Thực trạng hoạt động của mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non chuyên biệt biển dương TP vinh nghệ an (Trang 48)

Chương 1 Cơ sở lý luận về mô hình can thiệp trẻ tự kỷ

2.2 Thực trạng hoạt động của mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Trường mầm non

Trƣờng mầm non chuyên biệt Biển Dƣơng

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động can thiệp sớm đối với TTK. Trường Mầm non Chuyên biệt Biển Dương đã tiến hành triển khai mô hình can thiệp cho Trẻ tự kỷ. Mô hình được thực hiện và thực sự có hiệu quả góp phần không nhỏ vào đem lại tiếng cười cho trẻ và gia đình.

2.2.1 Khái quát về Trường mầm non chuyên biệt Biển Dương

2.2.1.1 Lịch sử hình thành của Trường mầm non chuyên biệt Biển Dương

Trường mầm non chuyên biệt Biển Dương triển thành lập ngày 12 tháng 9 năm 2013 tại Thành phố Vinh – Nghệ An. Năm 2013, Giám đốc Nguyễn Thị Thu cùng một số đồng nghiệp trong dạy trẻ tự kỷ đã tiến hành thành lập trường mầm non chuyên biệt với mục đích cung cấp dịch vụ can thiệp hỗ trợ cho trẻ tự kỷ.

Với mong muốn xây dựng một cơ sở có công năng hiện đại, không những đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện tại mà còn phù hợp với nhu cầu phát triển chung của đất nước và khu vực trong cả tương lai, trường đã đặc biệt quan tâm tới việc thiết kế, xây dựng và vận hành công trình một cách thực sự hiệu quả.

Sau gần 3 năm xây dựng, hiện nay trường (có trụ sở chính tại Hà Huy Tập – Tp Vinh- Nghệ An) đã hoàn thành với tổng diện tích sàn xây dựng là 14.630m2. Qua quá trình phát triển, trường đã nhân rộng lên thành 3 cơ sở hoạt động tại thành phố vinh nhằm cung cấp dịch vụ can thiệp cho số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng tại Nghệ An.

2.2.1.2 Mục đích và mục tiêu hoạt động.

Tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập ở lứa tuổi mầm non, can thiệp sớm, giáo dục đặc biệt nhằm hỗ trợ trẻ tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ và gia đình của trẻ, giúp trẻ vượt qua khó khăn, phát triển năng lực học tập và các kỹ năng tự lập cơ bản để hoà nhập cộng đồng.

Can thiệp ngôn ngữ: Giúp trẻ thực hiện những bài tập về cấu âm, kích thích bật âm, chỉnh ngọng, và các tật khác về lời nói …. song song với việc tăng cường nhận thức, tích lũy vốn từ ngữ cho trẻ.

Thúc đẩy tương tác xã hội: Tăng cường khả năng giao tiếp của trẻ, lựa chọn hình thức giao tiếp phù hợp với trẻ, giúp trẻ tập trung chú ý, giảm thiểu tăng động, can thiệp hành vi. Can thiệp cho trẻ gặp khó khăn khi vào học tiểu học: Khó khăn làm toán, học đọc, viết, tập trung chú ý kém….tập và các kỹ năng tự lập cơ bản để hoà nhập cộng đồng.

Sơ đồ 2.1: Mục tiêu thực hiện hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỷ hòa nhập công đồng của Trường Mầm non chuyên biệt Biển Dương.

2.2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ Chức năng:

TMNCBBD chuyên tiếp nhận, quản lý can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ có rối loạn ngôn ngữ (chậm nói, nói ngọng…) trẻ có khó khăn trong học tập.

TMNCBBD hoạt động phi lợi nhuận có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ có rối loạn ngôn ngữ (chậm nói, nói ngọng…), trẻ có khó khăn trong học tập

Bên cạnh đó TMNCBBD còn có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với gia đình, Viện Nghiên cứu truyền thông và phát triển để hỗ trợ chăm sóc và giáo dục các trẻ tự kỷ và gia đình đang gặp khó khăn.

2.2.1.4 Đối tượng phục vụ

- Trẻ tự kỷ

- Trẻ rối loạn tâm thần - Trẻ chậm phát triển trí tuệ

- Trẻ gặp vấn đề trong thực hiện kỹ năng.

2.2.1.5 Cơ cấu:

 Cơ cấu tổ chức:

Giám đốc:

NCS. Th.S Nguyễn Thị Thu (tốt nghiệp khóa I khoa GDĐB trường ĐH Sư Phạm). Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Trường

Giáo viên:

Số lượng: Những ngày đầu tiên TMNBD chỉ có 3 GV dạy bán trú và 4 GV dạy theo giờ, tính đến tháng 7 năm 2016 đội ngũ GV đã tăng lên với 20 GV dạy bán trú và 10 GV dạy theo giờ. (ngoài ra đội ngũ giáo viên bán trú thường xuyên tham gia dạy tại nhà)

Trình độ: 100 % GV có trình độ tốt nghiệp từ đại học trở lên với các chuyên ngành như Công tác xã hội, tâm lý học và giáo dục đặc biệt; nhân viên làm công tác dinh dưỡng

Sơ đồ: Tổ

Sơ đồ 2.2 : Tổ chức nhân sự của Trường mầm non chuyên biệt Biển Dương.

 Số lượng trẻ học tại TMNBD:

Hiện tại tổng số trẻ đang học bán trú, học theo giờ tại Trường và trẻ học tại nhà mà Trường đang nhận tại 3 cơ sở là 140 trẻ. Trong đó: Riêng cơ sở 1 có 55 trẻ đang theo học, cụ thể:

Trẻ học bán trú: 20 trẻ

Trẻ theo giờ tại Trường: 25 trẻ Trẻ học tại nhà: 10 trẻ

2.2.1.6 Thực trạng cơ sở vật chất và trẻ học tại Trường Mầm non chuyên biệt Biển Dương

Tính đến tháng 7 năm 2016, TMNBD đã có 3 cơ sở giáo dục là tòa nhà 4 tầng số 6 và số 8 (hiện là trụ sở chính) tại số 72 Phường Hà Huy Tập – TP Vinh – Nghệ An với tổng cộng là mỗi cơ sở có 17 phòng học cá nhân, 2 phòng vận động, học nhóm, 1 phòng ăn và 1 tầng phục vụ cho việc học ngoại khóa.

Mỗi phòng học cá nhân được trang bị 1 máy quay, quạt, điều hòa, đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế và các phương tiện dạy học cá nhân khác.Trường có 3 phòng học có điều hòa phục vụ cho việc học trong những ngày nắng nóng.

Đội ngũ lãnh đạo nhà cơ sở: Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục trẻ tự kỷ, trẻ chuyên biệt và chuyên về sự phát triển tâm lý của trẻ em . Nghiên cứu sinh, thạc sĩ giáo dục đặc biệt. Học tập ở môi trường trong và ngoài nước.

Giám đốc

Cơ sở 2 Cơ sở 3

3 trƣởng chuyên môn, 3 phó chuyên môn và 30 giáo viên

Trẻ Tự Kỷ Gia đình Phụ Huynh Đối tượng khác Cơ sở 1 (cơ sở chính)

2.2.2 Đặc điểm thực trạng hoạt động của mô hình can thiệp Trẻ tự kỷ.

2.2.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của mô hình Mục tiêu:

Mô hình can thiệp cho Trẻ tự kỷ tại Trường Mầm non chuyên biệt Biển Dương được thực hiện với mục tiêu kích thích và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và hòa nhập xã hội.

Nhiệm vụ:

Mô hình can thiệp tại cơ sở thực hiện cùng một lúc nhiều nhiệm vụ khác nhau, người chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ đó là giám đốc và giáo viên. Cụ thể như sau:

Giáo viên có nhiệm vụ phát hiện sớm, chẩn đoán và đánh giá tự kỷ ở trẻ em. Đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng trong công tác can thiệp sớm cho Trẻ tự kỷ.

Sau khi đã có những chẩn đoán và đánh giá một cách chính xác và đầy đủ nhất, giáo viên xây dựng chương trình giáo dục cá nhân phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ đồng thời là người trực tiếp thực hiện chương trình đó.

Bên cạnh đó, mô hình can thiệp sớm cũng có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với gia đình, cùng các cơ quan, ban ngành khác nhằm hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục tốt nhất cho trẻ tự kỷ.

2.2.2.2 Đối tượng của mô hình

Tất cả Trẻ tự kỷ dưới 6 tuổi đang theo học tại Trường Mầm non chuyên biệt Biển Dương

2.2.2.3 Cách thức quản lý và nguồn tài chính của mô hình Cách thức quản lý:

Mô hình được quản lý dưới hình thức từ trên xuống tức là đứng đầu là giám đốc Trường Mầm non chuyên biệt Biển Dương. Ban giám hiệu sẽ trực tiếp quản lý mô lý gồm: bao quát toàn bộ hoạt động của mô hình từ việc đánh giá, phân công giáo viên dạy tới việc chẩn đoán lại; giáo viên chịu sự quản lý của giám đốc.

Nguồn tài chính:

Mô hình được duy trì và hoạt động dựa vào nguồn kinh phí từ việc thu học phí của trẻ tới theo học. Cụ thể mỗi trẻ học bán trú tại Trường sẽ đóng học phí là 4

triệu/tháng (chưa bao gồm tiền ăn trưa) và với những trẻ học theo giờ là 2 triệu/tháng. Ngoài ra mô hình đang triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa, nhân đạo thu hút vốn đầu tư từ các đơn vị xã hội trên cả nước.

2.2.2.4 Hoạt động của mô hình can thiệp trẻ tự kỷ.

Mô hình can thiệp cho Trẻ tự kỷ tại Trường mầm non chuyên biệt Biển Dương được tiến hành theo chương trình can thiệp sớm với ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: phát hiện, chẩn đoán và giới thiệu trẻ vào chương trình.

Giai đoạn 2: đánh giá, xây dựng chương trình giáo dục cá nhân, thực hiện chương trình.

Giai đoạn 3: đánh giá kết quả, chuyển sang chương trình mới.

Đây là chu trình can thiệp vòng tròn, khép kín được thực hiện tuần tự từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3. Để thực hiện được quá trình can thiệp cho Trẻ tự kỷ một cách hiệu quả mô hình đã sử dụng đa dạng các phương pháp chẩn đoán, hình thức can thiệp và nội dung trị liệu phong phú với các hoạt động cụ thể.

Hoạt động phát hiện, chẩn đoán sớm

Hoạt động phát hiện sớm, chẩn đoán là vấn đề cấp bách và quan trọng tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm và hỗ trợ can thiệp sớm sẽ có nhiều cơ hội trở thành người bình thường và hòa nhập xã hội [34]. Chính vì vậy, sàng lọc phát hiện sớm cho trẻ tự kỷ là một vấn đề rất quan trọng đối với bản thân trẻ. Nhận thức được điều này, Trường mầm non chuyên biệt Biển Dương luôn đảm bảo chú trọng tới công tác phát hiện sớm. Phần lớn trẻ được gia đình đưa tới cơ sở là những trẻ gia đình nghi ngờ có vấn đề về tự kỷ, tuy nhiên nhiều phụ huynh do quá lo lắng mà đôi khi chỉ nhìn thấy những biểu hiện hơi khác lạ và đưa tới cơ sở để kiểm tra.

“Min nhà anh năm nay được 3 tuổi vào học ở trường được 1 năm. Cứ sáng đi tối bố đến đón. Cách đây năm rưỡi trong khi những đứa trẻ cùng lứa trong xóm đã nói rõ và hoạt động nhanh nhẹn. Bé Min nhà anh lại chỉ biết la hét khi tức giận, còn lại không có biểu hiện gì. Dạy nói không nói, bé không thích chơi với các trẻ khác. Cứ đến chỗ đông người là sợ hãi và quấy khóc, gia đình do neo người nên để bé từ từ

quan sát. Sau đó bé lên 2 tuổi tình trạng không giảm đi, gia đình quyết định đưa bé đến chỗ Cô Thu để khám và được cô hỗ trợ nhận bé vào can thiệp. Giờ thì nhìn cháu tiến bộ từng ngày, gia đình anh không biết cảm ơn các cô sao cho hết. May có trung tâm uy tín gần em ạ, gia đình anh không có nhiều người giờ ra tận Hà nội khám cho con thì không biết thế nào” (nam phụ huynh, 31 tuổi, Nghi Lộc – Nghệ An).

Việc hỗ trợ phát hiện và chẩn đoán rất quan trọng, đặc biệt với những khu vực xa trung tâm. Tại thành phố Vinh, Trường mầm non chuyên biệt Biển Dương đã trở thành địa chỉ uy tín đối với gia đình trẻ tự kỷ và các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển trí tuệ. Hiện nay, cơ sở đã tiến hành ứng dụng nhiều công cụ sàng lọc phát hiện sớm tự kỷ như Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ CAT; Bảng kiểm tra sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ có sửa đổi M – CHAT 23; test Denver - II. Trong chẩn đoán và phát hiện sớm tại cơ sở thì Bảng kiểm tra sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ có sửa đổi M – CHAT 23 được sử dụng phổ biến nhất ( phụ lục lục 1, trang 94).

Sau khi thực hiện công tác sàng lọc tự kỷ, những trẻ có nghi ngờ tự kỷ sẽ được ban giám đốc tiếp tục thực hiện chẩn đoán, đây là bước tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình can thiệp. Những trẻ tới cơ sở đã được chẩn đoán ở một số những cơ sở khác như: viện Nhi Trung Ương hay các trung tâm tư nhân được kết luận là có dấu hiệu tự kỷ hoặc tự kỷ khi tới TMNCBBD đều được tiến hành chẩn đoán lại. Việc chẩn đoán tự kỷ là một công việc khó khăn và dễ gây nhầm lẫn bởi mỗi trẻ tự kỷ đều có những biểu hiện và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Việc nhận diện những triệu chứng âm tính (như thiếu định hướng chú ý, thiếu chú ý đồng thời, thiếu tương tác qua lại,…) tương đối khó khăn. Ngoài ra, nhiều triệu chứng tự kỷ lại trùng lặp với các rối loạn khác như tăng động giảm chú ý, rối loạn ngôn ngữ…Do vậy, khi đánh giá đòi hỏi người làm công tác chẩn đoán phải có hiểu biết chính xác về sự phát triển bình thường ở trẻ em, được đào tạo trong việc chẩn đoán tự kỷ. Nhận thức được điều này, TMNBD rất cẩn thận và thực hiện nghiêm túc trong quá trình đánh giá. Cán bộ chẩn đoán Nguyễn Thị Thu có nhiều năm trong nghề và trực tiếp thực hiện công việc đánh giá sơ bộ cho trẻ đến cơ sở. Chị thường xuyên tham gia các khóa học về can thiệp trẻ tự kỷ và triển khai các nội dung, phương pháp, kỹ thuật can thiệp đến

đến từng giáo viên. Bên cạnh việc triển khai các bộ công cụ đã phổ biến, chị cùng các cô giáo tại cơ sở luôn đẩy mạnh trau dồi, ứng dụng nhiều công cụ, phương pháp hiện đại kết quả vào công tác chẩn đoán sớm và can thiệp sớm.

Chị làm việc với trẻ phải đến 12 năm và bắt đầu thực hiện công việc chẩn đoán từ 5 năm trở lại đây. Những năm đầu tiên chị thực sự lo sợ, việc chẩn đoán để đưa ra kết quả chính xác cực kỳ khó khăn. Có chẩn đoán đúng mới đưa ra được chương trình can thiệp hiệu quả. Hiện nay biểu hiện của tự kỷ ngày càng đa dạng và hầu như các gia đình đưa đến đây đã qua nhiều cơ sở. Họ thực sự lo lắng nên gây áp lực cho chị em ạ. Nhưng được thấy những trẻ do mình chẩn đoán đúng và can thiệp hiệu quả. Đó là niềm hạnh phúc giữ chị với nghề này. Bây giờ chị đang dự định sẽ cử cô trưởng bộ môn học chuyên sâu vào chẩn đoán sớm và phát hiện sớm để bổ sung nhân lực cho cơ sở. Bây giờ chỉ có một mình chị có tận 3 cơ sở, số lượng trẻ quá tải chị bị áp lực quá nhiều. Hơn nữa chị đang có dự định mở thêm cơ sở mới nên việc bổ sung nhân lực chủ chốt là điểu thiết yếu” (nữ giám đốc, 34 tuổi, Tp Vinh)

Như vậy trong quá trình triển khai hoạt động can thiệp sớm và chẩn đoán sớm yếu tố cán bộ đóng vai trò chủ yếu và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. Trong phát triển mô hình tại thành phố Vinh, ban giám hiệu trường liên tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực đảm bảo công tác phát hiện và chẩn đoán sớm. Đây là nhân tố đảm bảo sự bền vững của cơ sở trong quá trình phát triển trở thành mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ chuyên nghiệp.

Thực hiện hoạt động hỗ trợ can thiệp đối với nhóm trẻ có vấn đề về hành vi.

Kế hoạch giáo dục cá nhân là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục đối với mỗi trẻ, cụ thể hóa định hướng, phương pháp để đạt được mục tiêu đề ra, từ đó tiến hành các hoạt động giáo dục và trị liệu. [18]

Dựa vào kết quả chẩn đoán, đánh giá ban đầu của trẻ giáo viên cùng với phụ huynh xây dựng mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cụ thể đảm bảo phù hợp với mức độ phát triển của trẻ. Sau khi tới nhập học, giáo viên can thiệp sẽ thực hiện công việc chẩn

đoán và đánh giá cụ thể lần nữa thông qua một tuần làm quen với trẻ. Kế hoạch giáo dục cá nhân được xây dựng sau khi có những thông tin đầy đủ và chuẩn xác về trẻ theo từng quí. Từ tình trạng thực tế của trẻ để lên được chương trình giáo dục cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non chuyên biệt biển dương TP vinh nghệ an (Trang 48)