Chữ Âm tiền Hán Việt Âm Hán Việt Xuất xứ Lƣợt 油 dầu du Điều 69, 130, 300 3 讒 dèm sàm Điều 57 1 迟 chầy trì Điều 60, 66, 67, 108, 237, 303, 356 8
357, 377, 382 計 kể kế Dẫn, điều 2, 10, 16, 19, 40, 42, 44, 78, 106, 111, 117, 120, 125, 138... 46 分 phần phân Điều 28, 32, 47, 80, 86, 94, 110, 134, 136, 148, 158, 160, 172, 176... 35 打 đánh đả Điều 66, 87, 93, 134, 13, 199, 203, 210, 281, 289, 378 12 役 việc dịch Điều 19, 39, 47, 55, 58, 60, 66, 67, 70, 81, 83, 86, 180, 184, 361, 394, 398 21 為 vì vi Điều 11, 31, 303, 398 4 於 ở ƣ Dẫn, điều 1, 6, 83, 96, 145, 152, 180, 209, 239, 265, 345, 374, 381 14 尋 tìm tầm Dẫn, điều 357 2 贖 chuộc thục Điều 1, 12, 17, 18, 19, 22, 89, 208, 261, 266, 12
恩 ơn ân Điều 31, 199 2
自 từ tự Dẫn, 42, 60, 137, 149, 203, 223, 241,
262, 296, 364 11
斬 chém trảm Điều 47, 48, 57, 58, 61, 71, 152, 176,
184, 186, 189, 192, 198, 204... 52
外 ngoài ngoại Điều 17, 39, 65, 84, 87, 125, 136, 10,
18, 173, 190, 193, 196, 201... 19
邊 bên biên Điều 52, 150, 316 3
算 toan toán Điều 3, 255, 259, 314, 371 5
遣 khiến khiển Điều 79 1
種 giống chủng Điều 91, 127, 364 3 Loại âm này tồn tại song song với âm Hán Việt và đƣợc Việt hoá khá sâu đậm làm cho ngƣời ta quên mất nguồn gốc ban đầu của nó. Nếu không
nhận ra mối quan hệ lịch sử giữa chúng sẽ rất dễ nhầm lẫn với loại chữ Nôm sử dụng chữ Hán và đọc theo nghĩa. Tính tần suất của loại chữ này trong văn bản HVLLTYDC có 350/12620 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 2,77% .
c) Chữ Nôm cấu trúc B
Đây là loại chữ mƣợn hình, nghĩa chữ Hán và đọc theo nghĩa. Trong văn bản HVLLTYDC chỉ có 1 chữ đọc theo nghĩa với số lần xuất hiện là 33 lần, chiếm tỉ lệ 0,26%
Chữ duy nhất đƣợc nhận định là chữ Nôm đọc theo nghĩa trong văn bản đó là chữ Nôm “爫 làm”. Có nhiều ý kiến khác nhau về cấu tạo của chữ “làm” Đào Duy Anh [1] cho rằng chữ “爫 ” là do “為 vi” viết tắt. Lã Minh Hằng [17] qua việc phân tích tự dạng và lấy cứ liệu trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thi kinh giải âm và chữ Nôm địa phƣơng Trung bộ đã chứng minh chữ “làm” là do “vi” viết tắt. Hoàng Xuân Hãn [15] đƣa ra ý kiến cho rằng chữ “làm” là do “濫 lạm” viết tắt. Các nhà nghiên cứu nêu trên đều đƣa nhận định khái quát rằng: chữ “làm” do “為 vi” viết tắt thì nó thuộc loại chữ đọc theo nghĩa, nếu là do chữ “lạm” viết lƣợc nét thì lại thuộc loại chữ Nôm viết bớt nét. Trong HVLLTYDC, chúng tôi nhất quán nhận định rằng chữ 爫 là chữ Nôm đọc theo nghĩa:
Ví dụ 1:二 罪 俱 發 併 爫 牢 低 Nhị tội câu phát tính làm sao đây
(điều 25);
Ví dụ 2:吏朱 留 任供 尼職 爫 Lại cho lưu nhậm cùng nay chức làm
(điều 54);
Ví dụ 3: 制書印信爫牢補懷Chế thư ấn tín làm sao bỏ hoài (điều 61); Ví dụ 4: 埃爫台吏罪辰等加Ai làm thay lại tội thời đẳng gia (điều 68).
d) Chữ Nôm cấu trúc C1
Chữ Nôm cấu trúc C1 là loại chữ giả tá, mƣợn hình thể một chữ Hán, không mƣợn nghĩa chữ Hán và đọc theo âm Hán Việt. Loại chữ cấu trúc C1
trong văn bản có 682/12620 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 5,4%. Một số ví dụ về loại cấu trúc chữ Nôm này nhƣ sau:
Ví dụ 1: 違 不 行 者 杖 辰 沒 � Vi bất hành giả trượng thì một trăm
(điều 60). Chữ 辰 âm đọc Hán Việt là thì, Nôm đọc là thì, thời. Nhƣ vậy, chữ 辰 là loại chữ mƣợn hình thể và đọc theo âm đọc Hán Việt;
Ví dụ 2: 制 書 印信 爫 牢 補怀 Chế thư ấn tín làm sao bỏ hoài (điều 61). Chữ 怀 âm đọc Hán Việt là hoài, Nôm đọc là hoài. Nhƣ vậy, chữ 怀
là loại chữ mƣợn hình thể và đọc theo âm đọc Hán Việt;
Ví dụ 3: 埃爫台 吏罪辰 等加Ai làm thay lại tội thời đẳng gia (điều 68). Chữ 埃 âm Nôm đọc ai nghĩa “ngƣời nào”, âm Hán Việt đọc là ai, là loại chữ mƣợn hình thể và đọc theo âm Hán Việt;
Ví dụ 3:吏 朱 留 任 供 尼 職 爫 Lại cho lưu nhậm cùng nay chức làm
(điều 54), âm Nôm là lại và âm Hán Việt cũng đọc là lại, cũng là loại chữ mƣợn hình thể và đọc theo âm Hán Việt.
e) Chữ Nôm cấu trúc C2
Là loại chữ Nôm mƣợn hình chữ Hán, không mƣợn nghĩa chữ Hán và đọc chệch âm Hán Việt: có thể đọc khác với âm đọc Hán Việt về thanh mẫu, phụ mẫu hoặc phần vần. Bởi vậy từ một âm đọc Hán có thể cho phép ít nhất có 3 khả năng đọc lệch trong chữ Nôm. Loại này cho phép ngƣời đọc chữ Nôm có cách xử trí khá linh hoạt dựa vào văn cảnh cụ thể để đọc cho thuận, cho thông.
Trong HVLLTYDC loại chữ Nôm C2 xuất hiện 1229/12620 lần, chiếm tỉ lệ 9,74%. Loại chữ này trong văn bản nhiều hơn gấp 3 lần loại chữ G1, điều đó cho thấy loại chữ C2 vẫn chiếm ƣu thế, quá trình dần chuyển từ C2 sang G1 chƣa nhiều so với các văn bản Nôm cùng thời kỳ.
Ví dụ 1: 杖 �底 禁 衛 分 衝 坡 Trượng trăm để cấm về phần xông
pha (điều 172). Chữ 衛 âm đọc Hán Việt là vệ, nghĩa “bảo vệ”; Nôm đọc về, nghĩa “lối về”, và chữ 衝 âm đọc Hán Việt là xung, nghĩa “xung trận”; Nôm
đọc là xông, nghĩa “xông xáo”. Hai chữ về và xông đều là loại chữ mƣợn hình thể và đọc chệch theo âm Hán Việt và không mƣợn nghĩa;
Ví dụ 2: 庄 辰 杖 百 穷 � 同 科 Chẳng thì trượng bách cùng người đồng khoa (điều 173). Chữ 庄, âm đọc Hán Việt là trang, nghĩa “thôn trang”, Nôm đọc chẳng, nghĩa “không”. Nhƣ vậy chẳng là loại chữ mƣợn hình thể và đọc chệch theo âm Hán Việt và không mƣợn nghĩa;
Ví dụ 3: 申 報 軍 務 即 辰 朱 灵<
Thân báo quân vụ tức thời cho lanh
(điều 182). Chữ 朱 , âm đọc Hán Việt chu, nghĩa “màu đỏ”; Nôm đọc là cho, là một phó từ nối. Nhƣ vậy cho là loại chữ mƣợn hình thể và đọc chệch theo âm Hán Việt và không mƣợn nghĩa.
g) Chữ Nôm cấu trúc D1
Loại chữ Nôm này đƣợc tạo bằng cách ghép một chữ Hán với ký hiệu phụ, gồm các “dấu nháy”, “dấu cá” hoặc bộ khẩu và thƣờng đặt bên phải của chữ. Các ký hiệu này có chức năng chỉ báo cho ngƣời đọc phải đọc chữ đó không đúng nhƣ âm đọc Hán Việt (đọc lệch âm Hán Việt), hoàn toàn không có chức năng biểu ý.
Trong văn bản HVLLTYDC, chữ Nôm loại này xuất hiện 16/12620 lần, chiếm tỉ lệ 0,13% . Cụ thể các chữ sau:
Chữ “坛<đần” (đàn + dấu nháy) trong câu: 次 丁 空 固 拖 坛< 埃
Thứ đinh không có đỡ đần cậy ai (điều 17);
Chữ “尺<xích” (xích + dấu nháy) trong câu: 受 財 � 尺< 易 那 移 Thụ tài mà xích dịch na di (điều 78);
Chữ “耒<
rồi” (lỗi + dấu nháy) trong câu: 每 � 畝 吏 固 分 加 耒<
Mỗi năm mẫu lại có phân gia rồi (điều 90);
Chữ “灵<lanh” (linh + dấu nháy) trong câu: 申 報 軍 務 即 辰 朱 灵<
Chữ “內<nói” (nội + dấu nháy) trong câu: � � � � 內< 爫 Hai trăm mười ba nói làm (điều 213);
Chữ “另<lính” (linh + dấu nháy) và chữ “興< hăng” (hƣng + dấu nháy) trong câu: 另<箕 凌 虐 罪 囚兇 興<
Lính kia lăng ngược tội tù hung hăng
(điều 363); Chữ “錢<
tiền” (tiền + dấu nháy) xuất hiện 9 lần trong các điều 87, 89, 210, 325, 389 và 390.
h) Chữ Nôm cấu trúc D2
Đây là loại chữ Nôm ghép âm âm. Loại chữ dùng hai mã chữ tách rời để ghi một âm tiếng Việt. Mã chữ thứ nhất dùng để ghi phụ âm thứ nhất trong tổ hợp phụ âm đầu, mã chữ thứ hai ghi âm chính.
Trong các văn bản Nôm từ thế kỷ VII trở về trƣớc còn lƣu giữ nhiều chữ Nôm có cấu trúc này nhƣ: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thiên Nam ngữ lục... Tuy số lƣợng chữ Nôm không nhiều, nhƣng cũng đã đóng góp ít nhiều phản ánh đƣợc cách phát âm đƣơng thời.
Trong văn bản AB.321 chúng tôi không tìm thấy mã chữ Nôm nào có cấu trúc này.
i) Chữ Nôm cấu trúc E
Là loại chữ Nôm bao gồm hai thành tố đều biểu ý, nên còn đƣợc gọi là chữ Nôm hội ý. Trong văn bản HVLLTYDC chỉ có 23 lần xuất hiện chữ Nôm loại này, chiếm 0,18% . Trong nội bộ hai thành tố biểu ý thì xảy ra 2 khả năng: Khả năng 1: một thành tố biểu ý chính, một thành tố có tác dụng phụ nghĩa cho chữ Nôm mà nó tạo thành. Ví dụ chữ � Nôm đọc trời gồm có 天 thiên là thành tố biểu ý chính, 上 “thƣợng” là thành tố biểu ý phụ. Khả năng 2: các thành tố cùng có vai trò nhƣ nhau trong việc tạo nghĩa cho chữ Nôm nhƣ trƣờng hợp chữ .
Trong HVLLTYDC có các chữ hội ý sau: � trời (xuất hiện 1 lần), � đời (xuất hiện 1 lần), � xƣa (xuất hiện 5 lần) và mấy (xuất hiện 16 lần). Xin xem các ví dụ cụ thể trong văn bản:
杖 調 糝 逐 底 噒 �� Trượng đều tám chục để răn trên đời (điều 161);
延 燒 徒 ��� Diên thiêu đồ ba năm trời (điều 348);
軍 藉 有 犯 �沛 � Quân tịch hữu phạm mấy người phải soi (điều 9). 5 chữ “� xƣa” lần lƣợt xuất hiện trong những câu sau: Hoàng Việt luật lệ xƣa nay (dẫn); Bá Di giáng điển ngàn xƣa cũng vầy (dẫn); Lệ cho phong tặng cũng bàn nhƣ xƣa (điều 11); Ngày xƣa có phạm tội danh (điều 12); Cƣỡng thú uổng pháp luận bàn nhƣ xƣa (điều 215).
Trong số các chữ trên thì “� trời” là do hai thành tố cùng có tác dụng biểu ý ghép lại; chữ “ mấy” theo Đào Duy Anh là do chữ “眾 chúng” viết lộn thành [1]; chữ “� đời” ở đây đƣợc tạo thành bởi một thành tố biểu ý và một thành tố đọc với âm phi Hán Việt vừa có tác dụng biểu ý vừa có tác dụng biểu âm.
k) Chữ Nôm cấu trúc G1
Đây là loại chữ tự tạo bằng cách ghép một bộ thủ chữ Hán chỉ nghĩa với một chữ Hán chỉ âm. Loại chữ này còn đƣợc gọi là loại chữ hình thanh. Trong chữ Hán, bộ thủ và phép hình thanh có tầm quan trọng đặc biệt. Chỉ với 214 bộ thủ và 834 đơn vị khu biệt âm, ngƣời Hán đã tạo ra hàng vạn chữ Hán khác nhau. Cũng vậy, trong chữ Nôm bộ thủ có giá trị khu biệt nghĩa khá rõ.
Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy số lƣợng bộ thủ tham gia làm thành phần biểu ý trong chữ Nôm còn nhiều hơn rất nhiều. Ngoài 60 bộ thủ mà Đào Duy Anh đã công bố, Nguyễn Tá Nhí đã bổ sung thêm vào danh sách 11 bộ thủ nữa [57], Lã Minh Hằng đƣa ra 100 ký tự Hán có khả năng làm ký tự biểu nghĩa trong chữ Nôm [17]. Thành tố biểu ý có thể là một bộ thủ nhƣng cũng
có thể là một chữ Hán hoàn chỉnh, việc nhận định nó là bộ thủ hay chữ Hán là phải căn cứ vào mức độ biểu thị ý nghĩa của nó khi tham gia cấu tạo chữ Nôm.
Trong HVLLTYDC chữ có cấu trúc G1 xuất hiện 487/12620 lần, chiếm tỉ lệ hơn 3,86% . Ví dụ:
Chữ “噒 răn” (bộ khẩu và chữ lân) và chữ “口徐 chừa”(bộ khẩu và chữ trừ) trong câu: Các trượng bát thập để cho răn chừa (điều 128);
Chữ “噅 vay” (bộ khẩu +chữ vi) và chữ “� tháng” (月 nguyệt + chữ thƣợng) trong câu: Cho vaytháng lợi ba phân (điều 134);
Chữ “� lo” (bộ khẩu + chữ lô) trong câu: Trƣợng thì nhất bách phải lo âu là (điều 145).
l) Chữ Nôm cấu trúc G2
Loại chữ Nôm ghép âm ý (chữ + chữ), theo truyền thống còn gọi là loại chữ hình thanh. Khác với loại G1, thành tố biểu ý trong dạng chữ Nôm này là một chữ Hán. Phân biệt thành tố biểu ý là bộ thủ hay là chữ Hán, Lã Minh Hằng nhận định: Khi thành tố biểu ý là một bộ thủ thì nó chỉ biểu thị ý nghĩa một cách khái quát, còn khi là một chữ Hán cụ thể thì nó biểu thị ý nghĩa một cách cụ thể, xác thực. [60], [270].
Các nhà nghiên cứu Đào Duy Anh và Nguyễn Ngọc San đều cho rằng loại chữ có thành tố biểu ý là bộ thủ xuất hiện trƣớc và loại chữ Nôm lấy chữ Hán làm thành tố biểu ý xuất hiện muộn hơn [1],[73]. Nhƣng càng về sau, loại chữ dùng chữ Hán để làm thành tố biểu ý sẽ càng đƣợc sử dụng nhiều hơn, vì nó có thể biểu thị chuẩn xác nghĩa của từ. Thành tố biểu ý, có thể nói, ở khía cạnh nào đấy, có chức năng chính âm. (Nguyễn Ngọc San, dẫn theo Lã Minh Hằng [17])
Theo thống kê, loại chữ Nôm này xuất hiện 2081/12620 lần, chiếm 16,48% Một số ví dụ về loại chữ G2 trong văn bản:
Chữ “� trăm” (百 bách +林 lâm) chữ � năm (南 nam +五 ngũ) và chữ� mƣơi (邁 mại +十 thập) trong câu: Số trăm năm mươi lẻ ba (điều 153);
Chữ “� tháng” (月 nguyệt +尚 thƣợng) trong câu: Chiếu luật gia phạt phải trừng tháng lương (điều 150);
Chữ “� ngƣời” (碍 ngại +人 nhân) trong câu: Trở nhân gia sự ấy người
điêu toa (điều 164).
m) Chữ Nôm cấu trúc H
Đây là loại chữ Nôm đƣợc cấu tạo từ một bộ thủ Hán với một chữ Nôm có trƣớc. Loại này có tên gọi khác: là chữ Nôm giả tá chữ Nôm (mƣợn một chữ Nôm đã có trƣớc kết hợp với 1 bộ thủ chữ Hán). Nguyễn Quang Hồng gọi đây là “hiện tƣợng chuyển dụng trong chữ Nôm” [52]. Lã Minh Hằng đã áp dụng phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp để nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm và đã đặt tên cho loại chữ này là loại “Chữ Nôm cấu trúc H” [96]. Loại này không xuất hiện trong HVLLTYDC.