Thực trạng nhận thức của cha mẹ và con cái về những vấn đề liên quan đến mối quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 57 - 131)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.1. Thực trạng nhận thức của cha mẹ và con cái về những vấn đề liên quan đến mối quan

quan đến mối quan hệ cha mẹ - học sinh trung học cơ sở

Chúng tôi cho rằng, cách thức CM tác động đến học sinh THCS và cách thức các em phản ứng đáp lại cách tác động đó ra sao phần lớn tùy thuộc vào nhận thức của họ về những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa CM và CC. Xuất phát từ ý tưởng này, chúng tôi đưa ra câu hỏi 1 (xem phụ lục số:1) nhằm phát hiện nhận thức của phụ huynh học sinh và HSTHCS (là con em họ) về những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa CM và các em.

Kết quả điều tra qua câu hỏi này, chúng tôi trình bày trong bảng số sau:

Bảng 3.1: Nhận thức của các bậc phụ huynh về một số vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở

Một số quan niệm khác nhau liên quan đến mối quan hệ giữa CM và HSTHCS Mức độ đồng tình của các vị PHHS Đồng tình (%) Băn khoăn (%) Không đồng tình (%) Điểm TB Thứ bậc 1.CM tôn trọng, đối xử bình đẳng và không áp đặt

con (HSTHCS) là nhân tố quyết định mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và các em

98 2 0 2,98 1

2.Ngày nay, để CM và HSTHCS có quan hệ tốt với nhau, nhất thiết CM phải có hiểu biết nhất định về những tri thức giáo dục con phù hợp với tâm lý lứa tuổi của chúng

98 2 0 2,98 1

3.CM hiểu rõ nghĩa vụ của mình trước gia đình, dòng tộc và xã hội trong việc giáo dục con cái là điều kiện cần để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con mình

93 7 0 2,93 3

4.Cả CM và CC phải nắm vững và thực hiện đầy đủ những quy định về quyền trẻ em trong các văn bản pháp quy quốc tế và quốc gia là điều kiện rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp

87 13 0 2.87 4

Điểm TBC 2,94

Từ bảng số 3.1 ta thấy:

- Có tới 98% cha mẹ được hỏi đồng tình với quan điểm trình bày trong item (1) và (2) với (ĐTB là 2,98- xếp vị trí thứ 1). Điều đó chứng tỏ ngày nay

tuyệt đại đa số các vị phụ huynh không còn nhận thức coi con mình là tài sản riêng của mình, muốn làm gì cũng được mà phải tôn trọng, không áp đặt ý muốn chủ quan của mình bắt chúng phải thực hiện; phải ứng xử phù hợp với trình độ hiểu biết của chúng; cho chúng được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng về những vấn đề có liên quan tới mình. Tất cả các vị phụ huynh học sinh được chúng tôi phỏng vấn sâu cũng đều có nhận thức chung như vậy.

- Nội dung của item (3) cũng có tới 93% số người được hỏi đồng tình với quan điểm này (ĐTB là 2,93- xếp vị trí thứ 3). Điều đó một lần nữa khẳng định rằng, ngày nay các bậc cha mẹ nhận thức khá rõ việc mình giáo dục con cái tốt hay xấu không chỉ liên quan tới mình và gia đình mình mà còn liên quan đến toàn xã hội. Khi trả lời phỏng vấn sâu của chúng tôi một vị PHHS vui vẻ nói: “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” mà.

- 87% PHHS được điều tra đồng tình với nội dung nêu lên trong item (4) (ĐTB là 2,87- xếp vị trí thứ 4) càng chứng tỏ các vị đã hiểu được rằng ngày nay không thể giáo dục con một cách tùy tiện theo những biện pháp chủ quan của mình mà phải tuân theo những gì pháp luật Quốc gia và Quốc tế đã quy định. Tuy nhiên vẫn còn 13% số PHHS được hỏi băn khoăn với nội dung này, có lẽ vì họ còn chưa quen với lối sống có văn hóa này, chỉ mới được du nhập vào nước ta bằng con đường của nhà nước từ sau cách mạng tháng 8 thành công; cũng có thể họ còn băn khoăn vì chưa đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện.

Đối chiếu kết quả này với kết quả thu được ở học sinh THCS khi các em trả lời câu hỏi số 1 trong bảng hỏi dành cho các em (xem phụ lục số 2) tương tự như câu hỏi trên dành cho CM các em chúng tôi thấy:

Số phần trăm PHHS và số phần trăm học sinh THCS đồng tình với nội dung trình bày trong các item tương ứng ở hai bảng hỏi gần như chồng khít lên nhau (ở item (1) có 98% PHHS đồng tình so với 98,9% học sinh THCS đồng tình; Ở item (2) các con số tương ứng là 98% và 95%; Ở item (3) là 93% và 95,7%; Ở item thứ (4) là 87% và 93,2%. Điểm TBC cho cả 4 item là 2,94

và 2,95. Điều này chứng tỏ có sự thống nhất trong nhận thức của PHHS và học sinh THCS trong diện điều tra về những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa CM và CC.

Ở chương 2, chúng tôi đã trình bày PHHS trong diện điều tra bao gồm cả phụ huynh ở thành thị (PHHS trường THCS Dịch Vọng, Hà Nội) và phụ huynh ở nông thôn (PHHS trường THCS Thanh Tuyền, Hà Nam)

Câu hỏi đặt ra ở đây là: liệu có sự khác nhau giữa nhận thức của các vị phụ huynh thành thị và các vị phụ huynh nông thôn về những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ CM – CC hay không? Để trả lời câu hỏi này, Chúng tôi xin trình bày kết quả qua bảng số sau đây.

Bảng 3.2. So sánh nhận thức của các bậc phụ huynh thành thị và nông thôn về một số vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở

Một số quan niệm khác nhau liên quan đến mối quan hệ giữa CM và HSTHCS

Thành thị

Nông thôn

1.CM tôn trọng, đối xử bình đẳng và không áp đặt con (HSTHCS) là nhân tố quyết định mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và các em

2,98 2,98

2.Ngày nay, để CM và HSTHCS có quan hệ tốt với nhau, nhất thiết CM phải có hiểu biết nhất định về những tri thức giáo dục con phù hợp với tâm lý lứa tuổi của chúng

2,98 2,98

3.CM hiểu rõ nghĩa vụ của mình trước gia đình, dòng tộc và xã hội trong việc giáo dục con cái là điều kiện cần để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con mình

2,88 2,98

4.Cả CM và CC phải nắm vững và thực hiện đầy đủ những quy định về quyền trẻ em trong các văn bản pháp quy quốc tế và quốc gia là điều kiện rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp

2,80 2,94

Từ bảng số 3.2 ta thấy điểm trung bình chung giữa nhận thức của các vị phụ huynh ở thành thị và nông thôn về những vấn đề liên quan đến mối quan hệ cha mẹ - con cái là khác nhau với điểm trung bình chung lần lượt là 2,91 và 2,97.

Đến đây một câu hỏi cần được trả lời là: Nhận thức trên được các bậc CM và học sinh THCS biểu hiện ra như thế nào trong mối quan hệ giữa họ với nhau trong thực tiễn giáo dục hàng ngày?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lần lượt trình bày kết quả nghiên cứu những vấn đề được đặt ra qua các đề mục sau:

3.2. Thực trạng sử dụng các kiểu quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở của các bậc phụ huynh trên địa bàn nghiên cứu

Trong phần cơ sở lý luận của luận văn chúng tôi đã trình bày nội hàm của ba kiểu tác động đến con cái hiện nay thường được các bậc cha mẹ sử dụng trong quá trình giáo dục con mình. Để tìm hiểu trong thực tiễn giáo dục hiện nay tại địa bàn nghiên cứu các vị phụ huynh đã sử dụng các kiểu quan hệ đó như thế nào, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 2 (xem phụ lục số 1) đề nghị các vị phụ huynh cho biết mức độ thường xuyên (thường xuyên sử dụng, thỉnh thoảng sử dụng, không bao giờ sử dụng) sử dụng của mình đối với từng kiểu tác động đó trong khi giáo dục con mình. Để có số liệu so sánh với kết quả thu được từ câu trả lời của các bậc cha mẹ, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 2 (trong bảng hỏi dành cho HSTHCS) tương tự như câu hỏi đã đặt ra cho cha mẹ các em.

Kết quả điều tra qua câu hỏi số 2 dành cho các bậc cha mẹ được chúng tôi trình bày trong bảng 3.3 sau:

Bảng 3.3: Thực trạng sử dụng các kiểu quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở của các bậc phụ huynh trên địa bàn nghiên cứu

Các kiểu tác động của CM trong quan hệ CM- HSTHCS Mức độ thường xuyên sử dụng của các vị phụ huynh ĐTB Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

sử dụng (%) sử dụng (%) sử dụng (%)

Kiểu 1: Tôn trọng, tin tưởng, bình đẳng 71 29 0 2.71 1 Kiểu 2: Nghiêm khắc, cứng rắn, bắt con

phục tùng vô điều kiện

6 91 3 2.03 2

Kiểu 3: Để con tự do quyết định những việc liên quan đến mình

1 96 3 1.98 3

Điểm TBC 2.24

Nhìn vào bảng 3.3 chúng ta thấy:

- Có tới 71% các vị phụ huynh trong diện điều tra thường xuyên sử dụng kiểu tác động 1(ĐTB là 2.71- xếp ở vị trí thứ 1), trong khi đó chỉ có 6% thường xuyên sử dụng kiểu tác động 2 và 1% thường xuyên sử dụng kiểu tác động 3. Thực trạng này chứng tỏ rằng, ngày nay trên nền dân trí nói chung được nâng cao đại đa số các vị phụ huynh đã thường xuyên lựa chọn cách ứng xử với con cái dựa trên cơ sở tôn trọng phẩm giá của chúng; đối xử với chúng một cách bình đẳng; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của chúng để có cách ứng xử phù hợp. Khi trả lời phỏng vấn sâu của chúng tôi về vấn đề này một vị phụ huynh tuổi đời còn khá trẻ đã vui vẻ nói: “Bình đẳng nhưng không phải cá đổi bằng đầu đâu nhé; tôn trọng nhưng không có nghĩa là chúng muốn làm gì cũng được đâu nhé”. So sánh kết quả điều tra trên các vị phụ huynh về tình hình sử dụng kiểu tác động 1 với kết quả này điều tra từ phía học sinh THCS ta thấy tuy có chênh lệch đôi chút, song không đáng kể (các em cho rằng 71,4% PHHS thường xuyên sử dụng kiểu tác động 1; 26,8% thỉnh thoảng sử dụng; 1,8% không bao giờ sử dụng kiểu tác động này, trong khi đó con số tương ứng điều tra được bên phía cha mẹ lần lượt là 71%; 29% và 0%).

Như đã trình bày trong chương 2, PHHS trong diện điều tra của chúng tôi trong đó có cả các vị ở thành thị (PHHS Trường THCS Dịch Vọng, Hà Nội) và các vị ở nông thôn (PHHS Trường THCS Thanh Tuyền, Hà Nam).

Câu hỏi đặt ra ở đây là: liệu có sự khác nhau trong việc sử dụng kiểu tác động 1 đến con cái mình giữa các vị phụ huynh thành thị và nông thôn hay không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã sử dụng phép toán thống kê (T. test), kết quả thu được như sau: P= 0.04 tức là p< 0.05. Điều đó chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng kiểu tác động 1 đến con cái mình giữa các vị phụ huynh thành thị và nông thôn. Chúng tôi cho rằng kết quả này là một điều “bất ngờ thú vị” đối với bản thân mình, song, không thể lý giải nó một cách tùy tiện, thiếu khoa học, mà phải tiến hành một công trình nghiên cứu nghiêm túc mà nếu sau này có điều kiện chúng tôi sẽ triển khai thực hiện

Đồng thời với việc làm trên, chúng tôi cũng tiến hành xem xét có hay không có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng kiểu tác động 2 đến con cái mình giữa các vị phụ huynh ở thành thị và nông thôn thì lại thấy ở đây không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. (p=0.74; p>0.05)

Tại sao có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các vị phụ huynh thành thị và nông thôn trong việc sử dụng kiểu tác động 1 đến con cái mình, nhưng lại không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các vị đó trong việc sử dụng kiểu tác động 2 đến con cái mình? Đây cũng là một câu hỏi thú vị mà chúng tôi không thể trả lời nếu chưa tiến hành một công trình nghiên cứu nghiêm túc.

Bảng số liệu số 3.3 còn cho thấy: trong quá trình tác động qua lại với học sinh THCS, có 71% các vị phụ huynh được điều tra thường xuyên sử dụng kiểu tác động 1, đồng thời trong quá trình đó 91% trong số họ thỉnh thoảng sử dụng kiểu tác động 2; 96% thỉnh thoảng sử dụng kiểu tác động 3. Điều đó chứng tỏ, trong quá trình giáo dục con mình các vị phụ huynh thường không chỉ sử dụng một kiểu tác động duy nhất nào đó trong ba kiểu nêu trên; mà thường sử dụng xen kẽ chúng với nhau tùy theo từng tình huống giáo dục cụ thể xảy ra trong một thời điểm cụ thể nào đó khi quá trình giáo dục đang diễn ra, trong đó nổi lên kiểu tác động 1 được nhiều phụ huynh thường xuyên

sử dụng nhất. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu bằng phương pháp giải bài tập tình huống mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau. Trong khi phỏng vấn sâu các vị phụ huynh xung quanh vấn đề vừa trình bày trên, nhìn chung, chúng tôi đều nhận được câu trả lời khá thống nhất cùng có một nội dung như sau: “Trong quá trình giáo dục, tình huống giáo dục thường rất phong phú và rất đa dạng, diễn biến lại rất phức tạp không thể máy móc sử dụng chỉ một kiểu tác động nào đó, mà phải khéo léo sử dụng xen kẽ với nhau, phù hợp với tính phức tạp của sự diễn biến tình huống giáo dục. Người ta nói giáo dục là một nghệ thuật là vì vậy”.

Tóm lại từ kết quả nghiên cứu vừa trình bày chúng tôi có thể khẳng định: 1.Trong mối quan hệ CM- HSTHCS kiểu tác động 1 được đa số các bậc phụ huynh thường xuyên sử dụng nhất (71%), trong khi kiểu tác động 2 chỉ có 6%/, kiểu tác động 3 chỉ có 1% các vị phụ huynh thường xuyên sử dụng.

2. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc sử dụng kiểu tác động 1 giữa các vị phụ huynh thành thị và nông thôn, nhưng điều đó không xảy ra trong việc sử dụng kiểu tác động 2 giữa các vị phụ huynh này.

3. Trong quá trình giáo dục, các vị phụ huynh trong diện điều tra thường không chỉ sử dụng một kiểu tác động duy nhất nào đó trong 3 kiểu tác động đã nêu, mà thường sử dụng chúng xen kẽ với nhau, trong đó kiểu tác động 1 nổi lên là kiểu tác động được đa số phụ huynh sử dụng thường xuyên nhất.

Trở lên trên chúng tôi vừa trình bày thực trạng sử dụng các kiểu quan hệ CM- HSTHCS của các vị phụ huynh trên địa bàn nghiên cứu. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là: trong khi các vị phụ huynh tác động đến con cái mình, họ thường nhận được phản ứng đáp lại của các em đối với từng kiểu tác động đó đến từng lĩnh vực học tập, vui chơi, quan hệ bạn bè của mình như thế nào?

Sau đây, chúng tôi lần lượt trình bày kết quả nghiên cứu của mình nhằm trả lời câu hỏi đó.

3.3. Thực trạng mối quan hệ cha mẹ - học sinh trung học cơ sở trong học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của các em trên địa bàn nghiên cứu.

Chúng tôi cho rằng, nếu trả lời được một cách khoa học câu hỏi vừa nêu lên ở trên thì chúng tôi sẽ thu được một bức tranh phản ánh sinh động sự tác động qua lại giữa CM và HSTHCS, trên cơ sở đó có thể suy ra xu hướng tích cực (tích cực, chưa hoàn toàn tích cực hay tiêu cực) trong quan hệ hàng ngày giữa CM và các em. Để thực hiện ý tưởng này, chúng tôi đưa ra nội dung từng kiểu tác động của CM đến từng lĩnh vực HT, VC, QHBB của học sinh THCS và dự kiến một số phương án phản ứng đáp lại của các em (xem phụ lục số 2); sau đó đề nghị các vị phụ huynh cho biết: nếu sử dụng nội dung này tác động đến các em thì xin các vị hãy dự đoán phương án nào sẽ được các em lựa chọn để phản ứng đáp lại (một trong các phương án đó chúng tôi đã dự kiến hoặc phương án khác do các vị đề xuất). Một việc tương tự như thế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 57 - 131)