Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 54 - 56)

Chương 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Để giải quyết những nhiệm vụ do mình đề ra, đề tài sử dụng một bảng hỏi dùng cho PHHS, một bảng hỏi dùng cho học sinh THCS. Để số liệu thu được từ hai bảng hỏi này có thể so sánh được với nhau, về cả mặt nội dung và số lượng câu hỏi của hai bảng hỏi đã được cấu tạo tương tự như nhau nhằm cùng đạt một mục đích khẳng định độ tin cậy của câu trả lời đến từ hai phía: PHHS và HSTHCS là con em của họ.

Câu hỏi 1 (ở cả hai bảng hỏi) nhằm phát hiện nhận thức của PHHS và học sinh THCS về những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa CM và CC là học sinh THCS. Chúng tôi cho rằng, thái độ, hành vi, cử chỉ, nói năng, xúc cảm…của CM và HSTHCS được bộc lộ ra ngoài như thế nào phần lớn phụ thuộc vào trình độ nhận thức của họ về những vấn đề này.

Câu hỏi số 2 (ở cả hai bảng hỏi) cho phép phát hiện thực trạng mức độ thường xuyên sử dụng kiểu quan hệ CM - CC (trong 3 kiểu nói đến trong phần cơ sở lý luận của luận văn) của các bậc PH trong quá trình giáo dục học sinh THCS. Đồng thời câu hỏi này cũng cho phép phát hiện trong thực tiễn giáo dục học sinh THCS tùy theo từng tình huống giáo dục cụ thể, các bậc CM thường sử dụng xen kẽ các kiểu tác động khác nhau đến con mình hay duy nhất chỉ sử dụng một kiểu tác động nào đó trong quá trình giáo dục.

Câu hỏi 3 (ở cả hai bảng hỏi) nhằm phát hiện tính chất của phản ứng đáp lại (hưởng ứng hay chống đối) của học sinh THCS trước mỗi kiểu tác

động của CM đến từng lĩnh vực HT, VC và QHBB của các em. Tính chất của phản ứng đáp lại này (hưởng ứng hay chống đối ở những mức độ khác nhau) quyết định xu hướng tích cực hoặc tiêu cực của mối quan hệ qua lại giữa CM và HSTHCS trong gia đình.

Câu hỏi 4 (ở cả hai bảng hỏi). Trong cuộc sống thực hàng ngày của mỗi gia đình, xu hướng tích cực (tích cực, chưa hoàn toàn tích cực, tiêu cực) được hiện thực hóa ở bầu không khí tâm lý hòa thuận, đầm ấm, vui vẻ hay mâu thuẫn, xô xát, căng thẳng, nặng nề trong mối quan hệ giữa CM và CC. Câu hỏi 4 sẽ giúp phát hiện thực trạng này.

Câu hỏi 5 (ở cả hai bảng hỏi) nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa CM và học sinh THCS

Câu hỏi 6 (ở cả hai bảng hỏi) cho biết một số thông tin cá nhân của CM và học sinh THCS.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Nội dung đề cương phỏng vấn: Phỏng vấn sâu CM và học sinh THCS nhằm thu thập thông tin để thấy được rõ hơn:

- Nhận thức của CM và các em về những vấn đề liên quan đến mối quan hệ CM-CC

- Thực trạng mức độ thường xuyên sử dụng kiểu quan hệ CM - CC - Trong giáo dục con cái, tùy theo từng tình huống giáo dục cụ thể, các bậc cha mẹ thường sử dụng xen kẽ các kiểu tác động khác nhau đến con mình hay chỉ sử dụng một kiểu tác động duy nhất.

2.2.3. Phương pháp giải bài tập tình huống

Chúng tôi xây dựng hai tình huống, mỗi tình huống có phương 3 án lựa chọn nhằm tìm hiểu cách ứng xử của CM khi con mắc lỗi; qua đó làm sáng tỏ hơn những kết quả thu được trong bảng hỏi (xem phụ lục số 3)

2.2.4. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình

Để phân tích chân dung tâm lý điển hình của PHHS thành công hoặc thất bại trong mối quan hệ với con cái trong HT, VC và QHBB chúng tôi dựa

trên kết quả thu được từ phía PHHS và học sinh THCS, các thông tin thu được từ phỏng vấn sâu viết thành một văn bản phân tích

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu thập được những dữ liệu mà cha mẹ các em, bản thân các em hoc sinh cung cấp, đưa ý kiến. Để thống kê và khái quát hóa thành những con số có ý nghĩa chúng tôi sử dụng:

- Sử dụng chương trình SPSS 17.0

- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích mô tả: %, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất…

- Phương pháp thống kê suy luận: + Các lệnh sử dụng trong (đó có T.test) + Sử dụng hệ số tương quan pearson (r)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)