Khái niệm quan hệ qua lại giữa cha mẹ với học sinh trung học cơ sở trong học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 31 - 32)

1.2. Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ

1.2.2.1. Khái niệm quan hệ qua lại giữa cha mẹ với học sinh trung học cơ sở trong học

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng các sự vật hiện tượng và con người không tồn tại cô lập với nhau mà luôn có mối quan hệ qua lại trong quá trình vận động phát triển của chúng. Chính nội dung, tính chất của mối quan hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng và con người là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định phương hướng sự vận động phát triển của chúng. Nói cách khác, mọi sự vật hiện tượng và con người chỉ tồn tại và phát triển một cách hiện thực trong mối quan hệ thực với các sự vật hiện tượng và những con người khác. Cần nhấn mạnh rằng, khi nói các sự vật, hiện tượng và con người có mối quan hệ với nhau là muốn nói tới sự tác động tương tác qua lại hai chiều giữa chúng với nhau. A tác động đến B thì ngược lại B cũng tác động trở lại A, kết quả là cả hai cùng thay đổi tùy thuộc vào nội dung và tính chất của sự tác động lẫn nhau đó, chỉ lưu ý rằng sự tác động tương tác qua lại giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên thường diễn ra một cách vô thức, còn sự tác động tương tác qua lại giữa những con người với các sự vật hiện tượng hoặc với những người khác lại chủ yếu diễn ra một cách có ý thức (có tính toán, cân nhắc một cách có ý đồ nhằm đạt tới một mục tiêu định trước). Trong một

hoàn cảnh, điều kiện, tình huống nhất định nào đó bên này có thể chủ động tác động đến bên kia và đồng thời cũng nhận được sự tác động trở lại từ phía bên kia. Qua đó mỗi phía liên tục tự điều chỉnh sự tác động qua lại của mình theo hướng của mục tiêu đã xác định từ trước. Sự tác động qua lại này được bộc lộ rõ nét trong mối quan hệ giữa CM với HSTHCS mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu, trong đó CM thường đóng vai trò chủ động với tư cách là nhà giáo dục. Cả phía CM và phía HSTHCS sự tác động qua lại này đều được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, ứng xử của mình đối với phía bên kia. Qua đó người ta có thể xác định tính chất tích cực hoặc tiêu cực của mối quan hệ này đối với sự hình thành phát triển nhân cách của HSTHCS.

Từ lập luận trên, chúng tôi hiểu quan hệ qua lại giữa CM với HSTHCS trong HT, VC và QHBB là sự tác động qua lại lẫn nhau thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, ứng xử của CM đối với con cái (HSTHCS) và sự phản ứng đáp lại của con cái đối với tác động của CM diễn ra trong cuộc sống chung hàng ngày trong các lĩnh vực HT,VC và QHBB của các em, qua

đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách của cả hai phía.

Như phần giới hạn nội dung nghiên cứu đã xác định, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ tập trung phân tích mối quan hệ qua lại giữa CM với HSTHCS trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè của HSTHCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 31 - 32)