Một số lí thuyết tâm lí học về trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bà mẹ có trẻ dưới 6 tuổi bị khuyết tật tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 37)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Một số lí thuyết tâm lí học về trầm cảm

1.3.1. Thuyết phân tâm học của Freud về trầm cảm

Theo S.Freud,trầm cảm là một quá trình tương tự như đau buồn, trầm cảm có thể xuất hiện và tiềm ẩn từ rất sớm như trong giai đoạn trong thời thơ ấu. Khi sự xung đột bản năng giữa bản năng và bản ngã, giữa bản ngã và siêu ngã trong khi đó chủ thể không giải quyết được xung đột này - tức đưa nó về trạng thái cân bằng, chủ thể không được thỏa mãn hoặc được thỏa mãn quá dư thừa các nhu cầu của cả bản năng và siêu ngã.

Khi quá đau buồn, cá nhân có thể thoái lui về giai đoạn môi miệng của sự phát triển, như là một cơ chế phòng vệ chống lại những nỗi buồn quá lớn. Điều này dẫn cá nhân đến chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào người mà họ yêu quý,

hậu quả là họ đồng nhất mình với những người đó và qua đó,một cách đặc trưng, họ giành lại được mối quan hệ đã mất. Tiếp theo, qua một quá trình gọi là tiếp nhận (introjection), cá nhân hướng những cảm nhận về người mà họ yêu quý đến chính bản thân.

Trong bản thân chủ thể có những vấn đề tồn tại trong điều kiện bị kích hoạt bởi những sự kiện nghiêm trọng, mất mát, đau buồn xảy ra thì chủ thể đó sẽ hướng các cảm xúc tiêu cực về mình thay vì về người khác và bắt bản thân phải chấp nhận sự tiêu cực đó. Những cảm xúc tiêu cực, giận dữ đó là kết quả của những xung đột bản thân không thể giải quyết đươc.Chính những việc này qua thời gian dài sẽ khiến cho chủ thể có nhiều suy nghĩ tiêu cực, tức giận và thù ghét bản thân dễ dẫn đến các rối loạn trầm cảm.

S.Freud cho rằng trầm cảm “bình thường” là kết quả của những mất mát có tính tượng trưng hay tưởng tượng. Những người dễ bị trầm cảm nhất, là những người không thể thỏa mãn quá nhiều hay quá ít được.Những người như thế trong suốt cuộc đời mình, sẽ còn phụ thuộc vào tình yêu thương và sự chấp nhận của người khác, họ còn rất nhạy cảm với những sự kiện gây ra lo lắng hoặc những trải nghiệm mất mát[2].

1.3.2. Trầm cảm theo học thuyết nhận thức

Mô hình nhận thức đặt trọng tâm vào bộ ba nhận thức (Cognitive triad) bao gồm việc quy kết những mặt: không có giá trị (tôi không được tốt); không làm được gì (vô dụng, tôi không làm được điều gì cả) và thất vọng (Cuộc đời luôn là thế này sao?)

Thứ nhất, bằng chứng về nhận thức “không có giá trị” đến từ nghiên cứu về mối quan hệ giữa trầm cảm và cảm nhận về lòng tự trọng thấp hoặc sự thành thạo. Có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa bản thân có giá trị và khí sắc.Nghiên cứu dọc cũng cho thấy rằng lòng tự trọng thấp là một yếu tố dự báo trước trầm cảm. Hơn nữa, cái nhìn tiêu cực về bản thân ở mỗi cá nhândẫn

đến sự diễn dịch lệch lạc thông tin theo cách thức “khẳng định” niềm tin của bản thân vào sự không hoàn hảo của chính mình.

Thứ hai, khái niệm của Bandura về “bản thân có hiệu quả” cho chúng ta hiểu biết về nhận thức “vô dụng”. Cảm nhận bản thân có hiệu quả nói đến niềm tin về khả năng của bản thân ảnh hưởng được đến thế giới xung quanh nhằm đạt được kết quả mong muốn.

Khi không có được cảm nhận rằng có thể tạo ra được hiệu ứng bằng hành động của chính mình sẽ có ít động cơ để thực hiện hành động hoặc không đủ kiên nhẫn để đối mặt với những thách thức. Bandura và cộng sự cho rằng cảm nhận kém về bản thân có hiệu quả góp phần vào trầm cảm theo ba con đường.

Đầu tiên, liên quan đến cảm nhận về bản thân không có giá trị và sự chán nản, những điều này xuất hiện khi cảm thấy chính mình không có khả năng thực hiện được những mong đợi và đáp ứng được những khát vọng của mình. Điều thứ hai, liên quan đến cảm nhận không hiệu quả về mặt xã hội, điều này xuất hiện khi chúng ta tin rằng bản thân không có khả năng hình thành những mối quan hệ hài lòng, làm bản thân rút lui khỏi người khác.

Cơ chế thứ ba liên quan đến việc cảm nhận mình không có khả năng kiểm soát các suy nghĩ trầm cảm của chính mình. Những suy nghĩ tiêu cực góp phần vào trầm cảm, những can thiệp làm thay đổi những kiểu suy nghĩ này làm giảm đi trầm cảm, những nghiên cứu gợi ý rằng những cá nhân bị trầm cảm thiếu một cảm nhận về tính hiệu quả về khả năng điều chỉnh các suy nghĩ tiêu cực của chính mình [27].

Thứ ba, Seligman và cộng sự đã góp phần thêm vào hiểu biết của chúng ta về nhận thức tuyệt vọng bằng cách thêm vào phần khác đó là qui kết nguyên nhân (Causal attribution). Ba chiều kích nhận thức liên quan đến qui kết nguyên nhân dẫn đến trầm cảm là: ở bên trong nội tâm (đó là do chính tôi); có tính ổn định (stable) (Tôi sẽ luôn luôn là như thế) và có tính toàn thể

(global) (Mọi thứ đến với tôi đều theo cách này). Khi những sự kiện tiêu cực góp phần vào những đặc tính của cá nhân hơn là các tác nhân bên ngoài, lòng tự trọng giảm đi khi cảm nhận vô dụng gia tăng.Khi các sự kiện tiêu cực góp phần vào các yếu tố tồn tại lâu dài thì nhận thức vô dụng có tính ổn định.Khi sự tiêu cực được khái quát hoá đối với nhiều tình huống, cảm nhận vô dụng có tính toàn thể.

Thứ tư, kết hợp và dựa trên sự khác biệt của mô hình lý thuyết về sự tuyệt vọng tập nhiễm những người theo trường phái nhận thức đã thay đổi giải thích về trầm cảm, tiêu biểu nhất trong số đó là A.Beck (1997) .

Ông cho rằng trầm cảm khởi phát từ những nhận thức sai lệch mà theo Beck gọi là ý nghĩ tiêu cực tự động đối với những sự kiện ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.

Trong trầm cảm, Beck gọi đáp ứng tức thời với những sự kiện này là ý nghĩ tiêu cực tự động. Những ý nghĩ này có vẻ tức thời, hợp lý và trên thực tế thường được chấp nhận. Tuy nhiên, một cách có hệ thống, chúng ta lại giải thích sai các sự kiện và vì thế dẫn đến trầm cảm. Đặc trưng cho kiểu suy nghĩ này là sự khái quát thái quá, sự trừu tượng hóa có chọn lọc và những suy nghĩ không dứt khoát. Những điều này ảnh hưởng đến mà Beck đã đề cập là bộ ba

nhận thức:niềm tin về bản thân chúng ta, sự kiện hoặc cá nhân có ảnh hưởng

đến chúng ta và tương lai chúng ta [28].

Theo Beck, những suy nghĩ có ý thức của chúng ta bị méo mó bởi các sơ đồ trầm cảm tiềm ẩn. Đó là những niềm tin vô thức về bản thân và thế giới, chúng tác động đến những suy nghĩ ý thức và được hình thành trong suốt tuổi thơ mỗi người. Các sự kiện tiêu cực trong tuổi thơ, chẳng hạn như việc bị bố mẹ từ chối, sẽ hình thành nên một sơ đồ nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh. Hầu như trong toàn bộ thời gian này, nếu chúng rõ rệt thì cá nhân bị trầm cảm mạn tính. Tuy nhiên, đến tuổi trưởng thành, khi chúng ta

những kỉ niệm không vui trong quá khứ (lị di, chia ly,bị bố mẹ từ chối), thì những sơ đồ tiêu cực tiềm ẩn sẽ được hoạt hóa, tác động đến nhận thức về bề mặt của chúng ta và dẫn đến trầm cảm.

Một số ví dụ của Beck về lỗi trong nhận thức là nguyên nhân trầm cảm[2]:

Suy nghĩ tuyệt đối

Kiểu suy nghĩ “Tất cả hoặc là không ai cả”: “Nếu tối không thành công trong công việc này, tôi là một kẻ hoàn toàn thất bại. Hoặc là tôi trở thành người thầy giáo giỏi nhất, nếu không tôi chẳng là cái gì hết”

Khái quát hóa thái quá

Xây dựng kết luận chung tiêu cực về bản chất một sự kiện ngẫu nhiên đơn lẻ: “Chính thế đấy - Tôi luôn thất bại ở điểm này. Tôi không thể làm được việc đó”

Cá nhân hóa Giải thich các sự kiện như là tội lỗi hoặc sự chống đối của cá nhân: “Tại sao họ luôn nhắm vào tôi? Mọi chuyện luôn có vẻ như thế, ngay cả khi tôi chẳng có tội gì?”

Kết luận tùy tiện

Tự đưa ra một kết luận trong khi không có chứng cớ đầy đủ cho nó : “ Họ không thích tôi. Tôi có thể nói điều đó ngay từ lúc mà chúng tôi mới gặp nhau.”

Trừu tượng hóa có chọn

lọc

Tập trung vào một chi tiết không nổi trội, tách nó ra khỏi bối cảnh: “Tôi nghĩ rằng bài diễn thuyết của tôi rất hay. Nhưng anh sinh viên đó lại bỏ đi từ rất sớm, có thể anh ta không thích nó. Có lẽ những người khác cũng thế nhưng họ không thể hiện điều đó ra mà thôi.”

Có một sự tương tác mạnh mẽ giữa khí sắc và nhận thức: nhận thức tiêu cực làm giảm khí sắc và khí sắc trầm làm cho nhận thức tiêu cực trở nên nổi trội hơn. Người ta có thể gây ra những ý nghĩ chán nản ở chủ thể không bị trầm cảm bằng cách tiến hành kỹ thuật kích thích cảm xúc; trong đó, mọi người đọc thành tiếng một chuỗi các tính từ mô tả những trạng thái tâm lí tiêu cực/âm tính.Người bị trầm cảm nhớ lại nhiều kỷ niệm tiêu cực hơn những người bình thường (Lloyd & Lishman, 1975).

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một tranh cãi rằng, liệu những nhận thức sai lệch góp phần vào sự khởi đầu những đợt trầm cảm bệnh lí rõ rệt, hay là chúng diễn ra sau khi trầm cảm khởi phát. Giờ đây, có vẻ như câu trả lời là cả hai giả thuyết đều đúng.

Lewinsohn (1988) đã thấy rằng suy nghĩ tiêu cực, bản thân không thoả mãn và tỉ lệ stress cao trong cuộc sống dẫn đến một đợt trầm cảm: sự nghèo nàn các mối quan hệ xã hội và thu hẹp các hỗ trợ tích cực luôn luôn đi cùng với nó. Tương tự, Rush và cs. (1986) đã thấy rằng những phụ nữ tiếp tục giữ nhận thức tiêu cực khi đã đi đến giai đoạn cuối của trị liệu trầm cảm, nguy cơ tái phát trầm cảm cao hơn những người có suy nghĩ tích cực.

1.3.3. Trầm cảm theo thuyết gắn bó

Thuyết gắn bó là một mảng của tâm lý học miêu tả bản chất của sự gắn bó về mặt cảm xúc giữa con người với nhau. Điều này bắt đầu khi chúng ta còn bé thơ cùng sự gắn bó với bố mẹ. Bản chất của sự gắn bó này và việc nó được ấp ủ, quan tâm như thế nào sẽ quyết định bản chất của sự gắn bó với người bạn đời của chúng ta trong cuộc sống sau này.

Thuyết gắn bó khởi nguồn từ những năm 1950 và từ đó đã tích lũy được một lượng nghiên cứu khá đồ sộ. Hai nhà nghiên cứu Bowlby và Ainsworth mỗi người đã độc lập phát hiện ra bản chất của việc nhu cầu của đứa trẻ được đáp ứng bởi bố mẹ sẽ quyết định “chiến lược gắn bó” của đứa trẻ ấy trong suốt quãng đời của mình.

Chiến lược gắn bó của bạn có thể giải thích được tại sao các mối quan hệ của bạn lại thành công/thất bại như thế, tại sao bạn lại bị hấp dẫn bởi người hấp dẫn bạn, và bản chất của các vấn đề mà bạn cứ gặp hết lần này đến lần khác trong các mối quan hệ của mình.

Theo các nhà tâm lý học, có bốn chiến lược gắn bó mà con người có: An toàn (secure), Lo âu(anxious), Né tránh (avoidant), và Lo âu – Né tránh (anxious-avoidant).

Học thuyết chỉ rõ người an toàn có hình ảnh bản thân tích cực và nhận thức tích cực về người khác. Người lo âu có hình ảnh bản thân tiêu cực, nhưng nhận thức tích cực về người khác (dẫn đến hành vi cần sự quan tâm của mình). Người né tránh có hình ảnh bản thân tích cực và nhận thức tiêu cực về người khác (dẫn đến tính kiêu ngạo và sự ràng buộc), và người lo âu- né tránh có nhận thức tiêu cực về tất cả mọi thứ và tất cả mọi người (dẫn đến việc mất khả năng hoạt động trong các mối quan hệ).

Các nghiên cứu của học thuyết cho thấy người an toàn luôn hạnh phúc hơn và cảm thấy được hỗ trợ nhiều hơn, ít nguy cơ bị trầm cảm hơn, khỏe mạnh hơn, gìn giữ được những mối quan hệ ổn định hơn, và trở nên thành công hơn[26].

1.3.4. Theo tâm lý học hành vi

Các lí thuyết hành vi về trầm cảm tập trung chủ yếu vào các quá trình điều kiện hoá quan sát được. Theo Lewinsohn và các cộng sự (1979), tỉ lệ thấp các củng cố xã hội tích cực là nguyên nhân gây trầm cảm, họ lý giải như sau: Một chủ thể sẽ có xu hướng giảm đi các hành vi được xã hội tán thưởng và có khí sắc chán nản khi các củng cố xã hội tích cực bị giảm đi. Nhưng việc chủ thể giảm các hành vi đó vô hình chung lại làm tăng sự chú ý của xã hội và đạt được sự tán thưởng của xã hội về việc giảm hành vi của mình. Từ đó tạo ra một củng cố khác gọi là lợi ích thứ cấp[49].

Ví dụ: Một người luôn làm từ thiện và được xã hội khen ngợi nhưng lâu ngày tuy người ấy vẫn tiếp tục làm từ thiện nhưng sự khen ngợi từ xã hội đã ít dần đi thì

việc giảm hành vi làm từ thiện sẽ làm tăng sự chú ý từ xã hội và đôi khi để làm tăng hành vi làm từ thiện trở lại của cá nhân ấy thì xã hội lại khen ngợi nhiều hơn.

1.3.5. Chủ nghĩa hiện thực trầm cảm

Trong mô hình nhận thức về trầm cảm gợi ý rằng, thực tế, các nhân bị trầm cảm mới là bình thường, còn những người khác thì là không bình thường. Có giả thuyết (Haga và Beck, 1995) cho rằng người trầm cảm thực sự có thể là người đánh giá thế giới chính xác hơn, so với những người không bị trầm cảm. Rất nhiều thực nghiệm ủng hộ thuyết này.

Ví dụ, cá nhân trầm cảm sáng suốt hơn trong việc đánh giá xem người khác phán xét về mình tốt, xấu như thế nào cũng như trong việc tự đánh giá xem mình kiểm soát được đến đâu khi ở vào tình huống thực nghiệm (Alloy và Abramson, 1979). Thật sự, những người đã từng trải qua trị liệu trầm cảm có thể có được một lợi ích, đó là nhận thức của họ trở nên ít thực tế đi, mặc dù tích cực hơn.

1.3.6. Sự tuyệt vọng tập nhiễm

Dựa trên lý thuyết về sự tuyệt vọng tập nhiễm (Seligman,1975),thuyết nói rằng trầm cảm bắt nguồn từ việc người ta được học rằng môi trường sinh lí và xã hội nằm ngoài khả năng kiểm soát của cá nhân. Thuật ngữ “learned helplessness” bắt nguồn từ những thực nghiệm trên động vật. Trong những thực nghiệm này, các con vật được đặt ở trong một khu vực mà chúng có thể chạy trốn, chẳng hạn như bằng cách nhảy qua một cái hàng rào thấp. Sau khi trải qua một lần sốc điện nhẹ, các con thú nhanh chóng học được cách nhảy qua hàng rào để tránh bị sốc.

Tuy nhiên, khi người ta ngăn chúng làm điều đó bằng cách nhốt chúng trong một cái cũi, cuối cùng thì chúng không cố tránh sốc điện nữa, ngay cả

chúng không thể tránh được sốc điện và thể hiện nỗi tuyệt vọng của mình bằng sự trì trệ, không cố gắng thay đổi hoàn cảnh.

Nhiều nghiên cứu đã sử dụng những quy trình khác để tìm ra sự tuyệt vọng do học tập hay tập nhiễm ở cả người và động vật. Những người trải qua các thực nghiệm này đều biểu hiện những “triệu chứng” tương tự như các cá nhân bị trầm cảm bệnh lí, bao gồm việc thiếu động cơ hoạt động, bi quan và quá trình tiếp thu bị phá vỡ.

Mô hình hành vi về trầm cảm này đã được Abramson và cộng sự xem xét lại vào cuối những năm 1970 (Abramson et al. 1978), phần nào để đáp lời cho mô hình phát triển của tâm lí học nhận thức. Bản chỉnh sửa này đưa ra ý kiến rằng trầm cảm là kết quả của sự quy gán gồm 3 yếu tố đối với những sự kiện tiêu cực: sự quy kết cho bản thân (“đó là lỗi của tôi”), sự khái quát hoá (“bất cứ việc gì tôi làm cũng không có kết quả”) và sự cố định (“điều đó luôn xảy ra với tôi”). Những suy nghĩ này có xu hướng dẫn cá nhân đến trầm cảm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bà mẹ có trẻ dưới 6 tuổi bị khuyết tật tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)