Đánh giá mô hình can thiệp cho TTK dưới góc độ Công tác xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non chuyên biệt biển dương TP vinh nghệ an (Trang 64 - 69)

Chương 1 Cơ sở lý luận về mô hình can thiệp trẻ tự kỷ

3.1 Ưu điểm

3.1.1 Đánh giá mô hình can thiệp cho TTK dưới góc độ Công tác xã hội

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một bộ công cụ đánh giá nào chính xác về mô hình công tác xã hội. Vì vậy trong nghiên cứu này, việc so sánh đối chiếu các hoạt động của trường với mục đích, giá trị nguyên tác của CTXH làm căn cứ đánh giá mô hình can thiệp sớm tại Trường mầm non chuyên biệt Biển. Bên cạnh đó, mô hình được nhìn nhận đánh giá thông những kết quả đã đạt được trong thời gian qua.

3.1.1.1Hoạt động can thiệp tại cơ sở gắn liền với mục đích của Công tác xã hội.

 Mục đích.

Mục đích của Công tác xã hội được thể hiện rất rõ qua định nghĩa, khái niệm. Hiểu một cách chung nhất là vì con người, đặc biệt đây là trẻ tự kỷ - nhóm đối tượng khó khăn cần được chú ý và quan tâm, trong đó hướng tới việc “giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho con người nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu từ đó thúc đẩy sự thay đổi xã hội”.

Kết hợp với phương pháp so sánh, người nghiên cứu so sánh để chỉ ra điểm tương đồng giữa mục đích của mục đích của mô hình can thiệp trẻ tự kỷ với mục đích của Công tác xã hội. Mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ hướng đến đối tượng yếu thế là những trẻ em gặp khó khăn trong thực hiện các chức năng xã hội, trong hội nhập xã hội và cuộc sống. Phần lớn các em đều có tuổi đời còn rất nhỏ nhưng phải chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Mục đích của mô hình là thông qua các phương pháp, kỹ thuật cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các trẻ em tự kỷ được cải thiện các kỹ năng cơ bản, có thể hòa nhập và thích nghi được môi trường xã hội bình thường. Trên cơ sở đó tạo tiền đề giúp các em có thể được trang bị các kỹ năng thực hiện chức năng xã hội đẩy đủ và tự tin hòa nhập vào cộng đồng. Bên cạnh đối tượng trực tiếp là trẻ tự kỷ, nhóm phụ huynh có trẻ tự kỷ cũng cần được quan tâm, giúp đỡ, việc có con cái tự kỷ đã có nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống vật chất và tinh thần của họ. Do vậy mô hình ra đời vừa thực hiện mục tiêu cung cấp dịch vụ hỗ

trợ cho trẻ tự kỷ, còn tiến hành tham vấn tâm lý, tư vấn cho nhóm phụ huynh về chăm sóc trẻ tự kỷ. Ngoài ra, với hoạt động hướng tới đối tượng yếu thế, mô hình thực hiện góp phần nâng cao công bằng, ổn định trong xã hội.

Như vậy, có thể cho thấy những mục đích hoạt động của mô hình can thiệp tại TMNCBBD là sự cụ thể hóa mục đích của công tác xã hội.

Trước hết, nhìn một cách chung nhất, cả Công tác xã hội và mô hình can thiệp đều vì mục đích nhân văn là hướng tới tới con người, vì con người. Cung cấp cho các cá nhân những trợ giúp cần thiết để họ có thể phục hồi và phát triển.

Kế đến, có thể thấy, mục đích của Công tác xã hội bao trùm lên mục đích hoạt động của mô hình can thiệp sớm cho TTK bởi nhóm đối tượng (thân chủ hay khách hàng) mà mô hình này hướng đến là một trong số rất nhiều nhóm đối tượng mà Công tác xã hội trợ giúp. Nói cách khác, mô hình can thiệp sớm hướng tới tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục hòa nhập ở lứa tuổi mầm non, can thiệp sớm, giáo dục đặc biệt nhằm hỗ trợ trẻ tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ và gia đình của trẻ, giúp trẻ vượt qua khó khăn, phát triển năng lực học tập và các kỹ năng tự lập cơ bản để hoà nhập cộng đồng. Đồng thời thông qua hoạt động tiếp nhận và nuôi dạy trẻ học hòa nhập ở lứa tuổi mầm non kết hợp các chương trình can thiệp ngôn ngữ nhằm giúp trẻ thực hiện những bài tập về cấu âm, kích thích bật âm, chỉnh ngọng, và các tật khác về lời nói …. song song với việc tăng cường nhận thức, tích lũy vốn từ ngữ cho trẻ. Ngoài ra các hoạt động của mô hình nhằm thúc đẩy tương tác xã hội với những kỹ thuật, bài tập cụ thể tăng cường khả năng giao tiếp của trẻ, lựa chọn hình thức giao tiếp phù hợp với trẻ, giúp trẻ tập trung chú ý, giảm thiểu tăng động, can thiệp hành vi. Can thiệp cho trẻ gặp khó khăn khi vào học tiểu học: Khó khăn làm toán, học đọc, viết, tập trung chú ý kém….tập và các kỹ năng tự lập cơ bản để hoà nhập cộng đồng. Như vậy mục đích của Công tác xã hội có thể được thực hiện qua các hoạt động công tác xã hội cụ thể của mô hình can thiệp trẻ tự kỷ.

Mục tiêu:

Mô hình can thiệp cho Trẻ tự kỷ tại Trường Mầm non chuyên biệt Biển Dương được thực hiện với mục tiêu kích thích và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ,

tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và hòa nhập xã hội. Đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cung cấp kỹ năng, nâng cao nhận thức, tạo điềukiện hội nhập xã hội cho nhóm trẻ tự kỷ. (Hoạt động nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp, hoạt động thay đổi hành vi, hoạt động cải thiện chức năng vận động của giác quan cơ thể,...).

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trẻ tự kỷ là một dạng khuyết tật.

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và huy động sự tham gia của họ vào quá trình hỗ trợ can thiệp cho trẻ tự kỷ.

Có thể thấy, mục miêu hoạt động của mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ có những điểm gặp nhau với mục tiêu hoạt động của Công tác xã hội:

Thứ nhất là hoạt động tăng cường năng lực và chức năng xã hội cho cá nhân, cộng đồng:

Tham vấn tâm lý: Đây là dịch vụ được cung cấp trước tiên khi đối tượng (phụ huynh hoặc người thân của trẻ tự kỷ) cần trợ giúp gọi điện hoặc đến với mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ. Hiện nay tại cơ sở đã phát triển đường dây nóng giúp hỗ trợ các bậc phụ huynh, gia đình có con gặp vấn đề hoặc có những đặc điểm nghi vấn. Triển khai đường dây nóng nhân viên công tác xã hội bán chuyên thông qua hoạt động này thông qua những kỹ năng cảm thông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe giúp phụ huynh bình tĩnh và ổn định tâm lý. Bên cạnh đó triển khai đường dây nóng giúp cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường dễ dàng hơn, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ được diễn ra sớm và thuận lợi hơn. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các hoạt động công tác xã hội can thiệp trẻ tự kỷ, nhân viên công tác xã hội bán chuyên thường xuyên nói chuyện, trao đổi và giúp gia đình, người thân có niềm tin hy vọng vào kết quả can thiệp của trẻ, đồng thời giúp họ thoát khỏi trạng thái mặc cảm, tự ti xấu hổ khi con không được như trẻ bình thường.

Tổ chức đào tạo – giáo dục: Tại cơ sở, sau khi cùng với khách hàng ( trẻ tự kỷ, phụ huynh hoặc người thân của trẻ tự kỷ) mô hình sẽ tổ chức các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho nhóm trẻ ở đây. Các hoạt động này nhằm trang bị cho trẻ em tự kỷ những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, nâng cao nhận thức về tư duy, ngôn ngữ để các em có thể hòa nhập, tham gia vào môi trường xã hội bình thường.

Về phía cộng đồng: Triển khai thực hiện các hoạt động của mô hình can thiệp trẻ tự kỷ qua các chương trình quảng cáo, phát tờ rơi, tổ chức hội thảo cho phụ huynh và các đối tượng quan tâm để tuyên truyền, nâng cao nhận thức hiểu biết về tự kỷ cũng như những phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ. phòng chống bạo lực gia đình và giới thiệu mô hình ngôi nhà bình yên đến với cộng động.

Thứ hai đẩy mạnh thực hiện hoạt động huy động kết nối nguồn lực. Nếu như Công tác xã hội là một cầu nối cho thân chủ của mình gặp được những nguồn lực cần thiết để giải quyết vấn đề của mình thì tại mô hình can thiệp sớm tại trường, Gia đình của trẻ tự kỷ sau khi dừng can thiệp tại cơ sở được giới thiệu và trợ giúp, kết nối với các tổ chức,các khóa đào tạo ngắn hạn dành cho phụ huynh có trẻ tự kỷ.

3.1.1.2Mô hình can thiệp phát triển tuân thủ giá trị và nguyên tắc hoạt động mang tính chất Công tác xã hội:

Trước hết, Mô hình can thiệp sớm cho TTK hướng đến công bằng xã hội, tức là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân theo đúng quyền và khả năng mà họ có. Mô hình trợ giúp đối tượng yếu thế trong xã hội, trợ giúp con người (ở đây cụ thể là trẻ tự kỷ và gia đình của trẻ tự kỷ) giải quyết vấn đề khó khăn đang đe dọa họ để có được cuộc sống bình thường, cung cấp hỗ trợ nâng cao kỹ năng cá nhân giúp trẻ có thể hòa nhập được xã hội và phát triển bình thường. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về tự kỷ và phương pháp can thiệp. Tất cả những hoạt động này đều hướng đến mục tiêu cao nhất là tạo ra công bằng xã hội.

Thứ hai, tôn trọng con người là những giá trị được thể hiện qua các hoạt động của mô hình can thiệp sớm trẻ tự kỷ của Trường Mầm non chuyên biệt Biển Dương. Tôn trọng con người nghĩa là chấp nhận mỗi cá nhân với chính phẩm chất, năng lực, cá tính và hoàn cảnh của họ; không áp đặt ý kiến chủ quan hay phán xét những hành vi của cá nhân đó. Hơn nữa, việc tôn trọng còn thể hiện ở chỗ tin tưởng vào khả năng của họ có thể tự mình quyết định và phát triển, từ đó không làm thay và tôn trọng quyết định hay ý kiến cá nhân của khách hàng (thân chủ). Những điều này được biểu hiện rõ trong những hoạt động trợ giúp:

Đến với mô hình của TMNCBBD trẻ tự kỷ được tổn trọng, được cảm thông và giúp đỡ. Các giáo viên ở đây cùng nhau nỗ lực giúp thân chủ phát triển được các kỹ

năng cá nhân của mình. Do trẻ tự kỷ kém về nhận thức và còn nhỏ nên mô hình thực hiện tôn trọng các quyết định của người đại diện như phụ huynh, người bảo hộ. Các quyết định của khách hàng hoàn toàn được tôn trọng: quyết định tham gia vào xây dựng kế hoạch can thiệp, quyết định đồng ý can thiệp và các ý kiến khác. Các giao viên, chuyên gia chỉ đóng vai trò người cung cấp dịch vụ tiến hành định hướng, tư vấn, cho phụ huynh của trẻ tự kỷ.

Trẻ tự kỷ thường có nhận thức tư duy không cao, khả năng giao tiếp, hòa nhập các ứng xử trong xã hội không có và thường thực hiện những hành động bất thường nhưng trước bất cứ trường hợp nào đến với mô hình CTS các giáo viên cũng tiếp nhận các em và gia đình với một thái độ nhiệt tình, không phán xét. Việc tìm ra vấn đề và biện pháp khắc phục sẽ được các nhân viên cùng với thân chủ xác định với cái nhìn khách quan nhất.

Bảo mật là nguyên tắc được tuân thủ nghiêm ngặt tại mô hình can thiệp sớm cho TTK. Việc bảo mật ở đây bao gồm bảo mật về thông tin cá nhân của thân chủ, cũng như mức độ tình trạng tự kỷ và các thông tin khác. Mỗi câu chuyện, hoàn cảnh của thân chủ luôn được các giáo viên giữ kín. Những câu chuyện được lấy làm ví dụ trong các tài liệu tuyên truyền đều được sự cho phép của thân chủ và gia đình và đảm bảo tính khuyết danh cho thân chủ.

Với những nét tương đồng trên, người nghiên cứu nhận thấy mô hình CTS cho trẻ tự kỷ là một mô hình dịch vụ mang giá trị và nguyên tắc hoạt động của Công tác xã hội.

3.1.1.3 Trẻ tự kỷ là đối tượng yếu thế cần hỗ trợ của CTXH

Với mục đích là hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ tự kỷ, mô hình can thiệp sớm đã tập trung cung cấp những dịch vụ trợ giúp cho các đối tượng là trẻ em bị tự kỷ và gia đình của các em. Đây là những đối tượng có tổn thương nặng nề về thể xác và tinh thần. Hơn ai hết họ cần được hỗ trợ về mọi mặt để có thể sống cuộc sống bình thường và hòa nhập tốt trong môi trường xã hội.

Được biết đến với tư cách vừa là khoa học, vừa là một nghề, Công tác xã hội hướng đến trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ khôi phục, ngăn chặn các chức năng bị suy thoái, hướng tới việc tự giải quyết vấn đề của bản thân và sống hòa nhập với cộng đồng. Cụ thể, đó là nhóm đối tượng:

người khuyết tật, người già cô đơn, trẻ em lang thang, phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, trẻ em lang thang, mồ côi… Những trẻ em tự kỷ và gia đình được sự trợ giúp của mô hình can thiệp của TMNCBBD cũng chính là đối tượng đặc thù của công tác xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non chuyên biệt biển dương TP vinh nghệ an (Trang 64 - 69)