Cấu trúc điều luật HVLL HVLLTYDC
Điều luật 75 75 Tên điều + + Nội dung + + Chú thích + _ Điều lệ + _ Điều luật 175 175 Tên điều + + Nội dung + _ Chú thích + _ Điều lệ + _
Có thể thấy sự lƣợc bỏ phần mục (cắt bỏ 2 chƣơng đầu và chƣơng cuối), lƣợc bỏ nội dung ghi trong từng điều luật (điều 75 và 175) khi thực hiện bản
toát yếu diễn ca là khá rõ. Điều này đã làm cho bản toát yếu diễn ca gọn nhẹ, thêm phần dễ đọc dễ nhớ.
b) Sự thay đổi tên điều luật khi chuyển dịch.
Trong HVLLTYDC, phần tên gọi của các điều luật, các đề mục trong điều luật gần nhƣ đƣợc giữ nguyên nhƣ trong HVLL Sự sai khác về tên điều luật giữa bản Hán và bản diễn Nôm không lớn, có chăng chỉ là sự chêm xen, hoán đổi từ ngữ dùng để ghi tên điều để đảm bảo niêm luật thơ.
Có thể chia ra làm bốn hạng mục chủ yếu sau:
b1) Giữ nguyên tên điều luật: Theo thống kê có 161/398 điều luật đƣợc giữ nguyên tên khi thực hiện việc diễn ca, chiếm tỉ lệ 40%. Ví dụ: Điều thứ 9 trong HVLL có tên gọi là “Quân tịch hữu phạm” đƣợc diễn Nôm nhƣ sau:
條 次 � 仕 此 䁛
軍 藉 有 犯 � 沛 �
Điều thứ chín sẽ thử coi
Quân tịch hữu phạm mấy người phải soi
Điều thứ 11 trong HVLL có tên gọi là “Dĩ lý khứ quan” đƣợc diễn Nôm:
� 沒 以 理 去 官
例 朱 封贈 拱 盤 如 �
Mười một dĩ lý khứ quan
Lệ cho phong tặng cũng bàn như xưa
b2) Cắt bỏ từ ngữ ghi trong tên điều: Theo thống kê có 142 /398 điều
luật đã có sự lƣợc bớt từ ngữ ghi trong HVLL khi thực hiện việc diễn Nôm, chiếm tỉ lệ 36%. Ví dụ: Điều thứ 5, HVLL có tên gọi là “Ứng nghị giả chi tổ phụ hữu phạm”, đƣợc diễn Nôm nhƣ sau:
次 � 應 議 恪兜
祖 父 有 犯 拱 奏 上 栽
Thứ năm ứng nghị khác đâu
Tổ phụ hữu phạm cũng tâu thượng tài.
Ở ví dụ nêu trên, tên điều luật đã đƣợc chia tách, nằm trong hai câu thơ, tên điều luật ở bản HVLL đã đƣợc cắt bỏ đi hai từ “giả chi” trong bản diễn ca. Điều 15 trong HVLL ghi “Thƣờng xá sở bất nguyên”, nhƣng ở bản Nôm đã thấy lƣợc bỏ chữ sở:
Mười lăm thường xá bất nguyên
Gian ác uổng phép quá tiền không tha
b3) Chêm xen từ ngữ trong tên điều luật: Theo thống kê có 51/398 điều
luật đã có hiện tƣợng chêm xen thêm từ ngữ khi diễn Nôm, chiếm tỉ lệ 13%. Ví dụ: Điều thứ 17 trong HVLL có tên gọi là “Phạm tội tồn lƣu dƣỡng thân”, thì ở bản Nôm lại thấy có sự chêm xen thêm một số từ ngữ:
Mười bảy phạm tội nặng nề
Tồn lưu tại đó để về dưỡng thân
Các từ đƣợc chêm xen vào trong tên điều luật so với bản diễn ca là “nặng nề”, “tại đó để về”. Do đƣợc chêm xen nhiều từ ngữ nhƣ vậy, để đảm bảo niêm luật thơ, tên điều luật ở bản Nôm đã bị tách ra, nằm trong hai câu thơ.
b4) Hoán đổi từ ngữ trong tên điều: Theo thống kê có 44/398 điều có
hiện tƣợng hoán đổi từ ngữ trong tên gọi các điều luật, chiếm tỉ lệ 11%. Ví dụ: Điều 14 trong HVLL có tên gọi là “Lƣu tù gia thuộc”, đƣợc diễn ca nhƣ sau:
Mười bốn gia thuộc lưu tù
Ở đây đã có hiện tƣợng hoán đổi từ ngữ giữa “Lƣu tù gia thuộc” ở bản Hán và “gia thuộc lƣu tù” ở bản diễn ca. Việc hoán đổi từ ngữ nêu trên nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo niêm luật thơ trong bản diễn ca. Kết quả đối chiếu sự sai khác về tên điều luật giữa HVLL và HVLLTYDC đƣợc thể hiện ở bảng sau: