Chƣơng 2 : KHẢO CỨU VỀ NỘI DUNG HVLLTYDC
2.2 Giới thiệu khái quát về HVLLTYDC
2.2.1 Thể loại
Theo từ điển tiếng Việt [118] Toát yếu đƣợc hiểu là: “bản tóm tắt những điểm chính của một nội dung đƣợc trình bày”. Đặc trƣng này đƣợc thể hiện khá rõ trong HVLLTYDC, các điều luật đƣợc viết ngắn gọn, xúc tích lại từ các điều luật trong HVLL, theo đó thì những điều luật bị lƣợc bỏ tên đề mục hoặc phần nào nội dung cũng khá phổ biến trong HVLLTYDC.
Thuộc thể loại toát yếu này, phải kể đến một số cuốn sau: Quốc triều luật lệ toát yếu, Đại Nam điển lệ toát yếu, Đại Nam điển lệ toát yếu tân biên,
Trung học Việt sử toát yếu giáo khoa Quốc triều chính biên toát yếu, Toát yếu kinh trung bộ quyển, Nhị thập tứ sử toát yếu (Ngô Thì Nhậm)……
Thể loại diễn âm, diễn nghĩa, giải âm đƣợc biên soạn dựa trên cơ sở dịch, đối dịch nội dung các bản Hán đã có. Các văn bản thuộc tiểu loại này phần lớn tập trung ở việc diễn âm diễn nghĩa các bộ Tứ thƣ ngũ kinh của Trung Quốc: Thi kinh diễn âm (diễn Nôm thể 6 -8 và 7-7/6-8 tác phẩm Kinh thi của Trung Quốc), sách ký hiệu AB.169, có nguyên văn chữ Hán và chú thích; Thi kinh diễn nghĩa (chú thích và dịch toàn bộ Kinh thi của Trung Quốc ra chữ Nôm), bao gồm 160 thiên Quốc phong (VNv.107); 80 thiên Tiểu nhã
(VNv.161); 31 thiên Đại nhã (VNv.162); 40 thiên Tụng (VNv.163); Tân biên truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập chú (VHv1491/1-4) bản giải âm (dịch Nôm), tập chú sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Các sách trên đều đƣợc lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN
HVLLTYDC không thuộc thể loại đối dịch, trực dịch, giải âm các văn bản Hán đã có. Trên cơ sở nội dung bản Hán, tác giả bản toát yếu cần có sự chỉnh sửa từ ngữ, lƣợc gọn các ý chính của HVLL. Vậy nên nội dung của bản toát yếu, về số trang dòng, về sự bố trí các chi tiết theo đó cũng có sự xáo trộn ít nhiều.
Diễn ca là thể loại văn vần dùng lời thơ lục bát hoặc song thất lục bát để trình bày một nội dung (thƣờng là nội dung lịch sử) [118]. Diễn ca là thể loại đặc thù của văn học dân gian nói chung và văn học Nôm nói riêng.
Kho sách VNCHN còn lƣu giữ khá nhiều sách thuộc thể loại diễn ca, nhƣ:
Đại Nam quốc sử diễn ca, Thánh dụ huấn địch thập điều diễn nghĩa ca… Nhƣ vậy, khái niệm “toát yếu diễn ca” trong HVLLTYDC đƣợc dùng chỉ một thể loại thơ lƣợc trích những nội dung chính từ một văn bản Hán có sẵn (đó là HVLL), đƣợc cấu trúc thành thể thơ có vần điệu để cho ngƣời đọc dễ nghe, dễ nhớ, có vần điệu nhƣ một lời ca, theo tinh thần:
Ngâm nga gợi nhớ đầu bài Tiện khi kết nghĩ tìm tòi dễ tra
Bằng như lời lẽ sai ngoa
Còn mong quân tử xét mà bảo cho Tay tiên thêm vẻ điểm tô
Nôm na chắp nhặt nên pho họa là
Có thể thấy bản diễn Nôm chỉ mang tính chất tuyên truyền trong dân gian, nó mang tính chất “nôm na” chứ không phải là bản chuẩn mực để đem ra làm thƣớc đo hay những quy định trong xử phạt đƣợc. Khi xử phạt trong công đƣờng thì bản Hán mới chính là bản quy chuẩn. Bản Nôm chỉ giành cho những phút nông nhàn, chỉ để “ngâm nga gợi nhớ” để không quên đi điều luật, tránh đƣợc những vi phạm pháp luật. Tuy không phải là văn bản quy chuẩn để xử phạt, nhƣng xét về phƣơng diện tuyên truyền, HVLLTYDC lại có giá trị không nhỏ.
2.2.2 Nội dung HVLLTYDC
Nội dung phần chữ Hán chép giản lƣợc tên của 398 điều luật trong HVLL; phần chữ Nôm, diễn ca tƣơng ứng gồm có 45 điều về Danh lệ (tên gọi
luật lệ), 27 điều về Lại luật (luật quan lại), 66 điều về Hộ luật (luật về dân), 26 điều về Lễ luật (luật về Lễ), 58 điều về Binh luật (luật nhà binh), 166 điều về Hình luật (luật hình sự), và 10 điều về Công luật.
Phần Danh lệ gồm có 45 điều, dài 206 câu, câu đầu là Thứ nhất này mục ngũ hình (2a, 1) câu kết là Lại đem Lại luật ngâm nga cho tường (11a, 1) .
Phần Lại luật gồm có 27 điều, dài 174 câu, câu đầu là Bốn sáu tập ấm quan viên (11a, 3), câu kết là Nay là Hộ luật phải chăm cho cần (17a, 6) , bao gồm: 1) Các chế độ quan chức (13 điều), 2) Công chức thông dụng (14 điều).
Phần Hộ luật gồm có 64 điều, dài 297 câu, câu đầu là Bảy mươi ba nói phân nhân hộ (17a, 8) , câu kết là Mới đem Lễ luật giảng chơi một kỳ (31b, 3) , bao gồm: 1. Việc dân (11 điều) 2. Ruộng, nhà (10 điều), 3.Hôn nhân (16 điều), 4 Thương khố (22 điều), 5. Hạn thuế (2 điều), 6. Cho vay tiền (3 điều).
Phần Lễ luật gồm có 26 điều, dài 106 câu, câu đầu là Trăm ba mươi chín kể đi (31b, 5) câu kết là Kinh niên bạo lộ thượng thì tám mươi, bao gồm:
1. Tế tự (6 điều), 2. Nghi chế (20 điều).
Phần Binh luật gồm có 58 điều, dài 197 câu, câu đầu là Số trăm sáu ba kể chơi (36a, 5) câu kết là Trượng cho sáu chục sự thường đã răn (45b, 7) , bao gồm: 1. Canh gác nơi vua ở (16 điều), 2. Việc quân chính (20 điều), 3.
Đồn canh xét trên đất trên sông (5 điều), 4. Chăn nuôi chuồng trại (5 điều), 5.
Bưu dịch (12 điều).
Phần Hình luật gồm 166 điều, dài 642 câu, câu đầu là Hai trăm hai mốt phải cần (46a, 1) câu kết là Phục rồì để chậm trượng nay sáu tuần (80a, 4) bao gồm: 1. Trộm cắp (28 điều), 2. Nhân mạng (20 điều), 3. Đánh lộn (22 điều), 4. Mắng chửi (8 điều), 5. Kiện thưa (11 điều), 6. Nhận của hối lộ (9 điều), 7.Dối trá (11 điều), 8. Phạm gian (9 điều), 9. Tạp phạm (11 điều), 10.
Phần Công luật gồm 10 điều, dài 56 câu, câu đầu là Ba trăm tám bảy đến lần (80a, 5) câu kết là Nhược bằng tổn hoại si liền ba mươi (82b, 1), bao gồm: 1 Xây cất (6 điều), 2. Đê điều (4 điều).