Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ của nhân viên công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non chuyên biệt biển dương TP vinh nghệ an (Trang 69 - 78)

Chương 1 Cơ sở lý luận về mô hình can thiệp trẻ tự kỷ

3.1 Ưu điểm

3.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ của nhân viên công

viên công tác xã hội bán chuyên.

Trên cơ sở thuyết hệ thống, người nghiên cứu đã tiến hành tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực kết hợp với phương pháp quan sát để xác định các hệ thống hỗ trợ cho nhóm trẻ tự khi đến mô hình can thiệp tại trường.

Sơ đồ 3.1: Mạng lưới trợ giúp trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ.

Mọi hoạt động của mô hình can thiệp sớm đều quan tâm trước hết đến nhu cầu được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻ tự kỷ và gia đình các em. “Thân chủ chính là chuyên gia giỏi nhất về vấn đề của họ”, vì thế không ai có thể hiểu những nhu cầu, nguyện vọng của họ bằng chính họ. Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm ” trong quá trình hoạt động của mô hình phù hợp với nguyên tắc của công tác xã hội “lấy thân chủ làm trọng tâm”. Việc đáp ứng một cách toàn diện nhu cầu của nhóm đối tượng, mô hình

can thiệp sớm đã thực sự mang lại cho nhóm trẻ sự tiến bộ, những nền tảng cơ sở để có thể có cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.

Về chương trình can thiệp, mô hình CTS tại trường đã kết hợp nhiều và sự dụng nhuần nhuyễn các công cụ chẩn đoán (công cụ CAR, công cụ DSM – IV…), phương pháp trị liệu (phương pháp trị liệu hành vi ABA, phương pháp Teach, phương pháp Pecs…) với nội dung trị liệu phong phú (trị liệu ngôn ngữ, hoạt động trị liệu, điều hòa cảm giác…) được sử dụng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Tại buổi thảo luận nhóm giáo viên, các giáo viên đều đồng tình rằng những phương pháp và nội dung đang được triển khai tại trường đều rất hợp lý, phù hợp đối tượng trẻ ở cơ sở.

Ban giám hiệu rất cẩn thận và coi trọng việc lựa chọn các công cụ và phương pháp thực hiện CTS bởi đây là thành tố quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động can thiệp. Nếu như công cụ chẩn đoán, phương pháp thực hiện không phù hợp thì sẽ không có kết quả hoặc hiệu quả đạt được không cao. Ở cơ sở tùy vào mỗi đối tượng trẻ và các cô sử dụng phương pháp và nội dung trị liệu thích hợp. Và qua các ca đã từng can thiệp chị với việc áp dụng các phương pháp và nội dung trị liệu đó chị thấy đều thu được kết quả tốt đẹp, trẻ đều có tiến bộ qua thời gian can thiệp.” (Nữ giáo viên, 25 tuổi, Tp Vinh – Nghệ An)

Đánh giá về chương trình can thiệp tại TMNCBBD các giáo viên trong họp nhóm đều cho rằng, chương trình đang được thực hiện thực sự có kết quả. Qua những cuộc phỏng vấn sâu, buổi thảo luận nhóm các giáo viên đều có ý kiến rằng, trẻ tự kỷ khi tham gia dự can thiệp tại trường đều có những tiến bộ nhất định, tùy theo độ tuổi và mức độ của mỗi trẻ. Với những trẻ dưới 3 tuổi, thì có tới 70% là thành công, trẻ có thể đi học hòa nhập được ở các trường mầm non, còn với những trẻ từ 3 tuổi – 6 tuổi thì tỉ lệ trẻ tự kỷ có thể đi học hòa nhập ít hơn, tuy nhiên trẻ cũng có những tiến bộ trong hành vi, giao tiếp, ngôn ngữ. Khi phỏng vấn phụ huynh 12 gia đình đang có con theo học tại TMNCBBD, thì có 10 phụ huynh (chiếm 80%) đánh giá chương trình CTS của trường có kết quả và họ rất hài lòng khi cho con mình theo học ở đây. Tại kết quả buổi họp nhóm phụ huynh thì cũng có 4/5 người nhận xét rằng chương trình CTS của trường triển khai có kết quả tốt.

Con trai chị học đây cũng được 2 năm rồi. Giờ cháu 5 tuổi rôi, nhưng cũng chỉ biết nói vài câu, tư duy chậm lắm. Cũng do gia đình chị mải lo kinh tế, không quan sát con để ông bà giữ, đến khi con biểu hiện nặng quá, nó 3 tuổi mà không nói, không chơi và không biết ai em ạ. Nhìn con mà chị hối hận lắm. Thì gia đình mới đem đi chữa chạy khắp nơi đều không được thì có người quen giới thiệu đem cháu qua trường. Do đem đi can thiệp muộn nên năm đầu kết quả không mấy khả quan, sang năm thứ 2 chị cho con can thiệp cả trường và tại nhà. Giờ thấy con nói được ít câu chị đã thấy mừng lắm rồi.” (nữ phụ huynh, 35 tuổi, Nghĩa đàn – Nghệ An)

Đây là kết quả đáng mừng và thúc đẩy nhân rộng thực hiện các hoạt động can thiệp của mô hình. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một vài trường hợp đã được can thiệp tại TMNCBBD để cùng nhau nhìn nhận quá trình thực hiện hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ của nhân viên xã hội chuyên biệt.

Trừờng hợp thứ nhất: cháu H.N.M, nam giới, sinh năm 2011, quê ở Nam đàn, Nghệ An. Khoảng hơn 2 tuổi, gia đình phát hiện M có những biểu hiện lạ (phản ứng chậm, khi được gọi tên rất ít khi phản ứng và quay đầu lại…), chưa có ngôn ngữ…nhưng gia đình nghĩ có thể M còn nhỏ nên chờ thêm sự phát triển của con. Tuy nhiên, qua thời gian mà M cũng không có được sự phát triển như các bạn cùng lứa tuổi với M nên gia tới cuối năm 2014 qua sự giới thiệu gia đình đưa M tới TMNCBBD để kiểm tra. Tại đây, M đã được chẩn đoán tự kỷ bằng công cụ CARS. Qua kết quả đánh giá M đạt 35 điểm (tương đương với bị tự kỷ nhẹ và vừa). Tại phiếu đánh giá đầu vào của M thời điểm lúc mới đển kiểm tra M gặp những vấn đề sau:

Kỹ năng về hành vi: Em gọi tên thỉnh thoảng biết quay đầu lại (ở nhà gọi là

Cốm) , phản ứng chậm; hay nhìn bát cơm, cháo không ăn (hạt cơm,…). M chưa chịu ăn cơm, không biết tự xúc cơm ăn, chưa biết bảo đi vệ sinh và khó ngủ.

Kỹ năng về ngôn ngữ: về mức độ hiểu ngôn ngữ: M có nhận thức, hiểu ngôn ngữ, mệnh lệnh nhưng chưa tự giác thực hiện; về mức độ diễn đạt ngôn ngữ: M đã

có một số âm như: cô, bà, mẹ, nhưng chưa tròn tiếng và không chịu nói thường xuyên. Hơn nữa, M cũng hay nói linh tinh những âm vô nghĩa

Kỹ năng về cảm xúc và vận động: các kỹ năng vận động thô M có thể chất yếu, lười vận động hoặc không chịu vận động lâu. Ngoài ra các kỹ năng vận động tinh tếM thực hiện các hoạt động xâu hoa, ghép hình, xé giấy khá tốt, tuy nhiên lại chưa biết cầm bút, tô màu, cầm kéo.

Qua bảng đánh giá các kỹ năng giao tiếp sớm (thể hiện ở các nội dung: tập trung, bắt chước và lần lượt, chơi, cử chỉ và tranh ảnh, kỹ năng xã hội và sử dụng ngôn ngữ) kết luận rằng M yếu trong nhiều lĩnh vực, chưa tự giác (mặc dù có những hoạt động bản thân biết), luôn phải có người thúc đẩy, ép buộc nếu không sẽ thờ ơ, lảng tránh; khi tâm trạng vui vẻ thực hiện các hoạt động khá tốt.)

Tóm lại, tình hình ban đầu của M khi mới tới TMNCBBD là yếu và lười tương tác trong mọi hoạt động (luyện âm, vận động…), chưa nhận thức được nhiều. Vì vậy, gia đình đã quyết định cho M học bán trú tại nhà trường từ ngày 18/12/2014.

M được can thiệp với các hoạt động chính trong ngày như sau: sáng sớm M sẽ cùng các bạn tập thể dục đầu giờ, sau đó M tham gia tập vận động (bò, đi thăng bằng, trượt cầu), tập điều hòa cảm giác với các bài tập: tập chéo, quấn chăn, mát xa với bóng gai…Một ngày M có 2 ca học cá nhân và các giờ học nhóm còn lại. Nội dung kế hoạch cá nhân của M được cô giáo soạn và lên kế hoạch với nhiều nội dung và phương pháp tiếp cận khác nhau với những bài học về trị liệu ngôn ngữ, học những hành vi mới qua phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA). Với những bài tập vận động, ban đầu M không chịu thực hiện theo cô, chỉ thích ngồi một chỗ, nhưng với sự trợ giúp cũng như thúc đẩy của cô giáo dần dần M cũng chịu tham gia hoạt động cùng các bạn. Các bài tập vận động giúp M rèn luyện được sức khỏe và nhanh nhẹn hơn. Trong giờ học cá nhân, những thẻ chữ và loto theo chủ điểm tưởng chừng như có thể dạy M học được rất nhiều, nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian đầu, khi những thẻ tranh loto được đảo đi đảo lại M thấy lạ mắt nên chú ý nhưng sau đó khi lặp đi lặp lại M thấy nhàm chán và không chú ý

nữa, hơn nữa M cũng chỉ chú ý xem tranh chứ không chịu bật âm nói theo. Vì vậy, giáo viên đã chuyển sang sử dụng kết hợp với phương pháp can thiệp hành vi tích cực, nghĩa là khen nhiều hơn chê, có phần thưởng rõ ràng, cũng như tạo ra các tình huống để buộc M phải bật âm. Ví dụ, M rất thích ăn bim bim, giáo viên luôn lấy đó làm phần thưởng để khuyến khích M làm gì đó như: đưa ra một miếng bim bim và yêu cầu M giơ tay xin hoặc nói ạ, hoặc chỉ vào miếng bim bim, giáo viên chỉ đưa bim bim cho M khi M thực hiện được yêu cầu đó. Với cách này, đã có hiệu quả với M, vừa rèn được hành vi mới tích cực, lại vừa khuyến khích được M nói. Bên cạnh đó, trong giờ học giáo viên cũng thường xuyên yêu cầu M thực hiện những yêu cầu đơn giản như: bỏ rác, nhặt đồ…nhằm giúp M phản xạ với việc nghe và hiểu khẩu lệnh đồng thời rèn luyện kỹ năng sống. Bên cạnh đó, trong giờ học giáo viên cũng sử dụng kết hợp phương pháp âm nhạc trị liệu và chơi trị liệu nhằm thu hút trẻ.

Về phía gia đình, cha mẹ M cũng cam kết với nhà trường tham gia chương trình can thiệp một cách tích cực và chủ động cùng với giáo viên. Theo như lời tư vấn của giáo viên, giáo viên cùng gia đình lên kế hoạch trị liệu và hàng ngày tập luyện cho M ở nhà thêm. Ở nhà M được học trong tất cả các tình huống như: trong giờ ăn, mẹ dạy M kỹ năng tự phục vụ (cách cầm thìa, cách xúc cơm…), khi đi dạo mẹ dạy M những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh. Ban đầu M cũng không chịu hợp tác với mẹ nhưng cả nhà đều thống nhất phải nghiêm khắc và kiên trì theo phương pháp và kế hoạch đã lên cùng với cô.

Với sự can thiệp tích cực từ phía giáo viên cùng với sự tham gia từ phía gia đình, qua 7 tháng can thiệp M đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Tháng 6/2015 giáo viên tiến hành test lần 2 cho M với công cụ CARS và lần này M được 25 điểm (tương đương với không tự kỷ). Với đánh giá lần 2, nhận thức của M cũng có nhiều tiến bộ: biết và phân biệt được những loại hoa quả và đồ vật thông dụng, nhận biết được số từ 0 -10; ngôn ngữ: nghe và hiểu mệnh lệnh hiểu hơn, phản ứng với mệnh lệnh của cô cũng nhanh hơn, tích cực phát âm và nói nhiều được câu 3 – 4 từ, trả lời được một số dạng câu hỏi như: đây là cái gì? Đây là con gì?...; Về vận động

tinh: M đã có thể cầm bút và di màu tự do; vận động thô cũng tích cực hơn. Tuy nhiên M vẫn còn hạn chế là chưa chủ động, tự giác thực hiện các hoạt động; ngôn ngữ phát âm còn nhỏ và chưa rõ ràng. Hiện tại M vẫn được can thiệp tại trung tâm nhưng đã chuyển sang học theo giờ tức là một ngày M chỉ học 2 ca cá nhân ở trung tâm còn lại M được giới thiệu đi học hòa nhập.

Trường hợp thứ 2:Cháu T.H.N.A, nữ, 4 tuổi, Nghi lộc- Nghệ An. Cháu được gia đình gia đình phát hiện có những dấu hiệu khác lạ từ khi được 3 tuổi với các triệu chứng: chưa biết nói, thích chơi một mình, ít giao tiếp bằng mắt. có vấn đề về hành vi là: thường hay quấy khóc mà không có nguyên nhân, không biết sợ khi lao ra đường. Bố mẹ N.A rất lo lắng và đã đưa tới TMNCBBD để được đánh giá và tư vấn can thiệp. Tại đây, N.A được đánh giá bằng công cụ DSM – IV và thang CARS và cả hai đều cho kết quả N.A bị tự kỷ nhẹ và vừa (với thang CARS B đạt 32 điểm). Tại phiếu đánh giá đầu vào, thì tình hình hiện tại củaN.A lúc đó là:

Kỹ năng về hành vi: Giao tiếp mắt còn hạn chế, mắt hay lờ đờ; Thường xuyên dành đồ chơi của em (2 tuổi); Đánh và không thích chơi cùng em và người thân; Hay dẫm hỏng đồ chơi của em nếu không dành được. Em không chịu theo một nề nếp, nguyên tắc nào: không chịu ngồi vào bàn học, không chịu ngồi bàn ăn với các bạn và thực hiện các hoạt động một cách tự do, theo ý thích.

Kỹ năng về ngôn ngữ: N.A nghe và hiểu một số khẩu lệnh đơn giản tuy nhiên nhiều khi em nghe và không thực hiện (mặc dù em hiểu và được cô chỉ tận nơi về đồ vật mà cô yêu cầu thực hiện). Về mức độ diễn đạt ngôn ngữ thì em N.A chưa có ngôn ngữ.

Kỹ năng về cảm xúc và vận động: Các kỹ năng vận động tinh tế chưa thực hiện được các hoạt động của vận động tinh như: xé giấy, tô màu, xâu hạt…

Sau khi đánh giá và nhận định tình hình ban đầu N.A được tư vấn can thiệp bán trú tại nhà trường. Cũng như các trẻ khác học một ngày N.A có giờ tập thể dục đầu giờ, giờ tập vận động, giờ trị liệu cảm giác, học nhóm và 2 giờ học cá nhân. Giáo viên cùng với gia đình lên kế hoạch giáo dục cá nhân cho em. Quá

trình can thiệp cho N.A bắt đầu từ tháng 3/2015. Qua 12 tháng trị liệu với phương pháp can thiệp phù hợp, đúng hướng tới nay em đã có những tiến bộ nhất định. Tại phiếu đánh giá đầu ra cho thấy em có những tiến bộ như sau:

Kỹ năng về hành vi: N.A đã có sự giao tiếp mắt, đã cùng tham gia các hoạt động cùng các bạn ít ngồi một mình hơn. sự tiến bộ rõ nhất về hành vi của N.A là N.A đã có nề nếp, kỉ luật khi học cũng như sinh hoạt. Em đã tự giác ngồi vào bàn học và bàn ăn, nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên chứ không còn tự làm theo ý thích của mình. Đặc biệt hơn, hành vi hờn dỗi và gào khóc đã giảm hẳn.

Kỹ năng về ngôn ngữ: N.A đã có thể nói câu 4,5 từ như “cô ơi, con đi tè”, “đây là quả na”, “đây là con lợn”…em có thể hát được những bài hát ngắn, đơn giản; nghe và hiểu khẩu lệnh tốt

Kỹ năng về cảm xúc và vận động: N.A thực hiện tốt, đôi tay thực hiện khéo léo: em có thể thực hiện các hoạt động từ đơn giản như: xâu hạt, xâu hoa, di màu tự do tới các hoạt động đòi hỏi sự khéo léo hơn như: tô màu theo hình, cầm kéo cắt

Nhìn chung, qua thời gian trị liệu tại nhà trường em đã nhiều tiến bộ vượt bậc. Em đã có thể đi học hòa nhập cùng với các bạn tuy nhiên N.A vẫn học 1 giờ trị liệu cá nhân (về giao tiếp N.A vẫn còn nhiều hạn chế: giao tiếp mắt chưa tích cực, đã tham gia các hoạt động cùng mọi người nhưng chưa tự giác, chưa biết bắt đầu một cuộc hội thoại… và ngôn ngữ vẫn còn nghèo nàn, thỉnh thoảng vẫn nói nhảm). Trên đây là hai trường hợp trong số nhiều trường hợp được can thiệp thành công. Đa số trẻ tự kỷ (đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi) khi tham gia hoạt động can thiệp của mô hình đều có những tiến bộ nhất định. Tùy theo mức độ, khả năng của từng trẻ mà thời gian can thiệp dài hay ngắn nhưng tựu chung sau khi can thiệp so với thời điểm trẻ mới nhập học thì trẻ đều có những tiến bộ, được thể hiện ở những mặt sau:

Bên cạnh đó, can thiệp về hành vi được chú trọng trong các hoạt động của mô hình. Ở mỗi trẻ lại xuất hiện những hành vi khác nhau như: hay gào khóc, tự làm đau mình hoặc làm đau người khác, hành vi liên quan đến mắt hay tay, chân…Khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non chuyên biệt biển dương TP vinh nghệ an (Trang 69 - 78)