Chữ Nôm có hai cách viết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca (Trang 66)

STT Chữ Nôm Âm đọc Cách viết 1 Cách viết 2 1 底 抵 để 2 麻 � mà 3 制 � chơi 4 渚 � chớ 5 � 妄 vòng

6 粮 糧 lƣơng 7 分 份 phần 8 耒 耒< rồi 9 錢 錢< tiền 10 几 仉 kẻ 11 拱 共 cũng 12 糝 � tám

Một số chữ có khi đọc theo âm Hán Việt, nhƣng có khi lại đƣợc đọc theo âm cổ Hán Việt. Ví dụ chữ 迟 có khi đọc là “trì” (âm Hán Việt), có khi đọc là “chầy”.

謀反大 逆罪加 凌迟Mưu phản đại nghịch tội gia lăng trì (điều 223);

杖加沒 百徒迟 ��Trượng gia một bách đồ chầy ba năm (điều 303); Chữ “計 ” có thể đọc là “kê”, có thể đọc là “kể” (âm cổ Hán Việt của “kê”). Ví dụ:

器 物 稼 穡   計 赃 Khí vật giá sắc đẳng ràytang (điều 91);

數 ��� 計  Số trăm bốn sáu kể ra (điều 146);

Trong HVLLTYDC, có 22 chữ Nôm mang hai cách đọc, 01 chữ Nôm có 3 cách đọc, không có chữ Nôm nào có 4 cách đọc trở lên. Sau đây là bảng Thống kê chữ Nôm có 2 cách đọc: Bảng 7: Chữ Nôm có hai cách đọc STT Chữ Nôm Âm đọc Âm đọc 1 Âm đọc 2 1 計 kể kê 2 咦 rày gì 3 迟 trì chầy 4 分 phần phân

5 沒 một mốt 6 � rằng Sang 7 算 toan toán 8 之 chi gì 9 為 vi vì 10 贖 thục chuộc 11 仍 nhƣng những 12 辰 thì thời 13 自 từ tự 14 連 liên liền 15 役 việc dịch 16 類 loại loài 17 箕 kia kìa 18 打 đả Đánh 19 遣 khiến khiển 20 当 đáng đƣơng 21 皮 vừa bè 22 用 dụng dùng

HVLLTYDC là tác phẩm diễn ca một văn bản luật pháp. Chính hai đặc

điểm này đã quy định thành phần các tiểu loại chữ Nôm có trong văn bản. Là văn bản diễn ca, nên bị lệ thuộc khá nhiều vào văn bản Hán, bởi lẽ đó làm

cho lƣợng chữ A1 trong văn bản chiếm phần nhiều. Hơn nữa, nó lại là văn bản luật pháp, chính yếu tố tôn nghiêm trang trọng của các văn bản luật cũng góp thêm phần làm cho tỉ lệ chữ A1 tăng lên. Đó cũng là hệ quả dẫn đến việc sử dụng loại chữ ghép, đặc biệt là loại G giảm sút. Đối chiếu với kết quả thống kê của Lã Minh Hằng [18] cho thấy:

Bảng 8: Đối chiếu loại chữ Nôm có bộ thủ biểu ý và loại chữ Nôm có chữ Hán biểu nghĩa1

Tác phẩm Loại có bộ thủ biểu ý Loại có chữ Hán biểu nghĩa Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

Quốc âm thi tập

(100 bài thơ đầu) 581 chữ 10,71% 376 chữ 6,93%

Cổ Châu hạnh

(cả tác phẩm) 289 chữ 8,33% 136 chữ 3,92%

Hoa tiên nhuận chính

(700 câu thơ đầu) 1026 chữ 20,92% 370 chữ 7,55% HVLLTYDC

(cả tác phẩm) 487 chữ 3,86% 2081 chữ 16,48%

- Hoa Tiên nhuận chính và HVVLLTYDC đều là tác phẩm thuộc vào thời kì phát triển cực thịnh của chữ Nôm. Tỉ lệ chữ Nôm có bộ thủ biểu ý (G1) và loại chữ Nôm có chữ Hán biểu nghĩa (G2) ở Hoa Tiên nhuận chính lần lƣợt là 20,92% và 7,55%; trong khi đó, ở HVLLTYDC tỉ lệ này tƣơng ứng là 2,96% và 16,48%. Đặc điểm của truyện thơ cho phép tác giả sử dụng nhiều hơn loại chữ Nôm G; nhƣng ở trong văn bản luật pháp, thay vì việc dùng loại G, tác giả đã dùng nhiều hơn loại chữ Nôm A. Tính ngay trong nội bộ loại G, sự phân công phân nhiệm giữa G1 và G2 thể hiện khá rõ: nếu nhƣ trong văn bản truyện thơ tính ƣớc lệ của truyện thơ cho phép sử dụng loại G1 (vốn dùng biểu nghĩa phạm trù) nhiều hơn loại G2 (dùng để biểu thị nghĩa xác chỉ). Điều này có phần trái ngƣợc hẳn với HVLLTYDC: tính chuẩn xác của văn bản luật quy định việc dùng loại G2 (do chữ Hán biểu nghĩa xác chỉ) nhiều hơn hẳn so với loại G1 (do bộ thủ Hán biểu nghĩa phạm trù). Từ những đối chiếu trên đây cho thấy, trong hai quy định về thời đại ra đời tác phẩm và nội dung thể loại

1

của tác phẩm thì đặc điểm nội dung thể loại tác phẩm mang tính quyết định đến số lƣợng của từng tiểu loại chữ Nôm dùng trong tác phẩm.

Theo xu hƣớng chung và cũng đã đƣợc các nhà nghiên cứu chứng minh thì, loại chữ Nôm G ngày càng đƣợc sử dụng nhiều thay dần cho loại chữ Nôm A. Xu hƣớng này khá đều đặn và bền vững khi tiến hành so sánh loại G1 và G2 ở hai tác phẩm thơ (cùng thể loại). Ở Quốc âm thi tập, tác phẩm thơ Nôm của thế kỉ 15, tỉ lệ chữ có bộ thủ biểu ý và tỉ lệ chữ do chữ Hán biểu nghĩa lần lƣợt là 10,71% và 6,93%. Nhƣng đến thế kỉ 18 tỉ lệ hai loại chữ này đã lên đến 20,92% (loại G1) và 7,55% (loại G2) (qua thống kê ở Hoa Tiên nhuận chính). Yêu cầu chính xác cao, tính chất tôn nghiêm của văn bản Luật cho phép loại G2 của các văn bản quan phƣơng đi theo xu hƣớng này: văn bản HVLLTYDC có số lƣợng loại chữ G2 là 16,48% trong khi đó loại chữ Nôm G2 ở Cổ Châu hạnh (thế kỉ 16) là 3,92%. Tuy nhiên xu thế này lại dễ bị phá vỡ khi chúng ta tiến hành đối chiếu loại G1 (loại có bộ thủ Hán biểu ý phạm trù) của hai tác phẩm cùng mang tính quan phƣơng (các văn bản có nội dung Phật giáo, văn bản luật... ): tỉ lệ dùng chữ Nôm G1 ở Cổ Châu hạnh (thế kỉ 16) là 8,33%; trong khi đó ở văn bản luật HVLLTYDC (thế kỉ 19) chỉ còn 3,86%. Điều này khẳng định nội dung văn bản quyết định trực tiếp đến việc dùng loại chữ G1.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

HVLLTYDC đƣợc sao chép vào khoảng cuối thời Nguyễn, nên chữ Nôm trong văn bản chủ yếu đƣợc ghi theo kiểu chữ Nôm thời Nguyễn: các dấu vết của chữ Nôm cổ hoàn toàn vắng bóng trong văn bản. Qua khảo sát chữ Nôm trong HVLLTYDC có thể phác hoạ đặc điểm chữ Nôm trong văn bản với mấy đặc trƣng cơ bản sau

Trong HVLLTYDC, loại chữ Nôm đơn chiếm ƣu thế. Qua khảo sát, loại chữ đơn xuất hiện 12.620/7.713 lần chiếm 61,1% ; loại chữ Nôm mƣợn nghĩa

chỉ có 1 mã chữ, xuất hiện 33 lần; chữ Nôm D2 hoàn toàn không có mặt trong văn bản.

Về loại chữ Nôm kép, hay còn gọi là chữ Nôm tự tạo, gồm: Loại chữ E (chữ Nôm ghép nghĩa nghĩa) chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, toàn bộ văn bản chỉ có 6 chữ, chiếm tỉ lệ khoảng 0,05%; Loại chữ Nôm G chỉ chiếm 21%; Loại chữ H toàn văn bản không có chữ nào.

Chữ Nôm trong HVLTYDC có nhiều cách đọc, cách viết. Kết quả thống kê cho thấy trong văn bản HVLLTYDC số từ có nhiều cách viết giảm dần: số từ có một cách viết là nhiều nhất, sau đó là số từ có hai cách viết (có 12 chữ Nôm có hai cách viết khác nhau). Đặc biệt ở đây còn lƣu lại rất nhiều chữ đƣợc viết theo tiếng Hán giản thể, nhƣ chữ “trì” đƣợc viết 迟 thay cho 遲, chữ “điều” đƣợc viết 条 thay cho 條 . Trong văn bản còn có một số trƣờng hợp tồn tại song song hai cách viết của thời Lê và thời Nguyễn. Ví dụ: chữ

chơi đƣợc viết ở 2 dạng制và � ; chữ đƣợc viết hai dạng 麻 và �. Trong HVLLTYDC, có 22 chữ Nôm mang hai cách đọc, 01 chữ Nôm có 3 cách đọc, không có chữ Nôm nào có 4 cách đọc trở lên.

HVLLTYDC là tác phẩm diễn ca một văn bản luật pháp. Chính hai đặc

điểm này đã quy định thành phần các tiểu loại chữ Nôm có trong văn bản. Là văn bản diễn ca, nên bị lệ thuộc khá nhiều vào văn bản Hán, bởi lẽ đó làm

cho lƣợng chữ A1 trong văn bản chiếm phần nhiều. Hơn nữa, nó lại là văn bản luật pháp, chính yếu tố tôn nghiêm trang trọng của các văn bản luật cũng góp thêm phần làm cho tỉ lệ chữ A1 tăng lên. Đó cũng là hệ quả dẫn đến việc sử dụng loại chữ ghép, đặc biệt là loại G giảm sút. Kết quả nghiên cứu đồng đại và lịch đại cho phép rút ra kết luận đặc điểm thể loại văn bản có tính quyết định đến số lƣợng chữ G trong văn bản. Trong sự phân công phân nhiệm giữa G1 và G2 cho thấy nội dung của văn bản mang tính tiên quyết tới số lƣợng nhiều hay ít hơn của loại G1 hay G2.

KẾT LUẬN

HVLLTYDC là văn bản luật diễn Nôm thơ lục bát duy nhất hiện còn. Đây là tài liệu quan trọng để nghiên cứu cổ luật Việt Nam và văn học Nôm.

1. Thân thế và sự nghiệp sáng tác của Ngô Dĩnh cũng nhƣ thời điểm hình thành bản toát yếu này, lâu nay không đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm khảo cứu. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã thực hiện các thao tác của phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học để tìm hiểu về tác giả, thời điểm ra đời của tác phẩm. Dựa vào các nguồn tƣ liệu nghiên cứu liên quan, luận văn xác định thời gian thực hiện bản toát yếu là vào khoảng những năm dƣới quyền trị vì của vua Tự Đức. Luận văn cũng bƣớc đầu đặt mối liên hệ giữa Ngô Dĩnh với Lê Ngô Cát – quan Án sát sứ Cao Bằng, tác giả diễn ca tiêu biểu dƣới triều Nguyễn (ĐNQSDC).

2. Phƣơng pháp thống kê và so sánh cũng đƣợc thực hiện để tìm hiểu về tính toát yếu khi chuyển dịch từ một văn bản luật Hán sang một văn bản luật Nôm song thất lục bát. Qua việc thống kê toàn bộ 398 điều luật trong HVLLTYDC, tác giả đã phân loại cụ thể tên các điều luật khi chuyển dịch từ Hán sang Nôm. Trong đó, cụ thể bao gồm: Các điều luật giữ nguyên tên điều 161 điều (40%); Các điều luật cắt bỏ từ ngữ 142 điều (36%); Các điều luật chêm xen từ ngữ 51 điều (13%); các điều luật hoán đổi từ ngữ 44 điều (11%).

3. Nội dung phần chữ Nôm: có 2 quyển: quyển 1 và quyển 22 không đƣợc tác giả bản toát yếu lựa chọn để diễn Nôm. Trong số 21 quyển đƣợc diễn ca thì: phần diễn ca tƣơng ứng gồm có 45 điều về Danh lệ (tên gọi luật lệ), 27 điều về Lại luật (luật quan lại), 66 điều về Hộ luật (luật về dân), 26 điều về Lễ luật (luật về Lễ), 58 điều về Binh luật (luật nhà binh), 166 điều về Hình luật (luật hình sự), và 10 điều về Công luật.

4. Qua khảo cứu đối chiếu 2 bản HVLL và HVLLTYDC có thể thấy tính toát yếu trong bản diễn ca thể hiện khá rõ việc cắt bỏ chƣơng mục của

HVLL khi diễn ca. HVLLTYDC đã lƣợc bỏ không diễn ca Nôm 2 chƣơng:

chƣơng 1 và chƣơng 22 của HVLL (tổng cộng 84 trang của bản HVLL). Về nội dung ghi trong các điều luật: Đối chiếu hai văn bản HVLL và HVLLTYDC cho kết quả: Có 62/398 điều luật, khi thực hiện bản diễn ca, đã cắt bỏ hoàn toàn phần nội dung (chỉ lƣu lại tên gọi điều luật) đã ghi trong HVLL; việc lƣợc gọn chỉ giữ lại một phần nội dung điều luật đƣợc thực hiện ở 336/398 điều luật.

Có thể thấy sự thay đổi, cắt bỏ lƣợc bớt nhƣ nêu trên đã làm cho HVLLTYDC gọn nhẹ dễ đọc dễ nhớ, đảm bảo cho văn bản luật đƣợc phổ biến rộng rãi.

5. HVLLTYDC đƣợc sao chép vào khoảng cuối thời Nguyễn, nên chữ Nôm trong văn bản chủ yếu đƣợc ghi theo kiểu chữ Nôm thời Nguyễn: các dấu vết của chữ Nôm cổ hoàn toàn vắng bóng trong văn bản. Qua khảo sát chữ Nôm trong HVLLTYDC có thể thấy loại chữ Nôm đơn chiếm ƣu thế, xuất hiện 12.620/7.713 lần, chiếm tỷ lệ 61,1%; loại chữ Nôm mƣợn nghĩa chỉ có 1 mã chữ, xuất hiện 33 lần; chữ Nôm D2 hoàn toàn không có mặt trong văn bản.

Về loại chữ Nôm kép, hay còn gọi là chữ Nôm tự tạo, gồm: Loại chữ E (chữ Nôm ghép nghĩa nghĩa) chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, toàn bộ văn bản chỉ có 6 chữ, chiếm tỉ lệ khoảng 0,05%; Loại chữ Nôm G chỉ chiếm 21%; Loại chữ H toàn văn bản không có chữ nào.

Chữ Nôm trong HVLTYDC có nhiều cách đọc, cách viết. Kết quả thống kê cho thấy trong văn bản HVLLTYDC số từ có nhiều cách viết giảm dần: số từ có một cách viết là nhiều nhất, sau đó là số từ có hai cách viết (có 12 chữ Nôm có hai cách viết khác nhau). Đặc biệt ở đây còn lƣu lại rất nhiều chữ đƣợc viết theo tiếng Hán giản thể, nhƣ chữ “trì” đƣợc viết 迟 thay cho 遲,

chữ “điều” đƣợc viết 条 thay cho 條 . Trong văn bản còn có một số trƣờng hợp tồn tại song song hai cách viết của thời Lê và thời Nguyễn. Ví dụ: chữ chơi đƣợc viết ở 2 dạng制và � ; chữ mà đƣợc viết hai dạng 麻 và �.

Trong HVLLTYDC, có 22 chữ Nôm mang hai cách đọc, 01 chữ Nôm có 3 cách đọc, không có chữ Nôm nào có 4 cách đọc trở lên.

6. HVLLTYDC là tác phẩm diễn ca một văn bản luật pháp. Chính hai đặc điểm này đã quy định thành phần các tiểu loại chữ Nôm có trong văn bản. Kết quả nghiên cứu đồng đại và lịch đại cho phép đƣa đến nhận định: nội dung và thể loại văn bản mang tính quyết định đến tỷ lệ dùng của từng tiểu loại chữ Nôm trong văn bản. Khi khảo cứu đối chiếu loại chữ G trong một số văn bản cho phép rút ra kết luận đặc điểm thể loại văn bản có tính quyết định đến số lƣợng chữ G trong văn bản. Trong sự phân công phân nhiệm giữa G1 và G2 cho thấy nội dung của văn bản mang tính tiên quyết tới số lƣợng nhiều hay ít hơn của loại G1 hay G2.

Qua tác phẩm này chúng ta có thể phần nào hình dung đƣợc cách chuyển dịch từ một văn bản Hán sang một văn bản diễn ca Nôm, cũng nhƣ diện mạo của chữ Nôm trong giai đoạn lịch sử thời Nguyễn. Việc đi sâu vào tìm hiểu một tác phẩm tiêu biểu về luật viết bằng chữ Nôm nhƣ HVLLTYDC chắc chắn sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho quá trình nghiên cứu lịch sử phát triển của chữ Nôm trong nền văn hoá truyền thống của dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1] Đào Duy Anh, Chữ Nôm: nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb KHXH, H.1975.

[2] Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam, Nxb Văn Hóa, H.1958.

[3] Phùng Thị Mai Anh, Tìm hiểu tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm “Huấn địch thập điều” và “Huấn địch thập điều diễn nghĩa ca”,

Luận văn, ĐHKHXH&NV, H.2002.

[4] Quốc Anh, Vài nét về nền Hán học cũ ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa cũ của thực dân Pháp, Tạp chí Hán Nôm số 1 năm 1987.

[5] Trần Việt Anh, Văn bản văn vần Nôm thế kỷ XX – bước đầu sưu tập, phân loại, đánh giá và tuyển chọn, Khóa luận, ĐHKHXH&NV, H2001.

[6] Hoàng Thị Hồng Cẩm, Tân biên truyền kỳ mạn lục - Nghiên cứu văn bản và vấn đề dịch Nôm, Nxb Văn hóa Dân tộc, H.1999.

[7] Nguyễn Tài Cẩn, Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb ĐH&THCN, H.1985.

[8] Nguyễn Tài Cẩn, Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H.1985.

[9] Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Khoa học Xã hội, H.1979.

[10] Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái, Đại Nam quốc sử diễn ca, Lã Minh Hằng khảo cứu, phiên âm, chú thích, Nxb Văn học, H.2008.

[12] Bùi Xuân Đính, Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam,

Nxb Tƣ pháp, H.2005.

[13] Cử Đúp, Nhà nước pháp quyền thời Tây Sơn, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 1-2008, tr.47.

[14] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm TI, Nxb Văn hoá, H.1983.

[15] Hoàng Xuân Hãn, Văn Nôm và chữ Nôm thời Trần Lê, phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, Tập san KHXH Pari 1978.

[16] Lã Minh Hằng, Bước đầu tìm hiểu về việc nhuận sắc Đại Nam quốc sử diễn ca, Tạp chí Hán Nôm số 6/2006.

[17] Lã Minh Hằng, Các ký tự Hán với chức năng biểu thị ý nghĩa trong chữ Nôm Việt, Luận án TS Ngữ văn, HN 1999.

[18] Lã Minh Hằng, Cấu trúc nghĩa trong chữ Nôm Việt, Nxb Khoa học Xã hội, H.2004.

[19] Lê Thị Thanh Hòa, Việc sử dụng quan lại của vương triều Nguyễn từ 1802-1884, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3-1995, tr. 56-63.

[20] Kiều Thu Hoạch, Truyện Nôm – nguồn gốc, bản chất thể loại. Nxb KHXH, H.1992.

[21] Hội bảo tồn di sản chữ Nôm, Nghiên cứu về chữ Nôm, Nxb KHXH, H.2006.

[22] Nguyễn Quang Hồng, Hiện tượng chuyển dụng chữ Nôm trong các văn bản Nôm, Hội nghị chữ Nôm quốc tế, Thƣ viện Quốc gia Hà Nội, tháng 10 năm 2004.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)