Chƣơng 2 : KHẢO CỨU VỀ NỘI DUNG HVLLTYDC
2.1 Giới thiệu khái quát nội dung của HVLL
2.1.4 Tính nhân đạo trong HVLL
Tƣ tƣởng nhân đạo trong HVLL thể hiện rõ nhất ở những quy định mang tính nhân văn nhƣ: Chính sách khoan hồng đối với ngƣời phạm tội, bảo vệ ngƣời già và trẻ em; giúp đỡ những ngƣời tàn tật cô quả, những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, những ngƣời phạm tội tuy chƣa bị phát giác đã đi tự thú. Đạo lý của ngƣời Việt Nam là trọng già yêu trẻ: trong HVLL cũng có một số điều luật áp dụng cho hai đối tƣợng này. Ví dụ quyển 3 mục Danh lệ, điều 21 Lão thiếu phế tật thu phục (nhận giá chuộc đối với ngƣời già, trẻ em, ngƣời tàn phế) [80] ghi: “Nếu ngƣời già 70 tuổi trở lên, trẻ em 15 tuổi trở xuống và ngƣời tàn phế (hƣ mắt, gãy chân) phạm tội lƣu trở xuống cho nhận giá chuộc tội… Ngƣời già 80 tuổi trở lên, trẻ em 10 tuổi trở xuống bệnh nặng, phạm tội giết ngƣời thì nghị xử tâu lên vua chờ quyết định của vua…Ngƣời già 90 tuổi trở lên, trẻ em 7 tuổi trở xuống dù có phạm tội chết cũng không phải chịu hình phạt nào…”.
Với nội dung tƣơng tự nhƣ trên, điều 22 bổ sung thêm: “Lúc phạm tội mà chƣa già, chƣa tàn tật, nhƣng khi tội bị phát giác (đã già, đã tàn tật) thì xử theo điều khoản áp dụng cho ngƣời già và tàn tật…”.
Quyển 19 mục Hình luật, điều 10 quy định: “Những ngƣời trên 70 tuổi (xót thƣơng ngƣời già), 15 tuổi trở xuống (vì lòng yêu mến trẻ), nếu tàn phế (thƣơng kẻ tàn phế) nếu có phạm tội thì quan ti không đƣợc dùng hình phạt tra khảo, chỉ căn cứ vào các chứng cứ mà định tội”. Rõ ràng các điều luật trong bộ luật này thể hiện tính nhân đạo cao, nƣơng nhẹ với ngƣời già, trẻ em vị thành niên.
Mặc dù chịu nhiều ảnh hƣởng của tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, nhƣng trong HVLL vẫn có một số điều luật ít nhiều chú ý đến quyền lợi và thân phận ngƣời phụ nữ. Thời phong kiến vai trò của ngƣời phụ nữ không đƣợc đề cao, phụ nữ thƣờng bị coi là công cụ sai khiến của ngƣời đàn ông. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó, ngƣời phụ nữ vẫn đƣợc pháp luật bênh vực: Quyển 7 Hộ luật hôn nhân, điều 12 Cưỡng chiếm lương gia thê nữ đã ghi: “Cƣỡng đoạt vợ
con gái nhà lành bán cho ngƣời khác làm thê thiếp, hay đem dâng cho vƣơng phủ, cho nhà huân công hào thích thì đều bị xử thắt cổ giam chờ”; Quyển 7 mục Hộ luật hôn nhân, điều 15 Xuất thê [80] đã ghi: “Nếu chồng bỏ vợ đi biệt 3 năm, trong thời gian ấy không báo quan biết, rồi bỏ đi thì phạt 80 trƣợng, tự ý cải giá thì phạt 100 trƣợng”. Pháp luật luôn nghiêm cấm và có những hình phạt đối với những hành vi lừa gạt để kết hôn, nhƣng hình phạt của nhà trai nặng hơn nhà gái. Thực hiện những quy định nhƣ vậy nhằm nâng cao trách nhiệm ngƣời đàn ông với vợ con, gia đình.
Ngƣời Việt Nam chúng ta luôn đề cao và bảo vệ giá trị đạo đức tốt đẹp của con ngƣời nhƣ lòng nhân ái, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, tình nghĩa vợ chồng…. Những tiêu chuẩn đạo đức đó đều đƣợc ghi nhận và đề cao trong bộ luật. Tất cả những ai phạm tội thập ác đều phải chịu hình phạt nặng nhất. Đề cao lòng hiếu thảo, quyển 9 mục Lễ luật, điều 17 Khí thân chi nhiệm
[80] quy định: “Tuổi già có bệnh ắt đợi cháu con về phụng dƣỡng để sau yên phần. Nếu con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà già trên 80 tuổi mà lại bị bệnh nặng, trong nhà không có ai thay mình chăm sóc, mà không chịu về hầu hạ, tham phú quý vinh hoa, lợi lộc, bỏ nhiệm vụ hầu cha mẹ, tội này khép vào tội bỏ nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ. Hoặc có ngƣời ngƣợc lại cha mẹ không bị bệnh tật mà nói dối rằng cha mẹ mình bệnh mong có ngƣời về phụng dƣỡng. Nhƣ vậy một là bỏ rơi cha mẹ, là bất nhân, mặt khác là kẻ bất nghĩa với vua, nên phạt 80 trƣợng”. Tình thày trò cũng đƣợc đề cao, thầy giáo là ngƣời truyền dạy đạo lý làm ngƣời, tình nghĩa sâu nặng, quyển 15 Hình luật, điều 10
Ẩu thụ nghiệp sư [80] ghi: “Nếu đánh thầy dạy học thì tăng thêm hai bậc tội so với tội đánh ngƣời thƣờng. Đánh thầy đến tàn tật thì xử 100 trƣợng lƣu ba ngàn dặm…”