Những khó khăn gặp phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non chuyên biệt biển dương TP vinh nghệ an (Trang 91 - 133)

Chương 1 Cơ sở lý luận về mô hình can thiệp trẻ tự kỷ

3.5 Thuận lợi và khó khăn của thực hiện hoạt động hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho

3.5.2 Những khó khăn gặp phải

TTK đều có biểu hiện chậm nói, khi biết nói thì vốn từ của trẻ so với các bạn bình thường ít hơn. Trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong giao tiếp hằng ngày. Trẻ đi ra khỏi chỗ ngồi của mình, lấy đồ chơi trên giá ra chơi một mình hoặc đi lang thang xung quanh lớp. Điều đó là một trở ngại rất lớn trong quá trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.

Do đặc trưng vốn từ của trẻ ít nên trong quá trình tiếp xúc, giao tiếp với cô giáo và các bạn TTK gặp rất nhiều khó khăn để khởi xướng cuộc giao tiếp. Giáo viên và các bạn đều phải trợ giúp hoặc chủ động khởi xướng trước thì trẻ mới duy trì và tiếp tục tham gia. Còn nếu không trẻ tự kỷ tự tìm trò chơi, góc chơi cho riêng mình, không quan tâm đến mọi người xung quanh.

Trong quá trình hoạt động hằng ngày trẻ tự kỷ không hợp tác với giáo viên, trẻ hay thích làm theo ý của mình, trẻ không chịu bắt chước cô giáo và các bạn, ngược lại có những hoạt động mà trẻ thích thì trẻ chăm chú rất lâu. Nên đây là một khó khăn cho giáo viên để rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

Lớp can thiệp ở các trường có lượng đông nên khi tổ chức các hoạt động TTK ít cơ hội được giáo viên dành sự quan tâm. Mỗi hoạt động trẻ ít cơ hội được thể hiện khả năng của mình trước lớp.

Sự hợp tác giữa cha mẹ và cô giáo có những khó khăn như; phụ huynh chưa hiểu rõ về con của mình đôi khi cho con mình là trẻ bình thường, không phải TTK, phụ huynh kỳ vọng vào con nhiều quá, mong muốn con mình học giỏi giống như các bạn. Bên cạnh đó một số phụ huynh mải mê công việc của mình không dạy thêm cho con ở nhà phó mặc cho giáo viên.

Tiểu kết chương 3:

Qua các hồ sơ lưu lại cơ sở, từ ý kiến của phụ huynh và ý kiến của các giáo viên đang giảng dạy ở trường chúng ta nhận thấy mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ

của TMNCBBD hoạt động đang ngày càng có kết quả tiến bộ, Nhiều trẻ tự kỷ đã được can thiệp có bước chuyển thành công và đủ điều kiện hòa nhập vào môi trường giáo dục bình thường. Qua đánh giá cho thấy hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ tại Trường Mầm Non Chuyên Biệt Biển Dương là hoạt động công tác xã hội được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên công tác xã hội bán chuyên, cần được tạo điều kiện nhân rộng và phát huy. Tuy nhiên bên cạnh đó, mô hình còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như: thiếu nguồn lực đánh giá, công tác kết nối nguồn lực còn hạn chế…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hiện nay, tự kỷ không còn là một khái niệm xa lạ với mọi người mà hội chứng này dần trở nên phổ biến trở thành nỗi lo của mỗi gia đình và toàn xã hội. Xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 – 2007 so với năm 2000 [13]. Theo chúng tôi số lượng trẻ mắc hội chứng tự kỷ có thể sẽ còn tiếp tục tăng lên do nhiều nguyên nhân như: môi trường sống, thực phẩm ăn uống có chứa nhiều hóa chất, độ tuổi sinh đẻ muộn (do nhiều cặp vợ chồng trẻ khi kết hôn vì muốn lo cho sự nghiệp mà chưa muốn có con ngay)…Và hội chứng tự kỷ đem đến những tác động xấu không chỉ với bản thân trẻ mà còn với gia đình và toàn xã hội. Do đó, trách nhiệm của toàn xã hội là cùng chung tay góp sức nhằm ngăn chặn và đẩy lùi những hệ quả tiêu cực mà tự kỷ đem lại như: đẩy mạnh công tác phát hiện sớm (chú trọng tới phát hiện sớm ngoài cộng động hạn chế tình trạng trẻ tự kỷ được phát hiện muộn), công tác can thiệp sớm, xây dựng hệ thống phục hồi chức năng…Tất cả những vấn đề trên phải được thực hiện đồng bộ, liên ngành để hạ thấp tỉ lệ tự kỷ và hạn chế khả năng ngày bị nặng hơn bởi vì vấn đề giảm thiểu trẻ tự kỷ là vô cùng quan trọng đối với chất lượng dân số.

Hiện nay, Nhà nước đã ký quyết định số 32 về phát triển nghề công tác xã hội, điều này chứng tỏ vai trò của công tác xã hội trong xã hội hiện nay cũng như sự quan tâm của Nhà nước với nghề. Nhân viên công tác xã hội là những người được đào tạo chuyên nghiệp với những kiến thức và kĩ năng chuyên môn nhằm thực hiện mục đích của nghề công tác xã hội là hỗ trợ và giúp đỡ những đối tượng yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên nhân viên công tác xã hội cũng chưa có điều kiện để phát huy hết khả năng cũng như thực hiện được vai trò của mình với những vấn đề trong xã hội nói chung và với việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ nói riêng.

Trường mầm non chuyên biệt Biển Dương mặc dù mới hoạt động được 3 năm, song qua những hoạt động đang triển khai và kết quả đạt được cho thấy trường đang triển khai mô hình đúng theo mục đích đề ra. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng mô hình đã có những thành tích đáng khích

lệ, đóng góp vào hỗ trợ gia đình trẻ tự kỷ tại địa bàn và trên cả nước. Trường thực hiện các hoạt động luôn đẩy mạnh và tuân thủ các mục tiêu, nguyên tắc nghề của công tác xã hội. Đây là một mô hình công tác xã hội có tính nhân đạo hướng tới công bằng xã hội cần được nhân rộng trong thời gian tới

Nhìn chung, trẻ tự kỷ đã được Nhà nước và xã hội quan tâm, song vẫn chưa thực sự triệt để. Nhóm đối tượng vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi do Nhà nước chưa có một chính sách cụ thể nào dành cho đối tượng này. Bên cạnh đó, nhiều trẻ chưa được phát hiện sớm tại cộng đồng (đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa) nên không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Trong khi đó, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là một quá trình khó khăn, thử thách, do vậy cần hỗ trợ TTK một cách toàn diện và phù hợp, đòi hỏi sự tham gia của gia đình, xã hội và đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Để hỗ trợ được TTK hiệu quả, nhân viên công tác xã hội khi làm việc cần có kiến thức, kỹ năng, phương pháp đặc biệt là cái tâm, đạo đức nghề nghiệp để cùng với các nguồn lực khác “thắp sáng ước mơ” cho trẻ tự kỷ.

2. Kiến nghị

Đội ngũ cán bộ nhân viên cộng tác xã hội bán chuyên

Trong quá trình thực hiện các hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ cần chú trọng phát triển và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ không chỉ phụ thuộc vào nhà trường, hiệu quả can thiệp mà cần quan tâm đến gia đình, trẻ trước và sau can thiệp. Đây cũng là bước đang bị bỏ quên trong các chương trình giáo dục hòa nhập. Do vậy tạo điều kiện thúc đẩy nhân viên công tác xã hội thực hiện công việc kết nối, tạo điều kiện cho các gia gia đình có trẻ bị tự kỷ đến với các trung tâm, các đơn vị chuyên nghiệp để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Bên cạnh đó, việc kết nối tổ chức, nguồn lực giúp trẻ tự kỷ sau can thiệp được hòa nhập vào môi trường bình thường với bao trẻ khác là điều cần thiết trong quá trình can thiệp.

Nhóm trẻ tự kỷ và gia đình

Phụ huynh cần chủ động liên hệ với giáo viên để trao đổi về vấn đề của con, chủ động tìm tòi tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, có thái độ thông cảm với giáo viên, tích

cực tìm hiểu về những phương pháp dạy con hiệu quả, tiếp thu lắng nghe ý kiến, kinh nghiệm của những người đi trước hay những người có kinh nghiệm trong dạy con để giúp con mình tiến bộ. Tích cực tham gia các câu lạc bộ gia đình Tự kỷ để được chia sẻ về tài liệu tham khảo, kinh nghiệm thực tế hay những phương pháp mới giúp cho việc dạy con mình đạt kết quả cao hơn. Phụ huynh cần hiểu con mình, không nên nhìn phiến diện, bi quan về sự phát triển của con. Mỗi TTK đều có sự phát triển cá biệt riêng, có trẻ tốt ở mặt này nhưng lại kém ở mặt khác.

Ban lãnh đạo nhà trường.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên cũng như cha mẹ của trẻ về hội chứng tự kỷ và tầm quan trọng của can thiệp sớm. Từ đó góp phần đẩy mạnh công tác phát hiện sớm ngoài cộng đồng để trẻ tự kỷ được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Tăng cường nguồn lực cho can thiệp sớm về cơ sở vật chất, trang thiết bị như: trường lớp, công cụ chẩn chẩn đoán đánh giá; và phương tiện can thiệp…Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực cho công tác can thiệp sớm thực hiện một cách có hiệu quả và chất lượng.

Nhìn nhận và phát huy hơn nữa vai trò của công tác xã hội trong công tác hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ. Đây là một nguồn lực quan trọng góp phần không nhỏ vào thành công của quá trình can thiệp sớm cho Trẻ tự kỷ.

Xây dựng tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo để tăng cường nguồn thông tin chuyên môn cho các cơ sở can thiệp tự kỷ, đặc biệt là tổ chức hoạt động giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng đa dạng của trẻ em trong thực hiện chương trình hỗ trợ, nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nƣớc

1. Ban Chỉ Đạo Tổng Điều Tra Dân Số và Nhà Ở Trung Ương (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, NXB THÔNG KÊ

2. Bệnh viện NhiTrung Ương (2004), Hướng dẫn thực hành Denver II, Bộ y tế, Hà Nội.

3. Bộ Lao động Thương binh xã hội (2007)Định hướng chính sách và hệ thống văn bản pháp luật trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, NXB Lao động – Xã hội.

4. Daniel Tammet (2010), Sinh vào ngày xanh, (Tự truyện của một người Tự kỷ, một trí tuệ phi thường), Biên dịch Phạm Ngọc Diệp, Nguyễn Dung, Nxb trẻ.

5. Dương Thiệu Tống (2000), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Khoa học xã hội, HàNội.

6. Đỗ Thị Thảo (2004), Xây dựng kế hoạch hỗ trợ giáo viên và cha mẹ TTK trong chương trình Can thiệp sớm tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ giáo dục học.

7. Elen Notbohm (2010), Mười điều trẻ Tự kỷ mong muốn bạn biết, Nxb Đại học sư phạm TP Hồ ChíMinh

8. Gina A, Yap Joel C. Cam, Bùi Thị Xuân Mai (2011) Nghề Công tác xã hội:

Nền tảng triết lý và kiến thức (tài liệu tập huấn MOLISA -ASI - CFSI-UNICEF- ULSA).

9. Hoàng Thị Phương (2003), Một số biện pháp giáo dục hành vigiao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi, Luận án tiến sĩ,Viện khoa học giáo dục.

10. Khoa Giáo dục đặc biệt Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Trích dịch các bài tập trong cuốn “sự can thiệp về hành vi cho trẻ em Tự kỷ” của Catherine Maurice.

11. Lê Thị Thanh, (2014), Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ từ 3-4 tuổi, Viện Khoa học Giáo dục Việt nam.

12. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, NXB ĐH Quốc gia HN.

13. Ngô Xuân Điệp (2009), Nghiên cứu nhận thức của TTK tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ tâm lý học.

14. Nguyễn Hồi Loan (2015), Hội chứng tự kỷ ở cộng đồng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2012), Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản, Nxb Đại học Sư phạm.

16. Nguyễn Thị Kim Hiền (2006), Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ bậc tiểu học, Nxb Lao động xã hội, 2006.

17. Nguyễn Thị Oanh (1998), CTXH đại cương, giáo trình nhập môn CTXH, NXB giáo dục.

18. Nguyễn Thị Thanh (2013), “Đánh giá trẻ tự kỷ”, Tạp chí Thiết bị giáo dục (số 90), trang 10 – 14

19. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), tài liệu giảng dạy – CTXH cá nhân, NXB Đại Học Quốc Gia HN.

20. Nguyễn Văn Đồng (2009), Tâm lý học giao tiếp, Nxb Chính trị - Hành chính. 21. Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ em Tự kỷ phương thức giáo dục, Nxb Tôn giáo.

22. Nguyễn Công Khanh(2000), Tâm lý trị liệu, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

23. Phạm Huy Dũng ( Chủ biên ) (2007), Bài giảng công tác xã hội, Lí thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp, NXB Đại học sư phạm.

24. Phạm Minh Hạc – Trần Trọng Thủy (1998), Tâm lý học tập 1, Nxb Giáo dục.

25. Phạm Văn Đoàn (1995), Tâm bệnh lý trẻ em, Nxb Thếgiới.

26. Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển (1998), Tiến tới giáo dục hoà nhập Kinh nghiệm Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội.

27. Tôn nữ - Ái Phương (2011),Bài giảng Công tác xã hội cá nhân, trường Đại Học Mở - bán công thành phố Hồ Chí Minh.

28. Thanh Lê – Tuệ Nhân (2000),Xã hội học chuyên biệt, Nhà xuất bản Khoa Học xã Hội.

29. Trần Đình Tuấn,Công tác xã hội – Lý thuyết và thực hành , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

thiệp sớm và Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, Nxb giáo dục.

31. Trịnh Đức Duy (2000), Dạy học hoà nhập cho trẻ khuyết tật, Nxb Chính trị Quốc Gia, HàNội.

32. Võ Nguyễn Tinh Vân (2004), Chứng Asperger và chứng NLD, Nxb Bamboo, Australia.

33. Võ Nguyễn Tinh Vân (2004), Chứng Asperger và chứng NLD, Nxb Bamboo, Australia.

34. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Từ điển văn hóa giáo dục Việt nam, Nxb Văn hóa thông tin HàNội.

35. Vũ thị Bích Hạnh (2004), Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu, Nxb Y học, Hà Nội.

36. Vũ Thị Bích Hạnh (2007), Trẻ Tự kỷ - Phát hiện sớm và can thiệp sớm, Nxb Y học, Hà Nội.

Tài liệu ngoài nƣớc.

37. Barratt P Cassell C, Hayes B.Reader T, Whitaker P, and Parkinson A, (2001), Autism How to help your young child, The National Autistic Society, London, England.

38. Bayley N (1993), Bayley Scales of Infant Development, The Psychological Corporation, U.S.A.

39. Brenda Smith Myles, Jack Southwick (1999), Asperger Syndrome and Difficult Moments, Practical Solutions for Tantrums, Rage, and Meltdowns,

California Pub H.

40. Brereton A.V and Tonge B.J (2005), Pre schoolers with Autism, Jessica Kingsley Publishers, London, England.

41. Bryna Siegel, Ph.D (2003), Helping children with Autism learn, Oxford university press.

42. Charles A. Hart, Claire Zion (2000), Parent’s Guide to Autism, Pocket Books Pub H.

43. Erlinda Albaracin Rubia (2010),Social work with individual and families, (CFSI – ULSA).

44. Janzen Curtis và Harris Oliver (2011), Family treatment in social work practice. F.E. Peacock Publis

45. Wing L (1998)The Autistic Spectrum, Constable and Company Limited London. 46. http://vnies.edu.vn/ 47. http://www.abc.net.au/news/2015-10-27/oxytocin-benefits-for-children-with- autism/6889850 48. http://www.autismconsortium.org/research-studies 49. http://www.cdc.gov/socialmedia/index.html 50. http://www.hunter.cuny.edu/school-of-education/special-programs-and- centers/regional-autism-center/repository/files/NNaquviprevalenceoutsideUS.pdf 51. http://www.sscnet.ucla.edu/anthro/faculty/ochs/articles/04AutismSocialWorl d.pdf 52. https://www.med.nyu.edu/child-adolescent-psychiatry/research/institutes- and-programs/autism-spectrum-disorders-clinical-and-research-program 53. www.tretuky.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ từ M – CHAT 23 Phụ lục 2: Đề cƣơng phỏng vấn sâu

Phụ lục 3: Đề cƣơng quan sát

Phụ lục 4: Đề cƣơng thảo luận nhóm Phụ lục 5: Phỏng vấn sâu

Phụ lục 1: Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ từ M – CHAT 23

1 Trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên chân của Có Không bạn không?

2 Trẻ có quan tâm tới trẻ khác không? Không

3 Trẻ có thích trèo lên đồ vật, cầu thang không? Có Không 4 Trẻ có thích chơi ú òa, trốn tìm không? Có Không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non chuyên biệt biển dương TP vinh nghệ an (Trang 91 - 133)