Một số hoạt động cơ bản của học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 27)

1.2. Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ

1.2.1.3. Một số hoạt động cơ bản của học sinh trung học cơ sở

Trẻ em nói chung, HSTHCS nói riêng phát triển tâm lý trên cơ sở tiếp thu những tri thức mà loài người đã tích luỹ được thông qua các hoạt động. Các hoạt động đó diễn ra trong các mối quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt với cha mẹ, thầy cô và bạn bè là nguyên nhân dẫn tới những thành tựu trong sự phát triển nhân cách như vừa mô tả trên của các em. Trên thực tế có nhiều hoạt động của HSTHCS liên quan đến sự hình thành, phát triển nhân cách của các em. Song, vì nhiều lý do khác nhau trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung phân tích hoạt động học tập, hoạt động vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè của các em. Đây là những hoạt động cơ bản có ý nghĩa quyết định nhất đến sự hình thành và phát triển nhân cách của thiếu niên.

a) Hoạt động học tập

Trẻ càng lớn lên, hoạt động học tập càng có vị trí quan trọng trong cuộc sống nói chung của trẻ và vai trò của nó trong sự phát triển của trẻ ngày càng to lớn. Ở trường trung học cơ sở các em được học tập tương đối có hệ thống những cơ sở của các khoa học, được phân theo môn học… Mỗi môn học gồm

những khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc. Điều đó phù hợp với trình độ phát triển tư duy và các chức năng tâm lý khác của lứa tuổi này, đồng thời là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển những chức năng tâm lý này ở các em vươn tới trình độ mới cao hơn, đặc biệt là sự phát triển mạnh tư duy lý luận khám phá bản chất và các mối quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng. Vì thế các em thường yêu cầu người khác phải lập luận có lý lẽ mỗi khi muốn thuyết phục các em làm theo ý kiến của mình, ngược lại các em cũng thuyết phục người khác bằng lập luận theo quan điểm riêng của mình. Người ta thường nói thiếu niên là tuổi của “lý sự” là như vậy. Điều đó làm cho thiếu niên có xu hướng chống lại quyết liệt mọi sự áp đặt từ người lớn (với tư cách là nhà giáo dục), điều mà khi còn ở tuổi nhi đồng các em vẫn tự nguyện chấp nhận một cách dễ dàng và tự nhiên. Hoạt động học tập ở trường THCS mang lại bước tiến quan trọng này trong sự phát triển nhân cách của thiếu niên, tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động khác của thiếu niên diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Vì lẽ đó, hoạt động học tập ở trường THCS có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý nói chung, nhân cách nói riêng của thiếu niên. Tổ chức tốt hoạt động học tập của thiếu niên ở trường THCS một cách hài hòa và cân đối với các hoạt động khác của các em là nhiệm vụ quan trọng số một của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Ở đây những sai lầm mắc phải có thể sẽ mang lại những hậu quả khôn lường không chỉ cho sự phát triển nhân cách của các em mà còn cho cả hạnh phúc gia đình và sự yên bình của xã hội.

b) Hoạt động vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè

+ Vui chơi giải trí

Vui chơi giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của cá nhân, nếu thiếu nó thì sự phát triển của cá nhân không thể đầy đủ và toàn diện. Nó là một dạng hoạt động nhằm thoả mãn sở thích, hứng thú và nhu cầu phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm, hình thành khả năng phân tích tổng hợp của các em. Cùng với các hoạt động khác như hoạt động

học tập, kết giao bạn bè. Thông qua vui chơi, các em tiếp thu được những tri thức mới, phát triển cả về thể chất cũng như tâm lý; phát triển những mối quan hệ với những người xung quanh trong cuộc sống; có nhiều trải nghiệm thực tế, hình thành và phát triển các kỹ năng hoạt động như kỹ năng tổ chức, kỹ năng đánh giá, kỹ năng giao tiếp ứng xử, hợp tác đặc biệt là đối với những người bạn chơi (bố mẹ, bạn bè…). Vì vậy hoạt động vui chơi có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển tâm lý nói chung, nhân cách nói riêng của thiếu niên. Nếu gia đình và nhà trường không chỉ đạo và tổ chức tốt hoạt động này thì có thể sẽ mang lại những hậu quả khôn lường không chỉ cho sự phát triển nhân cách của các em mà còn cho cả hạnh phúc gia đình và sự yên bình của xã hội (xem thêm Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (1997), Khi con đến tuổi dậy thì, Nxb Phụ nữ, Hà Nội)

+Quan hệ bạn bè

Ở tuổi thiếu niên nhu cầu kết giao với bạn bè cùng trang lứa là một nhu cầu đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách các em. Qua đó các em thể hiện và khẳng định được bản thân mình, tìm kiếm được sự chấp nhận trong nhóm bạn mà ở gia đình các em không có.

Quan hệ với bạn bè của HSTHCS cùng lứa tuổi phức tạp, đa dạng hơn nhiều so với học sinh tiểu học. Sự giao tiếp của các em đã vượt ra ngoài phạm vi học tập, phạm vi nhà trường, mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới trong đời sống của các em. Các em rất khao khát được giao tiếp và cùng hoạt động chung với nhau, các em có nguyện vọng được sống cùng những bạn bè thân thiết, tin cậy. Các em mong muốn có một tình bạn riêng, thân thiết để “gửi gắm tâm tình”. Trong việc chọn bạn, thiếu niên thường yêu cầu cao ở bạn, điều quan trọng để kết bạn là những phẩm chất về tình bạn phải trung thành, thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, quan hệ bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau. Lí tưởng tình bạn của lứa tuổi này là “sống chết có nhau”. Vì bạn bè các em có thể tham gia vào các

hoạt động không thích hợp với mình hoặc không được người khác chấp nhận. Tuy nhiên không phải em nào cũng biết lựa chọn nhóm bạn cho mình và không phải em nào cũng trải qua giai đoạn này một cách thuận lợi. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào môi trường gia đình mà cụ thể là cách thức giáo dục của gia đình. Bên cạnh bạn, các em được sống trong bầu không khí cởi mở, yêu thương, ủng hộ lẫn nhau là điều kiện thuận lợi để phát triển những phẩm chất nhân cách tốt đẹp nếu được gia đình, nhà trường định hướng và tích cực hỗ trợ. Nhất là khi trong gia đình có nhiều xung đột, thiếu tình yêu thương, thiếu sự ủng hộ thì các em thuờng tìm đến nhóm bạn để khẳng định bản thân kể cả theo chiều hướng tiêu cực. Vì vậy, trong công tác giáo dục, nếu gia đình và nhà trường không nhận thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của nhóm bạn đối với con em mình để có biện pháp định hướng và hỗ trợ tích cực thì sẽ là một sai lầm đôi khi để lại những hậu quả rất đáng tiếc (xem thêm Vũ Thị Nho(1999), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội).

c) Mối quan hệ qua lại giữa ba hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách HSTHCS.

Theo tâm lý học hoạt động, học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè là ba trong số những hoạt động cơ bản nhất của quá trình xã hội hoá con người nói chung và tuổi thiếu niên nói riêng. Ba hoạt động này không cô lập mà tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau một cách đắc lực, trở thành điều kiện tiên quyết trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện của học sinh THCS. Không nắm vững quan điểm lý luận này, chạy theo tâm lý đám đông, không ít phụ huynh học sinh đã chỉ vì kỳ vọng thái quá của mình về một đứa con thành đạt trong tương lai mà tìm mọi cách ép con em mình phải học thêm triền miên quá sức chịu đựng, không còn thì giờ vui chơi, giải trí, quan hệ bạn bè làm cho một số em phát triển tâm lý không bình thường, thậm trí bị trầm cảm, tự kỷ….Họ tin rằng, đối với trẻ em chỉ có học mới là quan trọng, còn vui chơi

với bạn bè là thứ yếu, thậm chí có hại, không có cũng không sao. Họ không hiểu được rằng, có rất nhiều tri thức và kỹ năng sống các em chỉ có thể “học được” qua vui chơi và quan hệ bạn bè, không có trong nội dung giảng dạy của nhà trường, nhưng lại là những tri thức và kỹ năng cực kỳ quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của các em. Vấn đề là ở chỗ gia đình và nhà trường phải định hướng, tổ chức và điều khiển các hoạt động này trong các chương trình giáo dục ngoại khoá sao cho chúng phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ đắc lực cho nhau trong cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; không để chúng diễn ra một cách tự phát theo ý muốn riêng của trẻ đôi khi sẽ dẫn đến những hậu họa khôn lường.

1.2.2. Lý luận về quan hệ qua lại giữa cha mẹ với học sinh trung học cơ sở

1.2.2.1. Khái niệm quan hệ qua lại giữa cha mẹ với học sinh trung học cơ sở

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng các sự vật hiện tượng và con người không tồn tại cô lập với nhau mà luôn có mối quan hệ qua lại trong quá trình vận động phát triển của chúng. Chính nội dung, tính chất của mối quan hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng và con người là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định phương hướng sự vận động phát triển của chúng. Nói cách khác, mọi sự vật hiện tượng và con người chỉ tồn tại và phát triển một cách hiện thực trong mối quan hệ thực với các sự vật hiện tượng và những con người khác. Cần nhấn mạnh rằng, khi nói các sự vật, hiện tượng và con người có mối quan hệ với nhau là muốn nói tới sự tác động tương tác qua lại hai chiều giữa chúng với nhau. A tác động đến B thì ngược lại B cũng tác động trở lại A, kết quả là cả hai cùng thay đổi tùy thuộc vào nội dung và tính chất của sự tác động lẫn nhau đó, chỉ lưu ý rằng sự tác động tương tác qua lại giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên thường diễn ra một cách vô thức, còn sự tác động tương tác qua lại giữa những con người với các sự vật hiện tượng hoặc với những người khác lại chủ yếu diễn ra một cách có ý thức (có tính toán, cân nhắc một cách có ý đồ nhằm đạt tới một mục tiêu định trước). Trong một

hoàn cảnh, điều kiện, tình huống nhất định nào đó bên này có thể chủ động tác động đến bên kia và đồng thời cũng nhận được sự tác động trở lại từ phía bên kia. Qua đó mỗi phía liên tục tự điều chỉnh sự tác động qua lại của mình theo hướng của mục tiêu đã xác định từ trước. Sự tác động qua lại này được bộc lộ rõ nét trong mối quan hệ giữa CM với HSTHCS mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu, trong đó CM thường đóng vai trò chủ động với tư cách là nhà giáo dục. Cả phía CM và phía HSTHCS sự tác động qua lại này đều được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, ứng xử của mình đối với phía bên kia. Qua đó người ta có thể xác định tính chất tích cực hoặc tiêu cực của mối quan hệ này đối với sự hình thành phát triển nhân cách của HSTHCS.

Từ lập luận trên, chúng tôi hiểu quan hệ qua lại giữa CM với HSTHCS trong HT, VC và QHBB là sự tác động qua lại lẫn nhau thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, ứng xử của CM đối với con cái (HSTHCS) và sự phản ứng đáp lại của con cái đối với tác động của CM diễn ra trong cuộc sống chung hàng ngày trong các lĩnh vực HT,VC và QHBB của các em, qua

đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách của cả hai phía.

Như phần giới hạn nội dung nghiên cứu đã xác định, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ tập trung phân tích mối quan hệ qua lại giữa CM với HSTHCS trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè của HSTHCS.

1.2.2.2. Đặc điểm mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ với con cái nói chung và học sinh trung học sơ sở nói riêng học sinh trung học sơ sở nói riêng

- Quan hệ giữa cha mẹ với con cái nói chung, và học sinh trung học cơ sở nói riêng, thuộc lĩnh vực quan hệ giao tiếp đặc biệt giữa những người cùng chung một dòng máu

Người ta thường nói con mình là hòn máu của mình, do mình dứt ruột đẻ ra. Nói cách khác con mình là một phần của chính cơ thể mình, một thực thể tồn tại khác của chính mình, bên ngoài mình. Chăm sóc cho con cái, vì lẽ

đó là chăm sóc cho chính mình cả hiện tại và tương lai. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con cái; sung sướng, tự hào trước mỗi thành công nho nhỏ của con; đau khổ, bất hạnh khi con mình vấp ngã trước sóng gió cuộc đời. Có lẽ cũng vì thế mà có tác giả từng viết: Sự phục vụ của cha mẹ đối với con cái tự nhiên đến nỗi tầm quan trọng cực kì của chúng bị lãng quên. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, có lẽ không có tác động nào dù nhỏ của cha mẹ lại không ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách của trẻ. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi hành vi… nhất cử, nhất động của cha mẹ (cả tốt lẫn xấu) trong khi quan hệ qua lại với trẻ đều “thấm sâu” vào tâm hồn (nhân cách) chúng một cách có ý thức hoặc vô thức. Ảnh hưởng này là cực kỳ to lớn và sâu sắc. Tuy nhiên, rất đáng tiếc, vì nhiều lý do khác nhau, đa số các bậc cha mẹ đã không nhận thức được đầy đủ và sâu sắc rằng, chính nội dung, tính chất mối quan hệ qua lại của họ hàng ngày với con cái là nguyên nhân sâu xa nhất đã nhen nhóm, nuôi dưỡng nên những phẩm chất nhân cách của một người anh hùng (hoặc của kẻ phạm tội) trong tương lai của chính đứa trẻ ngày hôm nay đang được họ chăm sóc hàng ngày.

- Quan hệ giữa cha mẹ với con cái nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng là quan hệ giữa nhà giáo dục (cha mẹ) và đối tượng được giáo dục (học sinh trung học cơ sở)

Giáo dục con cái thành những con ngoan của gia đình hôm nay và công dân tốt của xã hội ngày mai là trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của các bậc cha mẹ trước gia đình và xã hội. Công việc này phải được các đấng sinh thành ý thức một cách sâu sắc và thực hiện tốt ngay từ khi đứa con mới sinh ra đến khi trưởng thành. Tâm lý học khẳng định rằng, nhân cách đứa trẻ chỉ được hình thành và phát triển trong mối quan hệ qua lại với những người khác, đặc biệt là với cha mẹ ngay từ khi mới lọt lòng. Nói cách khác, quan hệ của cha mẹ với con cái có mục tiêu hình thành nhân cách của trẻ theo yêu cầu của gia đình và xã hội. Trong ý nghĩa đó, cha mẹ là những nhà giáo dục có vị trí quan trọng số 1 trong số các nhà giáo dục trong cuộc đời của mỗi con người (xem

thêm Trần Trọng Thủy (1990), Giáo dục đời sống gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội). Trong quá trình này HSTHCS được cha mẹ, thầy cô và các nhà giáo dục khác định hướng, điều khiển và điều chỉnh thông qua các hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè theo cơ chế phân công và hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó CM giữ vai trò đặc biệt quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)