. Những vấn đề SKTT có thể do những stress mà họ gặp phải do là người dân tộc thiểu số như thái độ kì thị quá đáng. Nhiều cá nhân thuộc các dân tộc ít người gặp phải tình trạng kinh tế bất lợi. Thêm nữa, họ phải đấu tranh với định kiến và sự hoà nhập với dân tộc chiếm số đông, điều này có thể gây nên stress .

Giao thoa văn hoá: Một nguồn có thể gây stress nữa là sự căng thẳng

khi cá nhân phải chấp nhận hoặc chối bỏ mực chuẩn văn hoá của họ hay của nền văn hoá khác. Điều này cũng có thể gây ra những vấn đề SKTT.

Các biến cố xã hội: tiếp cận này cho rằng những vấn đề về SKTT

chiếm tỉ lệ cao ở những người thuộc tầng lớp kinh tế – xã hội bên dưới là do các cá nhân luôn phải đối mặt với những vấn đề về kinh tế để tồn tại. Họ có thể không duy trì được công việc hoặc không thể làm thêm gì để duy trì mức sống và điều đó càng đẩy họ trượt xuống phía dưới của thang kinh tế- xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bà mẹ có trẻ dưới 6 tuổi bị khuyết tật tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)