Yếu tố nhân khẩu –xã hội học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bà mẹ có trẻ dưới 6 tuổi bị khuyết tật tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 64)

Chỉ số Số lƣợng Tỷ lệ % Tuổi của bà mẹ 18-24 42 20,7 25-34 121 59,6 35-44 39 19,2 45-54 1 0,5 Tình trạng hôn nhân Có chồng 195 96,1 Ly dị 4 2,0 Ly thân 1 0,5 Góa 3 1,5

Kết quả trên cho thấy lứa tuổi của bà mẹ tập trung nhiều nhất ở nhóm từ 25-34 chiếm 59,6%. Nghiên cứu không có đối tượng là bà mẹ dưới 18 tuổi và trên 55 tuổi trong bộ số liệu nghiên cứu, không thấy có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ trầm cảm giữa các nhóm tuổi ngoại trừ có 1 bà mẹ ở độ tuổi 45-54.

Trong tổng số 203 bà mẹ tham gia nghiên cứu có 08 bà mẹ đã ly dị, ly thân hoặc góa chồng (4%). Một vài bà mẹ sau khi sinh 1 hoặc 2 con bị khuyết tật thì bị chồng ruồng bỏ, ly dị để lấy vợ khác.

3.1.2. Tuổi của bà mẹ khi sinh con bị khuyết tật

Tuổi của mẹ khi sinh con

42 160 1 < 25 25-44 45+

Biểu đồ 3.1. Tuổi của mẹ khi sinh con

Tuổi của bà mẹ khi sinh con bị khuyết tật chủ yếu ở vào khoảng từ 25- 44 chiếm 78.8%. Số bà mẹ trên 45 tuổi chỉ có 01 người (0.5%). Tuổi trung bình của bà mẹ có trẻ khuyết tật là 29.6 tuổi; tập trung chủ yếu ở độ tuổi 25- 34 có 121 bà mẹ, chiếm 59.6%. Người có tuổi thấp nhất là 19 và cao nhất là 50. Không gặp đối tượng nào tuổi dưới 18 và trên 50. Tuổi trung bình khi sinh con khuyết tật là 24.6, tập trung chủ yếu từ 20-29 chiến 70.4%. Tỷ lệ này tương đương với một số nghiên cứu của :

Theo tác giả Lê Văn Tấn (2005) ,nhu cầu phục hồi chức năng của trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi tại Hoài Đứccó tỷ lệ là 55.7%, tuổi trung bình của mẹ có con khuyết tật trong nghiên cứu này là 18-35 tuổi.

Tác giả Lê Thị Anh Thơ (2005) với nghiên cứu “Thực trạng phát triển của trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi và chăm sóc trẻtại gia đình huyện Hoài Đức”, tuổi của mẹ có con khuyết tật trong khoảng 20-35 tuổi chiếm tỷ lệ là 54.6%.

3.1.3. Lựa chọn hình thức chăm sóc PHCN cho trẻ khuyết tật Bảng 3.2. Lựa chọn dịch vụ PHCN Bảng 3.2. Lựa chọn dịch vụ PHCN Hình thức CS-PHCN cho trẻ khuyết tật Số lƣợng Tỷ lệ % Tự CS-PHCN tại nhà 68 33.5 Đưa đến trạm y tế 88 43.3 Bệnh viện huyện 19 9.4

Bệnh viện Trung ương 21 10.3

Khác 5 3.4

Tổng cộng 203 100%

Việc lựa chọn hình thức phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật đa số các bà mẹ mong muốn được thực hiện tại trạm y tế hoặc tại nhà (76,8%) để thuận tiện cho việc đi lại.

Thực tế cho thấy việc chăm sóc và điều trị tại nhà đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức nhất định về bệnh của trẻ, nếu không sẽ không mang lại kết quả, thậm chí bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị PHCN cho trẻ KT.

Tại các trạm y tế tại nước ta hiện tại chưa có những thiết bị, máy móc chuyên dụng để thực hiện PHCN cho trẻ, nhân lực còn chưa có chuyên môn trong lĩnh vực PHCN, điều này gây bất lợi , khó khăn cho gia đình và trẻ KT trong quá trình khám chữa và điều trị.

Các bà mẹ thường chỉ lựa chọn đi lên tuyến trên khi thực hiện PHCN cho trẻ tại trạm y tế và tại nhà không có kết quả.Nhưng khi lên bệnh viện tuyến trên, gia đình trẻ phải vất vả đi lại, thủ tục khám chữa bệnh phức tạp, chi phí cao dễ dẫn tới những căng thẳng, áp lực cho gia đình trẻ KT.

3.1.4. Tuổi của trẻ bị khuyết tật 13 13 5.7 23 10.1 51 22.4 140 61.8 0 20 40 60 80 100 120 140 < 6 th 6-<12th 12-<24th 24-<72th

Tuổi của trẻ khuyết tật

SL %

Biểu đồ 3.2. Tuổi của trẻ bị khuyết tật

Tuổi của trẻ bị khuyết tật chủ yếu từ 24 đến dưới 72 tháng chiếm 61.8%. Mặc dù chỉ có 203 bà mẹ song một số bà mẹ có 02 hay 03 con bị khuyết tật nên tổng số trẻ bị khuyết tật là 227 trẻ.

Tỷ lệ trẻ khuyết tật tăng dần theo tuổi, điều này phản ảnh tình trạng khuyết tật có sự gia tăng đáng kể với các nguyên nhân mắc phải do hậu quả của ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn như viêm não, màng não, di chứng sau sốt cao co giật, tai nạn tại nhà. Điều này cho thấy chúng ta cần nâng cao công tác tuyên truyền và chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở cũng như các kiến thức tối thiểu về chăm sóc trẻ khi ốm đau nhằm hạn chế tối đa các trường hợp di chứng của bệnh do không được phát hiện, chữa trị kịp thời và đúng cách dẫn đến tình trạng khuyết tật của trẻ.

3.1.5. Các yếu tố thuộc về gia đình

Bảng 3.3. Yếu tố thuộc về gia đình

Chỉ số Số lƣợng Tỷ lệ % Số thế hệ sống cùng 2 thế hệ 105 51 3 thế hệ 96 48 Trên 3 thế hệ 2 1.0 Sự chia sẻ của gia đình Phó mặc cho người mẹ 17 8.4 Chia sẻ

không thường xuyên 32 15.8

Chia sẻ thường xuyên 154 75.9

Chi phí khám chữa bệnh cho trẻ khuyết tật < 5,000,000 Đ/tháng 101 49.8 5,000,000 – 10,000.000 Đ 72 35.7 10,000,000 Đ 29 14.5

Số gia đình có 2 thế hệ gồm cha mẹ và con cái chiếm 51%; từ 3 thế hệ trở lên bao gồm cha, mẹ, con cái, ông bà chiếm 49%.

Mức chi phí bình quân hàng tháng cho việc chữa bệnh và chăm sóc trẻ chủ yếu vào khoảng dưới 5,000.000đ/tháng (49.5%); cá biệt có 29 trường hợp chiếm 14.5% phải chi phí tới trên 10,000,000 Đ/tháng. Đây là một gánh nặng thực sự cho mỗi gia đình.

Số bà mẹ nhận được sự chia sẻ thường xuyên của gia đình và người thân chiếm 75.9%. Tuy nhiên cũng còn 17 bà mẹ (8.4%) bị phó mặc mà không có sự chia sẻ của mọi thành viên trong gia đình. Như vậy bên cạnh những bà mẹ có sự quan tâm, động viên chia sẻ của chồng, người thân trong gia đình trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái thì cũng còn không ít bà mẹ

phải chịu gánh nặng một mình khi phải tần tảo, lo toan hàng ngày cho cả gia đình và chăm sóc cho con cái bị khuyết tật của họ.

3.1.7. Yếu tố thuộc về môi trường xã hội

Bảng 3.4. Yếu tố môi trƣờng xã hội

Chỉ số Số lƣợng Tỷ lệ %

Thái độ ứng xử củacộng đồngvới

trẻ khuyết tật

Phân biệt, đối xử 19 9.3

Kỳ thị 14 6.9

Động viên, chia sẻ 155 76.3

Không quan tâm 22 10.8

Khác 5 2.4

Các chƣơng trình can thiệp

và hỗ trợ của cộng đồng

Quan tâm chia sẻ 74 36.4

Hỗ trợ về kinh tế 3 1.4

Hỗ trợ về y tế 27 13.3

Hỗ trợ về VH,TT 39 19.2

Hỗ trợ về giáo dục 22 10.8

Khác 1 0.49

Đa số các bà mẹ đều cho rằng có sự động viên, chia sẻ của cộng đồng (76.3%).Tuy nhiên cũng còn gặp một số ý kiến cho rằng có sự phân biệt đối xử hoặc kỳ thị khi con em họ bị khuyết tật. Một số bà mẹ gặp phải những niềm nghi hoặc của mọi người xung quanh về tình trạng khuyết của trẻ là do lỗi của người mẹ.Thái độ của cộng đồng xung quanh với bà mẹ có trẻ khuyết tật có 19/203 người cho rằng có sự phân biệt đối xử chiếm 9.4%; 14/203 ý kiến cho rằng có sự kỳ thị chiếm 6.9%.

Ngược lại các hoạt động trợ giúp của cộng đồng lại rất hạn chế chỉ có 3 ý kiến cho rằng có hỗ trợ về kinh tế đều rơi vào 03 hộ rất nghèo theo chưong trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của địa phương; 27/203 ý kiến cho rằng có sự hỗ trợ về y tế chiếm 13.3%; 39/203 ý kiến cho rằng có sự hỗ trợ về văn hóa tinh thần chiếm 19.2% và 22/203 cho rằng có sự hỗ trợ về giáo dục cho trẻ.

Như vậy, ta thấy các hoạt hoạt động trợ giúp gia đình có trẻ khuyết tật chưa được chú trọng. Điều này gây thêm khó khăn khi trẻ khuyết tật tham gia vào cộng đồng, y tế tại cơ sở dành cho trẻ KT còn sơ sài, ít hiệu quả, các hỗ trợ dành cho trẻ KT từ cộng đồng còn rất ít, điều này gây thêm nhiều khó khăn, lo lắng cho gia đình trẻ khi khám chữa bệnh cho trẻ và khi gia đình có mong muốn giúp trẻ KT hòa nhập với xã hội.

3.2. Tỷ lệ trầm cảm ở bà mẹ có con khuyết tật

3.2.1. Tỷ lệ có hay không bị trầm cảm ở bà mẹ theo thang điểm BECK

45.8

54.2

Không bị TC Trầm cảm

Biểu 3.3. Tỷ lệ có hay không bị trầm cảm.

Tổng tất cả các trường hợp trầm cảm từ nhẹ, vừa và nặng chiếm 110/203 đối tượng nghiên cứu với tỷ lệ 54.2%.Tỷ lệ trầm cảm chiếm hơn một nửa trong tổng số mẫu 203 bà mẹ tham gia trong nghiên cứu. Điều này cho thấy tình trạng

mắc trầm cảm ở các bà mẹ có con KT ở mức độ cao do các áp lực tâm lý họ phải trải qua trong quá trình chăm sóc, chữa trị bệnh cho con mang KT.

Nhiều bà mẹ chia sẻ, họ luôn ở trong tâm trạng buồn phiền, lo âu về tình trạng bệnh tật của trẻ, gánh nặng chăm sóc chính rơi vào người mẹ, họ không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đúng bữa. Hơn nữa họ luôn thấy nản lòng, mất niềm tin vào quá trình điều trị bệnh của trẻ do chi phí tốn kém, đi lại xa, mà tiến triển tốt lên của trẻ lại chậm. Một số bà mẹ còn không có sự trợ giúp từ gia đình, người thân, chỉ có hai mẹ con đưa nhau đi thăm khám, khiến cho tâm trạng người mẹ luôn cảm thấy ủ rũ, mệt mỏi, họ thấy cô độc khi một mình phải đảm nhận trọng trách chăm sóc con.

Tình trạng lo âu, căng thẳng, chán nản kéo dài khiến cho nguy cơ mắc trầm cảm ở các bà mẹ tăng mạnh.

3.2.2. Tỷ lệ trầm cảm theo mức độ

Bảng 3.5. Tỷ lệ trầm cảm theo thang BECK

Mức độ trầm cảm theo thang BECK Số lƣợng Tỷ lệ %

Không bị trầm cảm 93 45.8

Trầm cảm nhẹ 38 18.7

Trầm cảm vừa 62 30.6

Trầm cảm nặng 10 4.9

Tổng cộng 203 100

Căn cứ theo thang điểm Beck đã được Viện sức khỏe tâm thần Việt Nam chuẩn hóa thì tỷ lệ trầm cảm theo kết quả nghiên cứu như sau:

Nếu xếp thành 2 nhóm có hoặc không bị trầm cảm ta có tỷ lệ bị trầm cảm là 54.2%.

Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với các nghiên cứu khác trước đây:

Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hương tại bệnh viện Phụ sản Hà nội (2005), nghiên cứu cho thấy tình trạng trầm cảm của các bà mẹ sau sinh tại Hà Nội có tỷ lệ là 13%.

Nghiên cứu của tác giả K. Lambrenos và AD Cox – Trường Đại học Liverpool tại vương quốc Anh về sự ảnh hưởng của tình trạng khuyết tật của trẻ đến sức khỏe tinh thần ở bà mẹ, nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ bà mẹ bị trầm cảm là 33% sau 6 tuần sau sinh, 29% sau 6 tháng sinh và 26% sau 12 tháng sinh trẻ khuyết tật.

Nghiên cứu của Reaz Mobarak – trường Đại học tổng hợp Newcastle (6/2000) đã tìm hiểu về sang chấn tinh thần của bà mẹ có con bị bại não tại Bangladesh, kết quả cho thấy có tới 41.8% bà mẹ mắcbệnh trầm cảm.

Có một số nguyên nhân gây gia tăng trầm cảm ở các bà mẹ.Nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự hiện diện của đứa trẻ KT trong gia đình.Việc sinh ra một đứa trẻ mang KT là nỗi đau to lớn trong lòng người mẹ,người được mọi người cho rằng phải chịu trách nhiệm về sự phát triển khỏe mạnh, lành lặn của trẻ. Các thành viên khác trong gia đình mang cảm giác xấu hổ khi có một thành viên bị KT, sự xấu hổ này làm cản trở sự chấp nhận của họ đối với trẻ KT.

Trong những trường hợp như vậy, các bà mẹ phải đóng vai trò kép, vừa phải vượt qua nỗi đau của mình và vừa phải làm cho các thành viên khác chấp nhận trẻ khuyết tật. Điều này dẫn đến tỷ lệ trầm cảm ở người mẹ ngày càng tăng.

3.2.3. Tỷ lệ trầm cảm theo số con và tình trạng khuyết tật của trẻ

Bảng 3.6. Yếu tố thuộc về con của bà mẹ

Chỉ số Số lƣợng Tỷ lệ Trầm cảm % Số con của bà mẹ 1 con 57 28.1 32 56.1 2 con 85 41.9 47 55.3 3 con 49 24.1 23 46.9 4 con 9 4.4 6 66.7 Số con bị khuyết tật 1 182 89.6 99 54.4 2 18 8.9 8 44.4 3 3 1.5 3 100 Nguyên nhân bị khuyết tật của trẻ Bẩm sinh 144 63.5 79 54.9 Bệnh tật 52 23 18 34.6 Tai nạn GT 2 0.8 1 50 Tai nạn ở nhà 13 5.7 2 15.3 Khác 16 7.0 9 56.2 Mức độ khuyết tật của trẻ Nặng 55 24.3 38 69 Trung bình 80 35.2 42 52.5 Nhẹ 92 40.5 30 32.6

Số gia đình có từ một đến 2 con chiếm 70%. Số gia đình có từ 3 con trở lên chiếm 30%. Mặt khác, một số gia đình do sinh cháu đầu, cháu thứ 2 bị khuyết tật mong muốn sinh thêm với hy vọng có được những đứa con khỏe mạnh cũng là lý do làm tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng lên trong nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu.

Tỷ lệ trầm cảm của bà mẹ cũng cao hơn rõ rệt ở những bà mẹ có từ 4 con trở lên. Hầu hết mỗi bà mẹ thường có một con bị khuyết tật, cá biệt 18 bà mẹ có 2 con đều bị khuyết tật và 3 bà mẹ có 3 con đều bị khuyết tật. Điển

hình có bà mẹ có 03 con thì 02 cháu đều bị khuyết tật (Xương thủy tinh); 01 bà mẹ có 2 cháu đều bị não bé (thiểu năng trí tuệ ).

Gia đình đông con trong đó trẻ lại mang khuyết tật chính điều đó đã trở thành gánh nặng cho người mẹ trong cuộc sống hàng ngày, góp phầnlàm giảm sút chất lượng cuộc sống của cả gia đình và người mẹ thường là người phải chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất do người mẹ là người giữ vai trò là người chăm sóc chính cho trẻ KT.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của trẻ chủ yếu là bẩm sinh chiếm 63.5%. Các trường hợp khuyết tật bẩm sinh có trên 60% số bà mẹ cho rằng mình có bị ốm ,cảm cúm trong 3 tháng đầu khi mang thai trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức nâng cao sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai nhằm hạn chế tối đa việc mắc bệnh trong thời kỳ mang bầu.

Nguyên nhân do bệnh tật, ốm đau chiếm 23%. Cá biệt tai nạn ở nhà cũng gặp một tỷ lệ đáng kể là 5.7%. Có 55 trẻ được bà mẹ đánh giá là khuyết tật nặng, 80 trẻ được đánh giá ở mức độ khuyết tật trung bình, 92 trẻ ở mức độ khuyết tật nhẹ.

3.2.4. Tỷ lệ trầm cảm theo thời gian chăm sóc trẻ/ngày của các bà mẹ

Bảng 3.7. Thời gian chăm sóc trẻ

Thời gian chăm sóc trẻ/ngày lƣợng Số Tỷ lệ

Trầm cảm % Trên 8h/ngày 42 20.6 28 52.8 Từ 4-8 h/ngày 55 27.0 32 58.2 Từ 2 - <4h/ngày 68 33.4 34 59.6 < 2h/ngày 38 19.0 16 42.1 Tổng cộng 203 100% 110 54.2

Số bà mẹ phải dành thời gian trên 8h/ngày để chăm sóc trẻ chiếm 42 bà mẹ (20.6%). Chủ yếu thời gian mỗi ngày dành cho trẻ từ 2-4h/ngày chiếm 33.4%; từ 4-8h/ngày chiếm 27%. Tỷ lệ trầm cảm cũng cao hơn hẳn ở những bà mẹ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc trẻ hàng ngày từ 2 đến 8 giờ/ngày.

Thời gian chăm sóc trẻ tương ứng với mức độ khuyết tật của trẻ, trẻ bị khuyết tật càng nặng thời gian cần để chăm sóc càng nhiều. Như vậy người mẹ ngoài việc phải lo toan lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất cho gia đình cũng như hàng loạt các công việc nội trợ khác còn phải dành phần lớn thời gian trong ngày để chăm sóc cho trẻ bị khuyết tật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bà mẹ có trẻ dưới 6 tuổi bị khuyết tật tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)