CHỮ NÔM TRONG HVLLTYDC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca (Trang 51)

CHỮ NÔM TRONG HVLLTYDC

Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc, qua giao lƣu, tiếp xúc đã chịu ảnh hƣởng văn hoá Hán của Trung Quốc và sử dụng chữ Hán trong một thời gian dài. Từ chữ Hán ngƣời Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm. Sự xuất hiện của chữ Nôm và việc tìm hiểu nghiên cứu chữ Nôm đã đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

3.1 Khái quát về chữ Nôm và văn học Nôm

a. Theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu, số thƣ tịch Hán Nôm còn lại đến

nay khá phong phú: VNCHN còn lƣu giữ khoảng 1500 bản. Những chứng tích xƣa nhất về chữ Nôm là vào đời Lý: Phụng thánh phu nhân Lê thị mộ chí

(1173), hai chữ ông Hà ghi trong chuông chùa Vân Bản (Đồ Sơn) (1076),

Chúc thánh báo âm tự bi (1185). Sang thời Trần chữ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều: văn tế cá sấu của Hàn Thuyên (tƣơng truyền), thơ Nôm đề vịnh của Mạc Đĩnh Chi, Tiều ẩn quốc ngữ thi của Chu Văn An, ba bài phú Nôm đời Trần đƣợc in trong Thiền tông bản hạnh. Thời kỳ này chữ Nôm đƣợc sử dụng trong sáng tác thơ phú: Hàn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố là những ngƣời nổi tiếng về tài làm thơ quốc âm. Thời nhà Hồ, chữ Nôm còn đƣợc sử dụng trong việc triều chính. Sử cũ có ghi khi đƣợc vua Nghệ Tông ban cho gƣơm và cờ, Hồ Quý Ly đã làm thơ Nôm để tạ ơn.

Các sáng tác Nôm thế kỷ XV phải kể đến: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (1380-1442, gồm 254 bài thơ Nôm), bản dịch song ngữ Hán Nôm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa. Đến thế kỷ XV, XVI số ngƣời dùng chữ Nôm để sáng tác ngày càng nhiều, Lê Thánh Tông cùng quần thần đã để lại tập Hồng Đức quốc âm thi tập gồm 328 bài thơ. Ngoài ra còn có Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, viết theo thể băn biền ngẫu gồm 400 câu thơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch vân am thi tập, Phụng thành

Hàng.... Sang đến thế kỷ XVI, XVII có Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú của Nguyễn Thế Nghi, Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lụcCổ Châu Phật bản hạnh. Ngoài ra phải kể đến Thiên Nam minh giám

gồm 936 câu song thất lục bát và Thiên Nam ngữ lục với 8136 câu lục bát.

Sang thế kỷ XVIII văn học Nôm phát triển mạnh mẽ cả về lƣợng và chất, cả về nội dung và hình thức thể loại. Thơ thất ngôn bát cú có các tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Lê triều ngự chế quốc âm thi, Xuân Hương thi tập, Càn nguyên ngự chế thi tập. Thể loại ngâm khúc có: Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc, Tự tình khúc, Quả phụ ngâm... Thể loại truyện Nôm có những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Hoa tiên truyện, Phan Trần truyện, Sơ kính tân trang, Phạm Công Cúc Hoa,... các bộ từ điển song ngữ, các sƣu tập ca dao tục ngữ, các tác phẩm diễn âm khá phong phú.

HVLLTYDC đƣợc diễn Nôm vào những năm nửa cuối của thế kỉ 19, nghĩa là vào giai đoạn phát triển cực thịnh của nền văn học Nôm. Chữ Nôm trong HVLLTYDC cũng mang đậm nét chữ Nôm ở giai đoạn phát triển cao. Giai đoạn này cấu tạo chữ Nôm đã đi dần vào thế ổn định về phƣơng thức cấu tạo chữ.

b. Xét về cấu tạo chữ có thể thấy: Hiện tƣợng mƣợn chữ Hán để ghi âm

tiếng Việt, mƣợn hai mã chữ Nôm để ghi tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt cổ thƣờng thấy trong các văn bản thuộc giai đoạn đầu của việc hình thành chữ Nôm: (ví dụ trong các văn bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh,

Quốc âm thi tập…thấy các dấu vết cách ghi cổ xƣa nhƣ: “đá” đƣợc ghi là “la đá” trong Quốc âm thi tập, “cắt” đƣợc ghi là “bà cắt” trong Thiên Nam minh giám, “ngựa” ghi là “bà ngựa” trong Quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn; Hiện tƣợng ghi tổ hợp phụ âm đầu nhƣ: Sang ghi là cự + lang --> Krang; Trống ghi là cổ + lộng --> Klông; Trăng ghi là ba + lăng --> Blăng; Lời ghi là ma + lệ --> Mlề. …) đều là những ví dụ điển hình cho dạng chữ Nôm cổ.

Càng về sau, cùng với sự tăng lên về số lƣợng văn bản Nôm, phƣơng thức cấu tạo chữ Nôm đi vào thế ổn định, các phƣơng thức mƣợn chữ Hán ghi âm tiếng Việt, mƣợn 2 chữ Hán để ghi tổ hợp phụ âm trong tiếng Việt cổ dần nhƣờng chỗ cho các chữ Nôm có cấu trúc nội tại, nghĩa là đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức kết hợp hai thành phần biểu âm và biểu ý. Điều này đƣợc thể hiện khá rõ trong HVLLTYDC.

3.2 Chữ Nôm trong HVLLTYDC

Chúng tôi đã phiên âm Nôm toàn bộ văn bản HVLLTYDC (gồm 164 trang) Tuy nhiên do yêu cầu và khuôn khổ luận văn, ở đây không cho phép đi sâu giải thích từng từ ngữ, tên riêng (chủ yếu là tên các điều luật) xuất hiện trong văn bản. Toàn bộ phần phiên âm Nôm đƣợc đƣa vào phần phụ lục của luận văn.

3.2.1. Cơ sở thực hiện việc thống kê và phân loại chữ Nôm

Dựa trên cơ sở kế thừa và tiếp thu thành tựu của những ngƣời đi trƣớc, luận văn tiến hành phân tích cấu trúc chữ Nôm, làm cơ sở cho việc thống kê các tiểu loại chữ Nôm có trong HVLLTYDC. Trong luận văn này chúng tôi chọn mô hình phân loại cấu trúc chữ Nôm của Lã Minh Hằng đƣợc đề cập đến trong Jinan no kozou no saikentou (Lại khảo về cấu trúc chữ Nôm) [96; 240]. Trong bài khảo cứu nêu trên, tác giả bài viết đã phân tích cấu tạo chữ Nôm theo 2 bƣớc: Bƣớc 1, chia chữ Nôm thành 2 loại lớn (xét về hình chữ): vay mƣợn và tự tạo (thƣờng có hai thành tố). Trong nhóm chữ Nôm tự tạo (đặt nhóm thiểu số các chữ Nôm gia tăng kí hiệu phụ sang 1 bên), tác giả đã dùng phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp khi phân tích cấu trúc chữ Nôm và chia thành hai loại chữ Nôm: chữ Nôm có cấu trúc 1 tầng và chữ Nôm có cấu trúc 2 tầng; Bƣớc tiếp theo căn cứ vào âm đọc và ý nghĩa của chữ để phân chia nhóm chữ Nôm có cấu trúc 1 tầng thành các tiểu loại nhỏ hơn. Theo cách phân chia của Lã Minh Hằng thì chữ Nôm bao gồm 11 loại, cụ thể là: 1. Ghi âm Hán Việt (ký hiệu A1). 2. Ghi âm cổ Hán Việt (ký hiệu

A2). 3.Mƣợn nghĩa (ký hiệu B). 4. Mƣợn âm chính xác (ký hiệu C1). 5. Mƣợn âm đại khái (ký hiệu C2). 6. Gia thêm biến đổi phụ (ký hiệu D1). 7. Âm + âm (ký hiệu D2). 8. Nghĩa + nghĩa (ký hiệu E). 9. Bộ thủ + chữ (ký hiệu G1). 10. Âm + nghĩa (ký hiệu G2), 11. Bộ thủ + chữ Nôm ( ký hiệu H).

Sau đây là bảng phân loại cấu tạo chữ Nôm của Lã Minh Hằng [96; 240]. đƣợc luận văn sử dụng:

Bảng 3: Mô hình cấu trúc chữ Nôm

Phân loại cấu tạo chữ Nôm Chữ Nôm Mƣợn Hán Tự tạo Mƣợn cả văn tự, ngôn ngữ Mƣợn nghĩa Mƣợn âm Gia thêm ký hiệu phụ 1 tầng 2 tầng Ghi âm Hán Việt Ghi âm cổ HV, HVVH Mƣợn âm Mô phỏng âm Ghép một mặt Ghép hai mặt Bộ thủ + chữ Nôm Âm + Âm Nghĩa + Nghĩa Bộ thủ + chữ Chữ + chữ Chữ Nôm 黃 外 爫 他 制  � � �  口 � Phát âm

Hoàng Ngoài Làm Tha Chơi Ấy Trăng Xƣa Dạy Ra Lời

Ký hiệu

A1 A2 B C1 C2 D1 D2 E G1 G2 H

Căn cứ theo bảng trên, chữ Nôm đƣợc phân loại theo các phƣơng diện: - Phƣơng diện âm đọc: Âm Hán Việt, âm phi Hán Việt (âm tiền Hán Việt và âm Hán Việt Việt hoá) mƣợn âm và mô phỏng âm

- Phƣơng diện nghĩa: tuỳ từng văn cảnh cụ thể để xác định.

Xét trong HVLLTYDC, về mặt hình thể chữ Nôm có thể xảy ra các trƣờng hợp sau:

*) Hai chữ Nôm có âm đọc giống nhau, ý nghĩa giống nhau, nhƣng đƣợc viết theo các cách khác nhau. Ví dụ:

底 và抵 đều có âm Hán là “để” và cũng có nghĩa là “để”;

窩 弓 抵 殺 傷 人 罪 之 Oa cung để sát thương nhân tội gì (điều 267);

� � 車 馬 底 侯 傷 人 Người đi xa mã để hầu thương nhân (điều

265);麻 và � đều có âm đọc là “mà”.

罪 � 自 首 辰 � 二減 Tội tự thú thì nay giảm nhì (điều 10);

麻� 連坐固 � trong liên toạ có người (điều 28).

*) Hai chữ Nôm có cách viết giống nhau nhƣng âm đọc không giống nhau và ý nghĩa cũng khác nhau. Ví dụ, 迟 một âm đọc là “trì” có nghĩa là “lăng trì” (hình phạt cao nhất là tùng xẻo) trong câu “謀 反 大 逆罪 加 凌 迟 Mƣu phản đại nghịch tội gia lăng trì” (điều 223), lại có một âm đọc là “chầy” với nghĩa là “chừng” trong câu “杖 加沒 百徒迟 �� Trượng gia một bách đồ

chầy ba năm” (điều 303).

Có thể thấy, để ghi một từ, ngƣời ta có thể dùng các mã chữ Nôm khác nhau theo các phƣơng thức cấu tạo khác nhau.

Các loại chữ Nôm trong HVLLTYDC

Khảo sát chữ Nôm trong HVLLTYDC, sơ bộ có thể phân làm các loại sau:

a) Chữ Nôm cấu trúc A1

Đây là loại chữ Nôm đơn, mƣợn hình và nghĩa của chữ Hán, đọc theo âm Hán Việt. Loại chữ Nôm này thƣờng đƣợc dùng trong các văn bản mang tính quan phƣơng, các văn bản Phật giáo. Trong HVLLTYDC chữ Nôm loại

này khá nhiều, chiếm trên ½ tổng số chữ trong văn bản. Qua thống kê tần suất có 7.713/12.620 lần xuất hiện, chiếm tỷ lệ 61,1%. Ví dụ:

封 phong: Phong cho quan phẩm cũng nhờ vì con (điều 11);

律 luật: Những e thường luật lẽ nào tha cho (điều 26);

義 nghĩa: Dẫu vì ơn nặng nghĩa dầy (điều 31);

官吏 quan lại: Bách ty quan lại xem cho tỏ dường (điều 59).

b) Chữ Nôm cấu trúc A2

Loại chữ Nôm này là loại chữ Nôm mƣợn hình và nghĩa chữ Hán, nhƣng đọc theo âm phi Hán Việt, có thể là âm có từ trƣớc âm đọc Hán Việt (tiền Hán Việt) hoặc có thể đọc theo âm đọc có sau khi âm Hán Việt đã đi vào ổn định (Hán Việt Việt hoá). Ví dụ:

Chữ 油,âm tiền Hán Việt là dầu, âm Hán Việt là du, trong câu:  油 規 避 淢 增 dầu quy tị giảm tăng (Điều 69);

Chữ 讒 , âm tiền Hán Việt là dèm, âm Hán Việt là sàm, trong câu: 斬 候 左 使 殺 人 進 讒 Chém hầu tả sứ sát nhân tiến dèm (điều 57);

Chữ 迟 , âm tiền Hán Việt là chầy, âm Hán Việt là trì, trong câu: 稽 迡 每 日 罪 � 加 � chầy mỗi nhật tội nay gia vào (điều 60).

Bảng 4: Thống kê loại chữ A2 trong HVLLTYDC

Chữ Âm tiền Hán Việt Âm Hán Việt Xuất xứ Lƣợt 油 dầu du Điều 69, 130, 300 3 讒 dèm sàm Điều 57 1 迟 chầy trì Điều 60, 66, 67, 108, 237, 303, 356 8

357, 377, 382 計 kể kế Dẫn, điều 2, 10, 16, 19, 40, 42, 44, 78, 106, 111, 117, 120, 125, 138... 46 分 phần phân Điều 28, 32, 47, 80, 86, 94, 110, 134, 136, 148, 158, 160, 172, 176... 35 打 đánh đả Điều 66, 87, 93, 134, 13, 199, 203, 210, 281, 289, 378 12 役 việc dịch Điều 19, 39, 47, 55, 58, 60, 66, 67, 70, 81, 83, 86, 180, 184, 361, 394, 398 21 為 vì vi Điều 11, 31, 303, 398 4 於 ở ƣ Dẫn, điều 1, 6, 83, 96, 145, 152, 180, 209, 239, 265, 345, 374, 381 14 尋 tìm tầm Dẫn, điều 357 2 贖 chuộc thục Điều 1, 12, 17, 18, 19, 22, 89, 208, 261, 266, 12

恩 ơn ân Điều 31, 199 2

自 từ tự Dẫn, 42, 60, 137, 149, 203, 223, 241,

262, 296, 364 11

斬 chém trảm Điều 47, 48, 57, 58, 61, 71, 152, 176,

184, 186, 189, 192, 198, 204... 52

外 ngoài ngoại Điều 17, 39, 65, 84, 87, 125, 136, 10,

18, 173, 190, 193, 196, 201... 19

邊 bên biên Điều 52, 150, 316 3

算 toan toán Điều 3, 255, 259, 314, 371 5

遣 khiến khiển Điều 79 1

種 giống chủng Điều 91, 127, 364 3 Loại âm này tồn tại song song với âm Hán Việt và đƣợc Việt hoá khá sâu đậm làm cho ngƣời ta quên mất nguồn gốc ban đầu của nó. Nếu không

nhận ra mối quan hệ lịch sử giữa chúng sẽ rất dễ nhầm lẫn với loại chữ Nôm sử dụng chữ Hán và đọc theo nghĩa. Tính tần suất của loại chữ này trong văn bản HVLLTYDC có 350/12620 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 2,77% .

c) Chữ Nôm cấu trúc B

Đây là loại chữ mƣợn hình, nghĩa chữ Hán và đọc theo nghĩa. Trong văn bản HVLLTYDC chỉ có 1 chữ đọc theo nghĩa với số lần xuất hiện là 33 lần, chiếm tỉ lệ 0,26%

Chữ duy nhất đƣợc nhận định là chữ Nôm đọc theo nghĩa trong văn bản đó là chữ Nôm “爫 làm”. Có nhiều ý kiến khác nhau về cấu tạo của chữ “làm” Đào Duy Anh [1] cho rằng chữ “爫 ” là do “為 vi” viết tắt. Lã Minh Hằng [17] qua việc phân tích tự dạng và lấy cứ liệu trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thi kinh giải âm và chữ Nôm địa phƣơng Trung bộ đã chứng minh chữ “làm” là do “vi” viết tắt. Hoàng Xuân Hãn [15] đƣa ra ý kiến cho rằng chữ “làm” là do “濫 lạm” viết tắt. Các nhà nghiên cứu nêu trên đều đƣa nhận định khái quát rằng: chữ “làm” do “為 vi” viết tắt thì nó thuộc loại chữ đọc theo nghĩa, nếu là do chữ “lạm” viết lƣợc nét thì lại thuộc loại chữ Nôm viết bớt nét. Trong HVLLTYDC, chúng tôi nhất quán nhận định rằng chữ 爫 là chữ Nôm đọc theo nghĩa:

Ví dụ 1:二 罪 俱 發 併 爫 牢 低 Nhị tội câu phát tính làm sao đây

(điều 25);

Ví dụ 2:吏朱 留 任供 尼職 爫 Lại cho lưu nhậm cùng nay chức làm

(điều 54);

Ví dụ 3: 制書印信爫牢補懷Chế thư ấn tín làm sao bỏ hoài (điều 61); Ví dụ 4: 埃爫台吏罪辰等加Ai làm thay lại tội thời đẳng gia (điều 68).

d) Chữ Nôm cấu trúc C1

Chữ Nôm cấu trúc C1 là loại chữ giả tá, mƣợn hình thể một chữ Hán, không mƣợn nghĩa chữ Hán và đọc theo âm Hán Việt. Loại chữ cấu trúc C1

trong văn bản có 682/12620 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 5,4%. Một số ví dụ về loại cấu trúc chữ Nôm này nhƣ sau:

Ví dụ 1: 違 不 行 者 杖 辰 沒 � Vi bất hành giả trượng thì một trăm

(điều 60). Chữ 辰 âm đọc Hán Việt là thì, Nôm đọc là thì, thời. Nhƣ vậy, chữ 辰 là loại chữ mƣợn hình thể và đọc theo âm đọc Hán Việt;

Ví dụ 2: 制 書 印信 爫 牢 補怀 Chế thư ấn tín làm sao bỏ hoài (điều 61). Chữ 怀 âm đọc Hán Việt là hoài, Nôm đọc là hoài. Nhƣ vậy, chữ 怀

là loại chữ mƣợn hình thể và đọc theo âm đọc Hán Việt;

Ví dụ 3: 埃爫台 吏罪辰 等加Ai làm thay lại tội thời đẳng gia (điều 68). Chữ 埃 âm Nôm đọc ai nghĩa “ngƣời nào”, âm Hán Việt đọc là ai, là loại chữ mƣợn hình thể và đọc theo âm Hán Việt;

Ví dụ 3:吏 朱 留 任 供 尼 職 爫 Lại cho lưu nhậm cùng nay chức làm

(điều 54), âm Nôm là lại và âm Hán Việt cũng đọc là lại, cũng là loại chữ mƣợn hình thể và đọc theo âm Hán Việt.

e) Chữ Nôm cấu trúc C2

Là loại chữ Nôm mƣợn hình chữ Hán, không mƣợn nghĩa chữ Hán và đọc chệch âm Hán Việt: có thể đọc khác với âm đọc Hán Việt về thanh mẫu, phụ mẫu hoặc phần vần. Bởi vậy từ một âm đọc Hán có thể cho phép ít nhất có 3 khả năng đọc lệch trong chữ Nôm. Loại này cho phép ngƣời đọc chữ Nôm có cách xử trí khá linh hoạt dựa vào văn cảnh cụ thể để đọc cho thuận, cho thông.

Trong HVLLTYDC loại chữ Nôm C2 xuất hiện 1229/12620 lần, chiếm tỉ lệ 9,74%. Loại chữ này trong văn bản nhiều hơn gấp 3 lần loại chữ G1, điều đó cho thấy loại chữ C2 vẫn chiếm ƣu thế, quá trình dần chuyển từ C2 sang G1 chƣa nhiều so với các văn bản Nôm cùng thời kỳ.

Ví dụ 1: 杖 �底 禁 衛 分 衝 坡 Trượng trăm để cấm về phần xông

pha (điều 172). Chữ 衛 âm đọc Hán Việt là vệ, nghĩa “bảo vệ”; Nôm đọc về, nghĩa “lối về”, và chữ 衝 âm đọc Hán Việt là xung, nghĩa “xung trận”; Nôm

đọc là xông, nghĩa “xông xáo”. Hai chữ về và xông đều là loại chữ mƣợn hình thể và đọc chệch theo âm Hán Việt và không mƣợn nghĩa;

Ví dụ 2: 庄 辰 杖 百 穷 � 同 科 Chẳng thì trượng bách cùng người đồng khoa (điều 173). Chữ 庄, âm đọc Hán Việt là trang, nghĩa “thôn trang”, Nôm đọc chẳng, nghĩa “không”. Nhƣ vậy chẳng là loại chữ mƣợn hình thể và đọc chệch theo âm Hán Việt và không mƣợn nghĩa;

Ví dụ 3: 申 報 軍 務 即 辰 朱 灵<

Thân báo quân vụ tức thời cho lanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)